Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch

Rate this post

Gửi tới các bạn mẫu Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch được Luận Văn Luật triển khai cơ bản, các bạn có thể dùng tham khảo khi viết Báo cáo thực tập công chứng nhé. Trước đây mình có chia sẻ các chủ đề khác về Báo cáo thực tập công chứng, các bạn có thể xem lại ở chuyên mục trước.

Nội dung Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch được Luận Văn Luật triển khai cơ bản, các bạn sinh viên có thể triển khai chi tiết ra để bài phong phú và đa dạng hơn, ngoài ra các bạn nào cần hỗ trợ dịch vụ viết bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh., các bạn liên hệ qua zalo mình.

Đề cương Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch

  • MỞ ĐẦU
  • NỘI DUNG
  • Những vấn đề lý luận về công chứng bản dịch
  • 1.1. Về tiêu chuẩn người dịch
  • 1.2. Phạm vi công chứng bản dịch
  • 1.3. Quy trình công chứng bản dịch
  • 1.4. Những kĩ năng cần có trong công chứng bản dịch.
  • Thực tiễn thực hiện công chứng bản dịch.
  • Kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng bản dịch.
  • III. KẾT LUẬN
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lời Mở đầu Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch

Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, việc công chứng đang dần trở nên được phổ biến trong xã hội với sự thuận lợi khi mà hành lang pháp lý được điều chỉnh bảo đảm cho việc công chứng là điều kiện có hiệu lực của các hợp đồng, giao dịch khác. Văn bản công chứng được xem là sản phẩm nghề nghiệp của công chứng viên đồng thời còn là công cụ, phương tiện ghi nhận ý chí của các bên khi tham gia hợp đồng giao dịch. Theo tác giả Trà Giang: “Văn bản công chứng được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản là hợp đồng, giao dịch và phần lời của công chứng viên. Dưới góc độ nội dung chuyển tải, rõ ràng phần nội dung hợp đồng, giao dịch sẽ nhằm để ghi nhận ý chí chú chủ quan cũng như sự thỏa thuận của các bên tham gia khi giao kết trong khi lời chứng chính là một bộ phận thể hiện vai trò, trách nhiệm của công chứng viên đối với bản hợp đồng, giao dịch đó ” (Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch)

Khi tuân thủ chặt chẽ, trình tự thủ tục công chứng sẽ tránh sự áp đặt ý chí chủ quan của công chứng viên, đảm bảo tính xác thực và tính hợp pháp của văn công chứng, bảo đảm an tòa tính pháp lý cho các bên khi tham gia giao dịch, hạn chế phát sinh tranh chấp. Ngoài việc, tuân thủ trình tự, thủ tục công chứng còn giúp công dân có điều kiện, có căn cứ để giám sát, kiểm tra hoạt động của công chứng có tuân thủ quy định của pháp luật hay không?

Hiện nay, trong quá trình công chứng công chứng viên có thực hiện công chứng bản dịch (tiếng anh là notarized translation) có thể thấy việc công chứng bản dịch góp phần làm tăng thêm giá trị pháp lý cho các cơ quan chức năng trong và ngoài nước. Việc tìm hiểu vấn đề này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cung cấp những kiến thức cần thiết cho học viên trong hoạt động công chứng. Chính vì thế sinh viên chọn chủ đề: “Kỹ năng của công chứng viên trong việc thực hiện công chứng bản dịch – Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện” làm chủ đề báo cáo kết thúc môn học “Kỹ năng chung về công chứng”.

XEM THÊM ===>  91+ Lời Cảm Ơn Trong Tiểu Luận, Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

XEM THÊM ===>  Tiểu luận pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

2. Thực tiễn thực hiện công chứng bản dịch

– Tại điều 61 Luật công chứng năm 2014 quy định: “… Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiêng nước ngoài đó…”. Hiện nay, các cơ quan thẩm quyền chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về “có bằng đại học khác và thông thạo thứ tiếng nước ngoài” là như thế nào. Theo giáo trình Luật công chứng của học viện Tư pháp: “Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho những người đã tốt nghiệp đại học (không phải đại học ngoại ngữ) do các trường đại học nước ngoài cấp nhưng cần phải qua kì kiểm tra để xem họ có còn “thông thạo” thứ tiếng cần dịch đó nữa hay không?

Nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp thì chưa đủ bởi thực tế người đó đã tốt nghiệp đại học ở nước ngoài nhưng đã không sử dụng trong một thời gian dài, nên không còn thông thạo nữa. Bởi vậy, khi nhận làm công tác viên phiên dịch, các tổ chức hành nghề công chứng phải kiểm tra người dịch dể xác định người đó có đủ điều kiện làm phiên dịch các tổ chức hành nghề công chứng của mình hay không ?”.

– Luật công chứng năm 2014 quy định: “1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ”. (Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch)

Trong thực tiễn hiện nay vẫn có một số trường hợp văn phòng công chứng né tránh việc công chứng bản dịch do trình độ của công chứng viên chưa cao nên đôi khi chưa hiểu chính xác nội dung của công chứng bản dịch, mà theo quy định của Luật công chứng và các các văn bản hướng dẫn thi hành thì công chứng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung của các bản dịch trong khi họ không hiểu hết về bản dịch. Do đó công chứng viên còn tâm lý e ngại khi công chứng bản dịch. Đồng thời Luật công chứng còn quy định: “việc dịch giấy tờ, văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện”.

Quy định này trong thực tiễn rất khó thực tiễn, trong bài viết “Công chứng bản dịch: Vừa làm vừa lo” có nêu vấn đề này như sau: “Bởi, muốn có những bản dịch chính xác, đúng pháp luật, tổ chức hành nghề công chứng cần phải xây dựng một đội ngũ cộng tác viên dịch thuật trình độ cao, nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, để ràng buộc trách nhiệm giữa công chứng viên và người dịch, hai bên phải ký hợp đồng cộng tác viên, phân định rõ trách nhiệm của người dịch như thế nào, công chứng viên ra sao. Đối với các văn phòng công chứng, đây là yêu cầu không dễ đáp ứng được.

Thực tế, không phải lúc nào các tổ chức hành nghề công chứng cũng có sẵn đội ngũ cộng tác viên phiên dịch riêng biệt, nên họ thường liên kết với các công ty dịch thuật. Khi khách hàng có nhu cầu công chứng bản dịch, nhân viên của văn phòng công chứng sẽ mang hồ sơ của khách hàng đến công ty dịch thuật để cộng tác viên phiên dịch thực hiện. Không thể không tính đến yếu tố rủi ro khi mang hồ sơ gốc; khi mất mát, thất lạc xảy ra, thì rất khó khắc phục hậu quả. Tất cả các yếu tố nêu trên khiến cho các tổ chức hành nghề không mấy mặn mà với việc công chứng bản dịch. Điều này cũng có nghĩa là mục tiêu hướng tới của quy định là sự thuận tiện cho người dân cũng bị nhiều ảnh hưởng ”.

Báo cáo thực tập kỹ năng về công chứng
Báo cáo thực tập kỹ năng về công chứng

Quy trình công chứng bản dịch

Khi công chứng bản dịch, công chứng viên phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giao kết hợp đồng, xác lập giao dịch theo quy định của pháp luật nội dụng. Về mặt thủ tục, việc công chứng phải tuân theo quy định tại Mục 1, chương V Luật công chứng năm 2014, cụ thể là điều 40, 41 Luật công chứng năm 2014 gồm các bước đó là tiếp nhận yêu cầu công chứng, Nghiên cứu, xử lý hồ sơ, ký công chứng, hoàn tất thủ tục công chứng và phải tuân thủ những bước sau:

Tiếp nhận yêu cầu công chứng đây là bước đầu tiên cũng là bước vô cùng quan trọng trong hoạt động công chứng vì nó sẽ là cơ sở để có thể thực hiện công chứng nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định của pháp luật. (Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch)

Sau khi xác định chính xác yêu cầu công chứng cụ thể là loại việc gì thuộc thẩm quyền của tổ chức mình và xác định được các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ được xác lập giữa hai bên tham gia giao dịch, công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công chứng.

Khoản 1 điều 40 Luật công chứng năm 2014 quy định: “a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

  1. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  2. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  3. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có”.

Khi người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ yêu cầu công chứng thì bản sao được hiểu là bản chụp, bản in hoặc đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

– Phiếu yêu cầu công chứng

Luật công chứng năm 2014: “Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ[1]”.

Việc Luật công chứng không quy định về mẫu mà chỉ quy định các nội dung cần phải có trong Phiếu yêu cầu công chứng là khá phù hợp tăng tính chủ động cho các tổ chức hành nghề công chứng khi xây dựng mẫu áp dụng tại tổ chức mình; mặt khác vẫn phải bảo đảm yêu cầu cần thiết.

* Nghiên cứu, xử lý hồ sơ (Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch)

– Kiểm tra, xem xét giấy tờ, tài liệu người yêu cầu công chứng Cung cấp

Khi tiếp nhận các giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu công chứng công chứng viên phải xác định tính đầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ, tài liệu này. Theo quy định tại khoản 3,4 điều 40 Luật công chứng năm 2014: “3. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

  1. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch”.

Khi kiểm tra hồ sơ có thể rơi vào ba trường hợp:

+ Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng rơi vào trường hợp không đủ điều kiện để thực hiện việc công chứng: công chứng viên sẽ từ chối công chứng.

+ Nếu hồ sơ công chứng chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng bổ sung;

+ Nếu hồ sơ công chứng đầy đủ, hợp lệ: công viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng và vào sổ công chứng.

Trường hợp người yêu cầy công chứng đã cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cần thiết, công chứng viên phải hướng dẫn các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tuân thủ đúng quy định pháp luật có liên quan đến việc công chứng; giải thịc cho rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ và những hậu quả pháp lý phát sinh từ việc xác lập hợp đồng, giao dịch

– Nghiên cứu hồ sơ, cùng với việc nghiên cứu các giấy tờ tài liệu trong hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên cần có biện pháp trao đổi với người tham gia giao dịch để làm rõ được ý chí của họ khi tham gia giao dịch, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, đối tượng của hợp đồng, giao dịch. Theo Luật công chứng: “Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng[2]”.

– Sau khi tiếp nhận bản dịch: “Người dịch tiến hành dịch văn bản sau đó phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch. Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai[3] (Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch)

[1] Điểm a khoản 1 điều 40 Luật công chứng năm 2104.

[2] Khoản 5 điều 40 Luật công chứng năm 2014

[3] Khoản 2 điều 61 Luật công chứng năm 2014.

Kết luận bài Báo cáo Kỹ năng chung về công chứng bản dịch

Từ khi được hình thành đến nay, công chứng đã có những đóng góp thiết thực góp phần cải cách thủ tục hành chính lập lại trật tự trong nhiều lĩnh vực. Việc công chứng liên quan đến nội dung này đã được thực hiện theo hướng đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng pháp luật vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định cần phải được hoàn thiện trong thời gian tới. Công chứng là một hoạt động có tính chuyên môn hóa cao đồng thời cũng là hoạt động mang tính xã hội sâu sắc. Công chứng viên thông qua hoạt động của mình đã góp phần như một công cụ hỗ trợ để thực hiện công lý, phòng ngừa tranh chấp và hướng tới tạo ra một môi trường pháp lý ổn định, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, hoạt động công chứng đã góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, hỗ trợ công dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (Báo cáo thực tập lĩnh vực: Kỹ năng chung về công chứng bản dịch)

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo