Báo cáo Luật: Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản

Đề tài viết báo cáo thực tâp Luật
Dịch vụ viết báo cáo ngành Luật

Ở bài viết trước, Luận Văn Luật đã chia sẻ đến các bạn sinh viên List 25 Đề tài báo cáo thực tập Luật môi trường, ĐIỂM CAO!!! để các bạn tham khảo và chọn riêng cho mình một Đề tài báo cáo thực tập ngành Luật phù hợp và ưng ý nhất viết bài.

Khi đã chọn được một Đề tài viết báo cáo thực tập Luật bảo vệ môi trường, giáo viên hướng dẫn sẽ yêu cầu bạn xây dựng một Đề cương chi tiết ngành Luật tương ứng với đề tài bạn đã chọn. Vậy, phải viết Đề cương chi tiết ngành Luật như thế nào?

Đề tài: Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản

Dưới đây, Luận Văn Luật sẽ ví dụ một Đề cương chi tiết viết báo cáo thực tập Luật bảo vệ môi trường. Với đề tài: Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản

Các bạn sinh viên ngành Luật tham khảo để viết báo cáo thực tập cho riêng mình nhé!

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản

1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường   

  • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường
  • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường
  • 1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta

1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản 

  • 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
  • 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
  • 1.2.3. Vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam
  • 1.2.4. Các yếu tố đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản

1.3. Kinh nghiệm thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Kết luận chương 1

Xem thêm: Luận văn: Pháp luật xử lý vi phạm an toàn thực phẩm, HAY NHẤT

Chương 2: Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh cà mau

2.1. Khái quát tình hình nuôi trồng và chế biến thủy sản tại tỉnh Cà Mau

2.2. Thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau

  • 2.2.1. Kết quả đạt được:
    • – Đánh giá kết quả về ban hành quy định về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau
    • – Kết quả áp dụng các quy định về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau trong thực tiễn
    • – Tình hình xử lý các hành vi vi phạm
  • 2.2.2. Khó khăn vướng mắc trong hoạt động bảo vệ môi trường
  • 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi trường

Kết luận chương 2

Xem thêm: Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Các Sở Ban Ngành

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh cà mau

3.1 Tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản 

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản 

  • 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
  • 3.2.2. Giải pháp cho việc thực thi thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản

Kết luận chương 3

KẾT LUẬN

Xem thêm: Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Với Các Đề Tài Được Chọn

Cách viết lời mở đầu báo cáo thực tập Luật bảo vệ môi trường hay nhất!

Một bộ phim chuẩn bị công chiếu, muốn thu hút khán giả đến xem thì cần phải có một trailer giới thiếu, hé mở nội dung phim để dẫn dắt khán giả đến xem. Thì lời mở đầu báo cáo thực tập ngành Luật cũng giống như một clip trailer vậy. Không thể nào thiếu được trong bài báo cáo thực tập Luật môi trường. 

Dưới đây là Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập Luật với đề tài: Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi tròng và chế biến thủy sản. Các bạn tham khảo nhé!

Nếu như các bạn gặp khó khăn khi viết báo cáo thực tập ngành Luật? Chưa có đề tài viết bài? Không có kinh nghiệm xây dựng Đề cương chi tiết báo cáo thực tập? … Đừng lo lắng, vì đã có Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập Luật của Luận Văn Luật. Các bạn liên hệ ngay đến Zalo https://zalo.me/0917193864 để được tư vấn chi tiết.

Lời mở đầu báo cáo thực tập Luật

Hiện nay bảo vệ môi trường (BVNT) là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia hướng đến. Một đất nước muốn phát triển bền vững thì yếu tố môi trường phải được quan tâm đúng mức.  Ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người, của sinh vật và kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Đặc biệt trong thời kỳ đất nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế tri thức thì bảo vệ môi trường càng trở nên cấp bách. Môi trường nói chung không chỉ là vấn đề của hiện tại mà còn là của tương lai, chúng ta phải quan tâm và chủ động giải quyết nhằm đảm bảo phát triển bền vững đất nước.

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, vấn đề môi trường đã và đang đặt ra những thách thức lớn. Bảo vệ môi trường hiện nay là nghĩa vụ của tất cả các cá nhân, tổ chức ở nước ta và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Điều 50 Hiến pháp 2013 quy định:

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [47].

Hiến pháp 2013 ghi nhận ở Điều 63 như sau:

Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu” [47].

Bên cạnh đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [6]; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003; Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) do Chính phủ ban hành [13], chính là những tiền đề cơ bản khẳng định sự cần thiết của hoạt động BVMT ở nước ta trong tiến trình hội nhập và phát triển. Ngoài ra, trong các văn bản khác như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 [47]; Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung, Luật xử phạt vi phạm hành chính [45]; Bộ luật dân sự 2015 [49] và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành,… là tiền đề để nhà nước thống nhất quản lý về công tác BVMT nói chung cũng như cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Phải nhìn nhận khách quan rằng từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành chủ trương và pháp luật bảo vệ môi trường cho đến nay, chúng ta đã triển khai thực hiện chủ trương và luật rộng khắp trong cả nước. Chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và cộng đồng ngày càng chú ý hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Tại tỉnh Cà Mau, trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, chính quyền các cấp của tỉnh đã ban hành các văn bản và triển khai thi hành pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nhìn chung, đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức của cộng đồng và xã hội trong bảo vệ môi trường. Nhưng công tác thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững.

Chính vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về vấn đề BVMT nói chung và trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác ngăn ngừa, xử lý vi phạm và bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Xuất phát từ tình hình nói trên, tác giả chọn đề tài “Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản- thực tiển tại tỉnh Cà Mau” làm chủ đề luận văn thạc sĩ luật học, với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong giai đoạn hiện nay.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*