Download bài mẫu Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng Chuyên đề: “Thời điểm các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng” Bài làm được dịch vụ thuê viết tiểu luận của Luận Văn Luật hoàn thành vào năm 2022, rất phù hợp làm tài liệu tham khảo khi các bạn đang làm Báo Cáo Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Chương 1 Mở Đầu Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ nhằm đạt được những lợi ích hợp pháp mà họ mong muốn khi giao kết. Thực tế cho thấy lợi ích hợp pháp thường không đạt được theo ý muốn vì hợp đồng không được thực hiện như ý định ban đầu mong muốn. Trước vấn đề này, bên không được thực hiện có thể yêu cầu bên kia sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng. Điều này là hoàn toàn hợp lí bởi sau khi ký kết hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng.
Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hiểu rõ những quy định của hợp đồng để xây dựng hành lang pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, tính trung thực của các bên trong giao kết hợp đồng. Những vấn đề liên quan đến sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng được quy định rất rõ ràng, cụ thể về căn cứ pháp lý, hậu quả phát sinh cũng như quá trình xử lý tranh chấp. Những quy định này trong pháp luật Việt Nam có thể xem là điểm rất tiến bộ, tương đồng với hệ thống pháp luật quốc gia trên thế giới và những hiệp ước mà nước ta đang là thành viên. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại những bất cập như chồng chéo, không rõ ràng, chưa mang lại hiệu quả cao khi áp dụng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công chứng viên “Thời điểm các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận, sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng” rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn để làm Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những quy định của pháp luật về thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
– Làm rõ những vấn đề lý luận về thời điểm các bên tham gia hợp đồng có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng và những bất cập, hạn chế của quy định này.
– Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định này.
3. Cơ cấu của bài Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài báo cáo gồm có 3 phần:
– Lý luận về thời điểm các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng.
– Thực trạng của các bên tham gia hợp đồng giao dịch.
– Giải pháp nâng cao hiệu quả.
XEM THÊM ===> Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê
XEM THÊM ===> Báo Cáo Kiến Tập Pháp luật về hoạt động chứng thực
XEM THÊM ===> 51 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ, Đại Học Luật Lao Động Dễ Làm, Điểm Cao
XEM THÊM ===> 37 Đề tài báo cáo thực tập Luật thương mại, HOT NHẤT 2022
Chương 2 Nội Dung Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
2.1. Lý luận về thời điểm các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận, sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng
2.1.1. Các quy định về sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng giao dịch
Khái niệm hợp đồng dân sự được hiểu ở nhiều phương diện khác nhau. Theo phương diện khách quan thì hợp đồng dân sự là do các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chuyển dịch các lợi ích vật chất[1].
Theo phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ nhất định. Theo phương diện này, hợp đồng dân sự được xem xét ở dạng cụ thể vừa được xem xét ở tính khái quát[2].
Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
2.1.1.1. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng là dạng thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng xác lập việc thay đổi nội dung của hợp đồng đã ký kết. Việc sửa đổi hợp đồng có thể thực hiện nhiều lần, vào nhiều thời điểm, có thể sửa đổi một hoặc nhiều nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải tuân thủ quy định về hình thức thỏa thuận và nội dung thỏa thuận mới phát sinh hiệu lực áp dụng cho các bên khi thực hiện hợp đồng.
Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng phải công chứng, chứng thực khi hợp đồng chính được các bên công chứng, chứng thực hoặc thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Ví dụ: hợp đồng về quyền sử dụng đất.
Dù rằng hợp đồng đã được giao kết và có hiệu lực nhưng để việc thực hiện hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của mỗi bên, các bên vẫn có thể thỏa thuận để sửa đổi hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chẳng hạn, các bên giao kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không được sửa đổi hợp đồng nếu người thứ ba đã được hưởng lợi ích (được quy định tại điều 417 Bộ luật dân sự năm 2015).
Sửa đổi hợp đồng dân sự là việc các bên tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để phủ nhận (làm thay đổi) một số điều khoản trong nội dung hợp đồng sau khi đã giao kết. Điều 421 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: “1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng. 2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật dân sự năm 2015. 3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu”. Sửa đổi hợp đồng có những đặc điểm như sau:
+ Là sự thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về việc sửa hợp đồng khi giao kết hợp đồng hoặc khi hợp đồng đã có hiệu lực.
+ Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được tiến hành khi hợp đồng đã có hiệu lực. Bởi vì, nếu hợp đồng chưa có hiệu lực thì không coi là sửa hợp đồng mà đó chỉ là quá trình các bên thay đổi nội dung thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng.
+ Việc sửa đổi hợp đồng chỉ làm thay đổi một hoặc một số điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. Nếu việc sửa đổi hợp đồng làm thay đổi toàn bộ các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thì đó là sự thay thế hợp đồng có hiệu lực bằng một văn bản hợp đồng mới chứ không còn là sửa đổi hợp đồng.
+ Khi hợp đồng được sửa đổi thì phần bị sửa đổi sẽ không còn giá trị, phần sửa đổi sẽ có giá trị kể từ thời điểm việc sửa đổi có giá trị pháp lý.
Sau khi hợp đồng đã sửa đổi, các bên thực hiện hợp đồng theo những phần không bị sửa đổi trong nội dung hợp đồng trước đó cùng với những nội dung mới được sửa đổi đồng thời, cùng nhau giải quyết những hậu quả khác của việc sửa đổi hợp đồng.
Hình thức ghi nhận của việc sửa đổi hợp đồng dân sự phải phù hợp với hình thức của hợp đồng giao kết và “hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu” (khoản 3 điều 421 Bộ luật dân sự năm 2015).
2.1.1.2. Hủy hợp đồng Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng luôn tiềm ẩn những nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến cho các nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ như cam kết. Khi đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên trong quan hệ hợp đồng. Nhưng cũng có thể hiểu, hủy bỏ hợp đồng là việc một bên vi phạm những thỏa thuận được nêu trong hợp đồng và đó là căn cứ để chấm dứt thực hiện nghĩa vụ giữa các bên hoặc do luật định. Theo đó, các bên cùng thống nhất hủy bỏ việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong trường hợp việc thực hiện này không còn phù hợp với lợi ích của các bên. Trong một số trường hợp khác, hủy bỏ hợp đồng được thực hiện theo ý chí của một bên khi có các hành vi vi phạm hợp đồng.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán tài sản, bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận, hoặc vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được, hoặc vật được giao không đúng chủng loại. Đây là trường hợp hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng:
Theo Bộ luật dân sự 2015, hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau (Điều 423)
“1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
- a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
- b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- c) Trường hợp khác do luật quy định.
- Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
- Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Hủy bỏ hợp đồng nếu sự vi phạm của bên kia là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng của bên kia, hoặc do luật định. Thì bên hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại cho bên kia với điều kiện phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp bên hủy bỏ không thông báo ngay mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
+ Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ (Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2015) “Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.”
Khoảng thời gian hợp lý mà các bên thỏa thuận là khoảng thời gian vừa phù hợp cho người có nghĩa vụ và người có quyền, dựa trên mục đích giao kết hợp đồng và đặc điểm riêng của giao kết đó.
So với Bộ luật Dân sự 2005, “Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ” là nội dung mới được bổ sung tại Bộ luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017). Theo đó, căn cứ vào lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng, một bên hoàn toàn có quyền hủy bỏ thực hiện hợp đồng đã giao kết khi bên kia chậm thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận; bởi lẽ, hành vi chậm thực hiện nghĩa vụ có thể làm cho bên bị chậm thực hiện nghĩa vụ không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
+ Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện (Điều 425 Bộ luật dân sự năm 2015 ) Báo Cáo Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này có thể không xuất phát từ sự vi phạm của các bên. Việc bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: không có khả năng thực hiện nghĩa vụ, xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan… Trong trường hợp này, để bảo đảm sự phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, đặc biệt là nguyên tắc thiện chí quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015, bên có quyền phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ.
Việc không thể thực hiện nghĩa vụ có thể là không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, việc không thực hiện này khiến cho mục đích giao kết hợp đồng của bên có quyền không thể đạt được. Do đó, nếu hủy bỏ hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên không thể thực hiện nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại.
+ Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng (Điều 426 Bộ luật dân sự năm 2015)“Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp tài sản bị mất hoặc hư hỏng do sự kiện bất khả kháng (thiên tai, bão, lũ lụt…); sự việc xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên có tài sản hoặc trường hợp có thỏa thuận khác.” Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Thông thường khi một bên vi phạm hợp đồng làm mất mát, hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng, thì bên vi phạm phải thay thế bằng một tài sản cùng loại khác hoặc phải sửa chữa khắc phục thiệt hại. Tuy nhiên, một số loại tài sản không thể thay thế hoặc sửa chữa được như đối tượng của hợp đồng là vật đặc định duy nhất, không có vật thứ hai thay thế… Trường hợp này, bên bị vi phạm sẽ hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận thay thế bằng vật khác.
Nhưng, trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi một phần trong việc tài sản bị hư hỏng, mất mát đó thì bên bị thiệt hại phải chịu một phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi do mình gây ra. Nếu tài sản bị hư hỏng, mất mát do sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại.
Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng là những kết quả không hay mà một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu khi hợp đồng bị hủy bỏ. Và hợp đồng bị hủy bỏ có thể dẫn đến những tác động về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho các bên khi hợp đồng bị hủy bỏ, pháp luật dân sự đã quy định về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng.
Theo Điều 427 BLDS 2015: Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
“1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
- Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.”
BLDS 2015 chia hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng thành hai dạng hậu quả tương ứng với việc hủy bỏ hợp đồng có căn cứ hay không có căn cứ
2.1.2. Thành phần hồ sơ thực hiện sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng – Báo Cáo Học Phần Công Chứng Viên
– Phiếu yêu cầu công chứng; trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ (quy định tại điểm a điều 40 Luật công chứng năm 2014);
– Hợp đồng, giao dịch đã được công chứng cần thực hiện sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cấu công chứng (điểm c khoản 1 điều 40 Luật công chứng năm 2014) như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (điểm d khoản 1 điều 40 Luật công chứng năm 2014).
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có (điềm d khoản 1 điều 40 Luật công chứng năm 2014). Ví dụ: Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng; Giấy tờ về thẩm quyền đại diện; Giấy tờ chứng minh tư cách tham gia giao dịch; iấy tờ chứng minh về năng lực hành vi; Chứng minh nhân dân của người làm chứng/ người phiên dịch (trong trường hợp cần phải có người làm chứng/ người phiên dịch). (Bản sao trong các trường hợp trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy không phải chứng thực và kèm theo bản chính để đối chiếu)
(Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Khoản 2 Điều 40; Điều 51 Luật Công chứng năm 2014) Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Số lượng hồ sơ: 01 bộ bộ (trong đó có ít nhất 03 bản dự thảo sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch).
2.1.3. Trình tự thực hiện – Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Bước 1: Nộp hồ sơ: người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại các Phòng Công chứng.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn cho người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật
+ Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch;
+ Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch.
(Cơ sở pháp lý: Điều 51 Luật Công chứng năm 2014).
* Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;
* Trường hợp Công chứng viên trực tiếp nhận, thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);
+ Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.
Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
+ Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
+ Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch;
+ Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo văn bản hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại;
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo văn bản, Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của văn bản.
Bước 4: Ký chứng nhận Báo Cáo Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của văn bản và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 5: Trả kết quả công chứng
Người yêu cầu công chứng nhận kết quả tại các Phòng Công chứng
+ Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp Hợp đồng có nội dung phức tạp thì thời hạn trên được kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. (Cơ sở pháp lý: Điều 43 Luật Công chứng năm 2014)
+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức.
2.2. Thực trạng của các bên tham gia hợp đồng giao dịch
2.2.1. Quy định của pháp luật về sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch
Điều 51 Luật công chứng năm 2014 quy định: “1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
- Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này”.
Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định sửa đổi, chấm dứt hợp đồng và việc hủy bỏ hợp đồng là một trong những trường hợp thuộc chấm dứt hợp đồng. Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: “Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Hợp đồng đã được hoàn thành;
- Theo thỏa thuận của các bên;
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
- Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
- Trường hợp khác do luật quy định.”
Mặt khác Bộ luật dân sự năm 2015 cũng không quy định “bổ sung hợp đồng”. Do vậy, quy định tại điều 51 Luật công chứng rõ ràng chưa phù hợp với Bộ luật dân sự.
2.2.2. Thực tiễn – Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
* Quy trình công chứng hợp đồng hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tình huống: Ngày 10/08/2020, ông Nguyễn Văn A ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn B tại văn phòng công chứng độc lập A. Ngày 16/08/2020, hai bên đến văn phòng công chứng độc lập A yêu cầu công chứng hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng số 3595 ký trước đó 6 ngày.
– Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng
Công chứng viên tại văn phòng công chứng độc lập A khi tiếp nhận hồ sơ xác định tính hợp lệ, đầy đủ của giấy tờ, tài liệu yêu cầu công chứng.
Qua tiếp xúc với ông Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B, công chứng viên biết được ý chí chủ quan của các bên khi tham gia hợp đồng, giao dịch là gì, công chứng viên xác định được chính xác yêu cầu công chứng; làm rõ loại hợp đồng, giao dịch mà các bên đề nghị công chứng. trên cơ sở đã nắm được yêu cầu công chứng cụ thể, công chứng viên xác định được việc yêu cầu công chứng có thuộc thẩm quyền công chứng của mình hay không. Nôi dung yêu cầu công chứng có bảo đảm không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội không.
Sau khi xác định chính xác yêu cầu công chứng là làm giao dịch gì, có thuộc thẩm quyền của tổ chức mình và xác định được các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ được xác lập giữa các bên tham gia giao dịch, công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công chứng, thành phần các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
– Căn cước công dân của ông Nguyễn Văn A
– Hộ khẩu thường trú của ông Nguyễn Văn A
– Chứng minh nhân dân của ông Nguyễn Văn B
– Hộ khẩu thường trú của ông Nguyễn Văn B
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL858829
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ, hợp lệ: công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng bổ sung;
– Hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, hợp lệ: công chứng viên tiếp nhận hồ sơ công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng và vào sổ công chứng.
– Công chứng viên kiểm tra giấy tờ và xem xét giấy chứng nhận xem đã giao dịch gì chưa? xem hủy bỏ có phù hợp với pháp luật không ?
– Qua giao tiếp với người yêu cầu công chứng cụ thể là bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Văn A và bên nhận chuyển nhượng là ông Nguyễn văn BCông chứng viên được biết nguyện vọng của hai bên thông nhất là hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Công chứng viên kiểm tra giấy tờ của hai bên theo đúng quy định của pháp luật Công chứng viên văn phòng công chứng độc lập giải thích rõ cho hai bên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của cả hai bên .Hai bên đã đồng ý và tiếp tục các bước tiếp theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật
– Soạn thảo hợp đồng giao dịch – Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Nếu như người yêu cầu công chứng đã soạn thảo sẵn hợp đồng, giao dịch mang đến văn phòng, công chứng viên tiến hành kiểm tra nội dung của hợp đồng, văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức, xã hội, đối tượng của hợp đồng , giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên từ chối công chứng; trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị công chứng viên soạn thảo soạn thảo giúp thì công chứng viên tiến hành soạn thảo dự thảo hợp đồng, văn bản.
Trong nội dung hợp đồng có thỏa thuận của hai bên là trả lại cho nhau những gì đã nhận và không yêu cầu bồi thường thiệt hại gì liên quan đến hợp đồng này.
Hai bên đồng ý nội dung là hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng số 3595 đã được lập ngày 10/8/2020.
– Ký công chứng – Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Sau khi hoàn thành việc soạn thảo hoặc kiểm tra dự thảo hợp đồng, văn bản, công chứng viên yêu cầu cung cấp bản dự thảo này cho các bên đọc, trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được thì công chứng viên đọc cho họ nghe để bảo đảm tất cả những người tham gia giao dịch nắm được thông tin, hiểu về các nội dung trong hợp đồng, văn bản. Khi đã nắm được, hiểu rõ nội dung của hợp đồng, văn bản, nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung đó thì công chứng viên hướng dẫn họ ký vào từng trang của hợp đồng.
Công chứng viên một lần nữa đọc lại dự thảo văn bản và giải thích cho hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng. Công chứng viên hướng dẫn họ ký vào từng trang và ký ghi rõ họ tên vào trang cuối của hợp đồng hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Công chứng viên yêu cầu hai bên xuất trình bản chính của các giấy tờ mình đã thu thập trong bước tiếp nhận hồ sơ để đối chiếu trước khi công chứng viên ký vào từng trang của hợp đồng và lời chứng.
– Hoàn tất thủ tục công chứng – Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Nghề Công Chứng
+ Thu phí, thù lao, chi phí khác theo quy định: Văn phòng công chứng Độc Lập thu phí theo quy định của pháp luật
+ Đóng dấu, phát hành văn bản từ chối nhận di sản: Lưu tại văn phòng công chứng 01 bản chính, giao cho hai bên mỗi bên giữ 02 bản chính.
+ Tiến hành lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định pháp luật.
* Tình huống sửa đổi di chúc đã lập
“Vợ chồng cụ Mai, năm nay đều đã trên 80 tuổi. Vợ chồng cụ lập di chúc để lại tài sản cho hai người con là Phương và Quân, mỗi người được ½ số tài sản của vợ chồng cụ; việc lập di chúc đã được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.
Được biết bố mẹ để lại cho mình một nửa số tài sản mình nên Quân (con trai thứ hai) có những biểu hiện như không chịu làm ăn, tụ tập cờ bạc và đã nợ một số tiền. Vợ chồng cụ Mai đã khuyên răn rất nhiều nhưng vẫn chưa thấy Quân thay đổi, trong khi đó thì Phương (con trai cả) rất chịu khó làm ăn kinh doanh và công việc ngày càng phát đạt. Vợ chồng cụ Mai thấy vậy nên muốn sửa đổi nội dung di chúc, không để lại tài sản cho Quân nữa[3]”. Vợ chồng cụ Mai đến phòng công chứng A để sửa đổi nội dung di chúc.
- a) Trình tự thực hiện
– Nộp hồ sơ: Vợ chồng cụ Mai nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng A
– Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
* Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;
* Trường hợp Công chứng viên trực tiếp nhận, thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);
+ Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.
Qua tiếp xúc với vợ chồng cụ Mai công chứng viên xác định được mục đích của việc thay đổi di chúc là gì? Vợ chồng cụ Mai có xuất trình được đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó. Vợ chồng cụ Mai có minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hay không?
– Soạn thảo và ký văn bản Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
+ Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
+ Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo giao dịch;
+ Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo Di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại;
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo Di chúc, Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của Di chúc
– Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của Di chúc và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
– Trả kết quả công chứng
Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.
- b) Cách thức thực hiện – Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
– Vợ chồng cụ Mai nộp và nhận kết quả giải quyết hồ sơ trực tiếp tại văn phòng công chứng A.
– Trường hợp già yếu và không thể đi lại được hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến được trụ sở, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ cở theo đơn yêu cầu của người có yêu cầu công chứng
- c) Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Phiếu yêu cầu công chứng
+ Bản sao giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân/ căn cước/ hộ chiếu của vợ chồng cụ Mai.
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Bản sao giấy đăng kí kết hôn của vợ chồng cụ Mai
Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi: giấy khám sức khỏe/tâm thần;
* Chứng minh nhân dân của người làm chứng/ người phiên dịch (trong trường hợp cần phải có người làm chứng/ người phiên dịch).
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến văn bản yêu cầu chứng nhận mà pháp luật quy định phải có.
* Đối với trường hợp Di chúc được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: ngoài thành phần nêu trên thì kèm theo Dự thảo di chúc.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.2.3. Những mặt đạt được – Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Việc quy định thời điểm các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận, sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho các chủ thể, gớp phẩn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như những tranh chấp rủi ro, phát sinh của các bên trong quá trình này. Qua đó từng bước nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể; góp phần thúc đẩy sự phát triển – kinh tế xã hội.
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản và toàn diện so với Bộ luật dân sự năm 2005. Nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật các quan hệ xã hội được hình thành trên các nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn quyền của các cá nhân, pháp nhân trong giao dịch; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhất là sau khi Hiến pháp năm 2013 ban hành.
Khi hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực pháp luật đối với các bên kể từ thời điểm giao kết, các bên phải tuân thủ hợp đồng mà không được tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hợp đồng luôn tiềm ẩn những nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến cho các nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện hoặc không thực hiện đúng cam kết. Khi đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ, pháp luật trao cho họ quyền hủy bỏ hợp đồng. Với tinh thần “bổ sung để phù hợp với thực tiễn hợp đồng; công bằng hợp lý với các bên, tránh việc lạm dụng, hủy bỏ hợp đồng để bên không thiện chí trục lợi; thống nhất trong việc áp dụng pháp luật; đồng bộ với pháp luật có liên quan; phù hợp với thông lệ quốc tế[4]”
2.2.4. Những hạn chế Báo Cáo Học Phần Công Chứng Viên
Thứ nhất, đối với công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch, theo tác giả Nguyễn Khắc Cường (2019): Tên tiêu đề và nội hàm điều 51 Luật công chứng năm 2014 “công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch” là chưa tương thích với quy định tại điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015: “Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1. Hợp đồng đã được hoàn thành; 2. Theo thỏa thuận của các bên; 3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; 4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; 5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn; 6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật dân sự năm 2015; 7. Trường hợp khác do luật quy định”. Việc hủy bỏ hợp đồng chỉ là một trong những trường hợp thuộc chấm dứt hợp đồng. Hay nói cách khác phạm vi và nội hàm khái niệm “chấm dứt hợp đồng” bao quát hơn so với khái niệm “hủy bỏ hợp đồng”. Tại điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt thực hiện tại khoản 5. Mặt khác, Bộ luật dân sự cũng không quy định liên quan đến “bổ sung hợp đồng”. Do đó quy định tại điều 51 Luật công chứng chưa phù hợp với Bộ luật dân sự[5].
Thứ hai, xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ là một trong những vấn đề quan trọng của Pháp luật Hợp đồng. Tuy nhiên về vấn đề này Pháp luật Việt Nam chưa có sự quy định rõ ràng và thống nhất giữa các quy định, giữa các văn bản pháp luật. Có nơi thì quy định, khi bị hủy bỏ thì hợp đồng bị chấm dứt thực hiện, có nơi lại quy định khi bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết. Rõ ràng, chấm dứt thực hiện hợp đồng và hợp đồng không có hiệu lực kể từ ngày ký làm phát sinh hậu quả pháp không giống nhau. Từ sự không thống nhất trong cách hiểu đó nên trong nhiều trường hợp đã không có sự phân biệt rõ hậu quả pháp lý của hủy hợp đồng với đơn phương chấm dứt hợp đồng (đình chỉ hợp đồng).
Việc nộp lại tất cả các hợp đồng ,giao dịch đã được công chứng khi yêu cầu công chứng văn bản hủy bỏ ,chấm dứt hợp đồng,giao dịch là rất khó khăn vì rất nhiều trường hợp bị mất ,thất lạc một ,một số hoặc tất cả các bản đã được công chứng trước đó vì thế nên các công chứng viên có cần thu lại tất cả các bản hợp đồng công chứng đó hay không vẫn còn đang có nhiều quan diểm khác nhau chưa cùng thông nhất được.
2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật – Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
– Luật công chứng quy định “bổ sung hủy bỏ hợp đồng” là chưa phù hợp và chưa bao quát so với quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 vì hủy bỏ hợp đồng chỉ là một trong những trường hợp thuộc chấm dứt hợp đồng theo quy định tại điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015. Mặt khác, Bộ luật dân sự cũng quy định “sửa đổi hợp đồng” mà không quy định “bổ sung hợp đồng”. Do đó, nhằm bảo đảm sự thống nhất với Bộ luật dân sự, điều 51 luật công chứng cần được sửa đổi như sau: “công chứng việc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng[6]”.
– Cần phải bổ sung những điều kiện nhất định để đảm bảo sự tôn trọng của các bên trong hợp đồng và hạn chế việc bên có lợi thế hơn trong giao kết hợp đồng lợi dụng căn cứ miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng để đặt ra những trường hợp miễn trách nhiệm có lợi cho mình. Vì vậy, muốn xem xét sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng có thể trở thành một căn cứ để miễn trách nhiệm hay không sẽ phải đánh giá tính hợp lý của thỏa thuận đó. Một thỏa thuận bất hợp lý, không thể hiện sự công bằng giữa các bên chủ thể thì không có đủ điều kiện pháp lý để trở thành căn cứ miễn trách nhiệm Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
– Sửa đổi các văn bản pháp luật nhằm khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, giải quyết khó khăn, vướng mắc khi áp dụng pháp luật thông qua việc tổng kết thực hiện Luật công chứng năm 2014, trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2014.
2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
– Nâng cao hiệu lực quản lí Nhà Nước về công chứng, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Công chứng viên. Bảo đảm chất lượng ở các khâu tập sự, hành nghề, bổ nhiệm công chứng viên, xác định chỉ tiêu đào tạo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
– Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về công chứng nhằm bảo đảm chất lượng đội ngũ công chứng viên; phát triển tổ chức hành nghề công chứng có kiểm soát; bảo đảm trình tự, thủ tục công chứng chặt chẽ hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ công chứng. Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
– Việc đào tạo công chứng viên được tổ chức chặt chẽ, khoa học, công chứng viên phải trải qua các bước từ đào tạo học thuật, trải qua kỳ thi cho đến quá trình tập sự
Chương 3 Kết Luận Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
Qua nghiên cứu đề tài Báo Cáo Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng, “Thời điểm các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận, sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng” tác giả đã làm rõ những nội dung sau:
Thứ nhất, lý luận về thời điểm các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng: các quy định về sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng giao dịch; thành phần hồ sơ thực hiện sửa đổi, bổ sung, hủy hợp đồng; Trình tự thực hiện.
Thứ hai, thực trạng của các bên tham gia hợp đồng giao dịch: quy định của pháp luật về thời điểm sửa đổi bổ sung, hủy hợp đồng; thực tiễn; những mặt đạt được hạn chế
Thứ ba, Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Trên đây là toàn bộ báo cáo nội dung của chuyên đề. Với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, một lần nữa rất monh nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy/cô để báo cáo ngày càng được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
- Bộ luật dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 29 tháng 11 năm 2015.
- Luật công chứng (Luật số 53/2014/QH13) ngày 20 tháng 06 năm 2014.
- Lê Thị Hoài Ân (2011), Giáo trình công chứng và chứng thực, Nxb. Trường Đại học Vinh, tr.4.
- Nguyễn Khắc Cường (2019), “Kiến nghị hoàn thiện một số quy định của Luật công chứng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 22), tr. 52 – 56.
- Võ Sỹ Mạnh (2017), “Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015”, Tạp chí KTĐN, số 86.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật công chứng Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tr.111.
[1] Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật công chứng Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tr.111.
[2] T Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật công chứng Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tr.112.
[3] Như Quỳnh (2020), “Sửa đổi di chúc đã lập”, truy cập tại trang https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/giai-dap-phap-luat/-/asset_publisher/M248tqbaPaRY/content/sua-oi-di-chuc-a-lap- ngày truy cập 29/07/2021. Báo Cáo Kết Thúc Học Phần Công Chứng Viên Và Nghề Công Chứng
[4] Võ Sỹ Mạnh (2017), “Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015”, Tạp chí KTĐN, số 86.
[5] Nguyễn Khắc Cường (2019), “Kiên nghị hoàn thiện một số quy định của Luật công chứng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 22), tr. 52 – 56.
[6] Nguyễn Khắc Cường (2019), “Kiên nghị hoàn thiện một số quy định của Luật công chứng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 22), tr. 52 – 56