Cách Làm Chuyên Đề Thực Tập Khoa Luật Đh Kinh Tế Quốc Dân

Rate this post

Bạn chưa biết cách làm chuyên đề thực tập khoa luật đại học kinh tế quốc dân? Có phải bạn chưa biết cách trình bày như thế nào? Thế thì bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn làm một bài chuyên đề thực tập khoa luật đại học kinh tế quốc dân hay nhất mà các bạn không nên bỏ qua. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cùng xem và tham khảo nhé, hi vọng với những nội dung mà mình sắp chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho các bạn nhanh chóng hoàn thành được một bài chuyên đề thực tập cụ thể là khoa luật của chính mình. Ngoài ra, bên mình có dịch vụ làm thuê luận văn với nhiều đề tài về luật đa dạng khác nhau. Nếu bạn đang gặp trục trặc về vấn đề đó thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua zalo/telegram 0917.193.864

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ KHOA LUẬT

  1. Mục đích chung của thực tập cuối khóa

– Thực tập tốt nghiệp (thực tập cuối khóa) là một khâu của quá trình đào tạo nhằm gắn lý luận với thực tiễn, giúp sinh viên rèn luyện và tăng cường kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn về kiến thức pháp luật nói chung, đặc biệt là kiến thức pháp luật kinh doanh đã được đào tạo.

– Đợt thực tập chú trọng việc giúp sinh viên hệ thống hoá và củng cố kiến thức cơ bản về pháp lý, kinh tế và xã hội đã được trang bị, vận dụng vào thực tế để phân tích các chính sách và giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước tại ngành, địa phương.

– Thông qua việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể về lý luận hoặc thực tiễn để rèn luyện cho sinh viên ý thức chủ động đề xuất, phương pháp tiếp cận, phân tích và giải quyết vấn đề thực tiễn của ngành, địa phương trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

XEM THÊM : Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật

  1. Mục đích cụ thể

– Đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu trong hoạt động kinh doanh, trong quản lý nhà nước về kinh tế tại các đơn vị thực tập.

– Thực tập tính chủ động vận dụng kiến thức đã học để quan sát và nghiên cứu cách giải quyết các vấn đề thực tiễn pháp lý của cơ sở.

– Trong những điều kiện thực tiễn, sinh viên cần chú ý rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống pháp lý cụ thể, từ đó đưa ra những nhận xét và các kiến nghị cần thiết.

  1. Yêu cầu

Nhằm đạt được những mục đích của thực tập tốt nghiệp, trong thời kỳ thực tập, sinh viên phải quán triệt những yêu cầu sau đây:

– Nắm vững nội dung và chủ động thực hiện Kế hoạch thực tập

– Tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn thực tập.

– Trong thời kỳ thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải viết và nộp Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Cách Làm Chuyên Đề Khoa Luật Đại Học Kinh Tế
Cách Làm Chuyên Đề Khoa Luật Đại Học Kinh Tế

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHOA LUẬT

  1. Nhiệm vụ của sinh viên khi nhận được Kế hoạch thực tập

Ngay sau khi nhận được Kế hoạch thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải tranh thủ trong thời gian học và thi của đợt học cuối cùng, chủ động liên hệ địa điểm thực tập, suy nghĩ và lựa chọn tên đề tài viết chuyên đề thực tập theo hướng dẫn tại mục 2 phần II và mục 2 phần IV để đăng ký địa điểm thực tập, trao đổi thống nhất tên đề tài khi giáo viên hướng dẫn thực tập.

  1. Địa điểm thực tập
  2. a) Việc tìm và liên hệ địa điểm thực tập tốt nghiệp là trách nhiệm của sinh viên. Mỗi sinh viên phải có 1 địa điểm thực tập cụ thể.
  3. b) Thứ tự ưu tiên trong việc chọn địa điểm thực tập được xác định như sau:

Thứ nhấtđịa điểm thực tập tốt nhất là doanh nghiệp, các loại công ty, hợp tác xã sản xuất, thương mại, dịch vụ được thành lập hợp pháp thuộc các thành phần kinh tế, trong mọi lĩnh vực và ngành, nghề kinh doanh, kể cả các Văn phòng luật sư, tư vấn pháp luật, các công ty luật và các cơ sở kinh doanh dịch vụ pháp lý khác

Thứ hai, có thể chọn các Sở, Phòng, đơn vị trực thuộc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, quản lý các dự án đầu tư, là bên mời thầu.

Thứ ba, trong trường hợp không liên hệ được địa điểm thực tập tại hai nhóm trên, có thể chọn các cơ quan nhà nước là Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân hoặc Văn phòng UBND các cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, tại những cơ quan này, sẽ gặp khó khăn về lựa chọn đề tài liên quan đến hoạt động kinh doanh và khai thác tài liệu để viết chuyên đề thực tập.

Thứ tưtrong trường hợp không thể liên hệ được địa điểm thực tập tại ba nhóm trên, cũng có thể chọn UBND cấp xã.

Trong trường hợp thứ ba và thứ tư, những đề tài để viết chuyên đề là những vấn đề quản lý nhà nước tại địa phương, vì vậy nên chọn những nội dung pháp lý của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý những vụ việc ô nhiễm môi trường; công tác quản lý hộ tịch tại xã, phường.

  1. c) Khi quyết định lựa chọn địa điểm thực tập, sinh viên phải chú ý, cân nhắc đến khả năng khai thác và sử dụng tài liệu cho việc viết đề tài chuyên đề thực tập mà mình dự địnhlựa chọn. Hạn chế việc thay đổi địa điểm thực tập, nhất là khi đợt thực tập đã bắt đầu được 2 tuần trở lên. Việc thay đổi đề tài viết chuyên đề thực tập do giáo viên hướng dẫn quyết định chỉ trong những trường hợp đặc biệt và thật cần thiết.
  2. d) Một địa điểm thực tập có thể có nhiều sinh viên thực tập nhưng trong đó, mỗi sinh viên phải chọn 1 đề tài khác nhau. Tại 1 địa điểm thực tập, không có 2 chuyên đề giống nhau về tên đề tài. Cách Làm Chuyên Đề Thực Tập Khoa Luật Đh Kinh Tế Quốc Dân
  3. e) Kết thúc đợt thực tập, sinh viên phải lấy nhận xét của cơ sở thực tập về thái độ làm việc, ý thức kỷ luật chấp hành các quy định của đơn vị trong thời gian thực tập. Nhận xét của cơ sở thực tập được đóng vào cuối của chuyên đề thực tập.
  4. g) Ngay sau khi nhận được Kế hoạch thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải tranh thủ,

chủ động liên hệ địa điểm thực tập để đăng ký địa điểm thực tập khi giáo viên hướng dẫn thực tập làm việc trực tiếp với các nhóm lần 1 theo lịch làm việc phía dưới

XEM THÊM : 27 Đề Tài Ngành Luật Kinh Tế Tham Khảo Hay

III. KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHOA LUẬT CỤ THỂ

  1. Thời gian thực tập tốt nghiệp

Thực hiện theo Thời gian biểu của Trung tâm Từ xa

  1. Kế hoạch thời gian cụ thể
  2. Giáo viên hướng dẫn thực tập làm việc trực tiếp (Online) với các nhóm lần 1:

Thời gian: 20h00 ngày 15/05/2022

Các giáo viên hướng dẫn thực tập và sinh viên của lớp tập trung, sau khi nghe phổ biến chung, giáo viên hướng dẫn làm việc với từng nhóm

+ Những công việc thực hiện:

1)  Phổ biến và triển khai Kế hoạch thực tập

2)  Phân chia nhóm thực tập

Lớp chia thành 24 nhóm thực tập. Danh sách các nhóm thực tập có kèm theo địa chỉ liên lạc (điện thoại, email) của từng sinh viên.

Mỗi sinh viên phải đăng ký địa chỉ liên lạc của mình (email và điện thoại), nắm địa chỉ liên lạc của giáo viên (email và điện thoại) và chủ động, trực tiếp liên lạc với các giáo viên hướng dẫn. Mỗi nhóm thực tập cử 1 nhóm trưởng. Nhóm trưởng có trách nhiệm nắm địa chỉ liên lạc, thông báo những thông tin từ giáo viên hướng dẫn tới các thành viên, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch thực tập.

3)  Phân công giáo viên hướng dẫn thực tập

Trưởng khoa Luật phân công giáo viên hướng dẫn thực tập.

4)  Hướng dẫn viết Báo cáo thực tập tổng hợp

5)  Xác định đề tài viết chuyên đề thực tập, hướng dẫn kết cấu và cách viết các chương, hướng dẫn và duyệt đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết của chuyên đề thực tập

  1. Giáo viên hướng dẫn thực tập làm việc trực tiếp (online) với các nhóm lần 2

+ Thời gian: 14h00 ngày 18/06/2022

+ Những công việc thực hiện:

1) Trao đổi với sinh viên những chương đã viết của Chuyên đề thực tập, hướng dẫn viết những chương còn lại

2) Hướng dẫn hoàn thiện toàn bộ chuyên đề để nộp theo tiến độ của Kế hoạch thực tập

Cách Làm Chuyên Đề Khoa Luật Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Cách Làm Chuyên Đề Khoa Luật Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO TỔNG HỢP VÀ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

  1. Báo cáo thực tập tổng hợp
  2. Nội dung Báo cáo thực tập tổng hợp

Báo cáo thực tập tổng hợp có những nội dung chủ yếu sau đây:

Phần I. Xác định tư cách pháp lý của đơn vị thực tập

– Nội dung Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, quyết định thành lập với những chức năng nhiệm vụ đối với cơ quan nhà nước: Số, thời gian và nơi đăng ký kinh doanh, những thông tin cơ bản trong đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập

– Những nét sơ lược với các mốc lịch sử cơ bản, những thành tựu quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của đơn vị và những thay đổi Đăng ký kinh doanh, thay đổi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thực tập tương ứng trong quá trình này (nếu có)

Phần II. Tổ chức bộ máy quản lý và lao động của đơn vị thực tập

       – Những văn bản nội bộ của đơn vị ngoài Đăng ký kinh doanh như: Điều lệ công ty, Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy, kỷ luật lao động, các Quy chế hoạt động, bán hàng, cung ứng dịch vụ do đơn vị ban hành…

– Cơ cấu tổ chức: Các bộ phận, có thể mô tả bằng các mô hình, sơ đồ tổ chức

– Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của các phòng ban, bộ phận trong đơn vị

– Các đơn vị thành viên, đơn vị phụ thuộc của đơn vị thực tập. Mối quan hệ giữa đơn vị thực tập với các đơn vị thành viên, đơn vị phụ thuộc và các tổ chức khác (nếu có)

– Tình hình chung về lao động, nhân sự trong đơn vị: Số lượng lao động và cơ cấu lao động, giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, áp dụng các chế định của Luật lao động (thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền luơng, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, kỷ luật lao động), tình hình và việc giải quyết tranh chấp lao động (nếu có).

– Từ thực tiễn của đơn vị, đưa ra những nhận xét chung về tổ chức quản lý của đơn vị trên cơ sở so sánh với quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan

Phần III. Khái quát tình hình hoạt động của đơn vị thực tập

– Phân tích những chức năng, hoạt động chủ yếu của đơn vị trong số những chức năng, ngành nghề quy định trong quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh: Những đặc điểm về phạm vi thị trường, đối tác, khách hàng, công nghệ…

– Phân tích, đánh giá sơ lược tình hình và kết quả hoạt động, kinh doanh của đơn vị trong năm và những năm gần đây. Tài liệu nghiên cứu là những bản báo cáo tổng kết công tác quý, năm mà đơn vị đã phát hành công khai. Hình thức thể hiện là những bảng số liệu, tài liệu có phân tích nội dung và những sự biến động cơ bản

Phần IV. Tìm hiểu việc ký kết và thực hiện các loại hợp đồng trong hoạt động, kinh doanh, tranh chấp trong kinh doanh, thương mại

– Các loại hợp đồng chủ yếu thường dùng trong hoạt động của đơn vị:

+ Hợp đồng mua, bán hàng hoá, hợp đồng xuất, nhập khẩu.

+ Hợp đồng cung ứng dịch vụ, du lịch, tư vấn.

+ Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Cách Làm Chuyên Đề Thực Tập Khoa Luật Đh Kinh Tế Quốc Dân

+ Hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hành khách.

+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ

+ Hợp đồng gia công, đại lý, uỷ thác

+ Các loại hợp đồng khác.

– Tình hình thực hiện các hợp đồng đã ký kết, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành.

– Tranh chấp trong kinh doanh và việc giải quyết tranh chấp: Các loại tranh chấp trong kinh doanh và nguyên nhân phát sinh, tình hình giải quyết các tranh chấp của đơn vị (tự giải quyết, yêu cầu Trọng tài, Toà án giải quyết).

Trong phần III và IV cần chú ý phân tích và đánh giá sơ lược những nội dung có liên quan đến đề tài mà sinh viên dự kiến chọn để viết Chuyên đề thực tập. Ví dụ, hướng đề tài dự kiến là hợp đồng mua, bán hàng hóa thì cần nhấn mạnh hơn những nội dung về đối tác, việc ký kết, thực hiện loại hợp đồng này.

XEM THÊM :  Đề Tài Cuối Khoá Ngành Luật Kinh Tế Quốc Tế

Phần V. Tìm hiểu việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của đơn vị trong hoạt động và quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước

– Việc quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hoá.

– Việc bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả.

– Việc áp dụng các luật thuế tại doanh nghiệp: Những thuận lợi, khó khăn, những vướng mắc của doanh nghiệp trong việc thực hiện các luật thuế.

– Tình hình và những đề xuất của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước trong điều kiện tăng cường hội nhập và cải cách thủ tục hành chính trong kinh doanh

  1. Trình bày và nộp Báo cáo thực tập tổng hợp

Số trang tối thiểu của Báo cáo thực tập tổng hợp là 15 trang, không kể phần Phụ lục (nếu có). Trang bìa báo cáo thực tập tổng hợp trình bày theo Phụ lục 1.

Báo cáo thực tập tổng hợp (và Chuyên đề thực tập) phải được trình bày trên khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1,3, kiểu gõ Unicode, lề trên 3,5 cm, lề dưới 3,0 cm, lề trái 3,5 cm, lề phải 2,0 cm. Số trang được đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang.

V.CÁC ĐỀ TÀI GỢI Ý CHUYÊN ĐỀ KHOA LUẬT ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

  1. Tên đề tài chuyên đề thực tập

Chuyên đề thực tập được viết theo một đề tài cụ thể do sinh viên đề xuất và được giáo viên thông qua ngay trong đợt giáo viên hướng dẫn thực tập làm việc trực tiếp lần thứ nhất với các nhóm

Đề tài thực tập chuyên đề phải đảm bảo thoả mãn cả 3 yêu cầu là:

Một là, nghiên cứu nội dung vấn đề pháp luật. Cách Làm Chuyên Đề Thực Tập Khoa Luật Đh Kinh Tế Quốc Dân

Hai là, nội dung pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc quản lý nhà nước về kinh tế.

Ba lànhững nội dung trên phải gắn với thực tiễn tại 1 đơn vị thực tập cụ thể.

Tên của đề tài thực tập chuyên đề phải thể hiện được cả 3 yêu cầu nêu trên.

Sau đây là những gợi ý về các chủ đề cho việc lựa chọn đề tài thực tập chuyên đề:

1) Những vấn đề lý luận và thực tế áp dụng Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư tại cơ sở thực tập.

2) Những vấn đề pháp lý trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, chuyển đổi các loại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp

3) Những vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4) Chế độ pháp lý về quản trị các công ty, doanh nghiệp; Thực tiễn và giải pháp xử lý những vấn đề pháp lý phát sinh trong việc thành lập và tổ chức quản lý hoạt động của các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, đối chiếu với Luật Doanh nghiệp, Luật hợp tác xã

5) Những tranh chấp liên quan đến việc thành lập, quản lý hoạt động của công ty

6) Luật thuế giá trị gia tăng (hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…) nhìn từ hoạt động của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có liên quan.

7) Pháp luật bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, pháp luật về thương hiệu) trong các doanh nghiệp.

8) Chế độ pháp lý đối với những nội dung cơ bản của pháp luật lao động (hoặc một chế định cụ thể của Bộ luật lao động) tại doanh nghiệp như giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động…

9) Chế độ pháp lý đối với những dịch vụ cụ thể của Luật Thương mại nhìn từ thực tiễn áp dụng của doanh nghiệp như pháp luật về quảng cáo, khuyến mại, hội chợ, triển lãm, đấu giá, đấu thầu, logistic, nhượng quyền thương mại… Cách Làm Chuyên Đề Thực Tập Khoa Luật Đh Kinh Tế Quốc Dân

10) Ký kết, thực hiện các loại hợp đồng mua, bán hàng hoá; hợp đồng dịch vụ tại đơn vị thực tập.

11) Ký kết, thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu tại doanh nghiệp.

12) Tranh chấp trong thực hiện hợp đồng và việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực hiện các loại hợp đồng

13) Chế độ pháp lý về đấu thầu (mời thầu, dự thầu) và thực tiễn tại 1 đơn vị

14) Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại với các phương thức giải quyết bằng Trọng tài thương mại, Tòa án.

15) Tổ chức công tác pháp chế tại các doanh nghiệp lớn, tại UBND, các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

16) Những nội dung cụ thể của Bộ luật dân sự 2015 và thực tiễn áp dụng.

17) Pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật tại địa phương, cơ quan về bảo vệ môi trường, giải quyết các tranh chấp đất đai…

18) Những vấn đề thực tiễn đặt ra về tố tụng hình sự, tố tụng kinh tế, lao động, hành chính, tố tụng dân sự khác và tố tụng cạnh tranh.

Nếu địa điểm thực tập là UBND huyện, xã thì có thể lựa chọn đề tài là công tác tư pháp, đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn.

Ngoài những chủ đề này, khuyến khích sinh viên lựa chọn những chủ đề khác nằm trong nội dung các học phần như: Luật dân sự, Luật thương mại, Luật thương mại quốc tế, Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp, và những vấn đề phát sinh từ thực tiễn Việt Nam khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Cộng đồng ASEAN, ký kết Hiệp định CPTPP.

  1. Cơ cấu chuyên đề thực tập

Cơ cấu của chuyên đề do từng sinh viên đề xuất theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn để thống nhất với giáo viên hướng dẫn. Theo truyền thống cơ cấu của một chuyên đề bao gồm các Chương sau đây:

– Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu

– Chương 2: Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động liên quan đề tài tại đơn vị thực tập

– Chương 3: Kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề của đề tài nghiên cứu.

Tùy vào đề tài cụ thể của từng sinh viên lựa chọn, giáo viên hướng dẫn thực tập xác định cơ cấu nội dung của chuyên đề trong đề cương sơ bộ.

  1. Tổng kết, báo cáo kết quả và lấy xác nhận thực tập của đơn vị thực tập

Chậm nhất là trong tuần cuối của đợt thực tậpsinh viên phải hoàn thành việc viết chuyên đề thực tập, thông qua nội dung chuyên đề này với đơn vị thực tập (nếu đơn vị thực tập có yêu cầu) và lấy Bản nhận xét về quá trình thực tập tại cơ sở để đóng vào trong bản in chuyên đề chính thức trước khi nộp cho Trung tâm đào tạo từ xa.

Chuyên đề tốt nghiệp phải được kiểm tra qua hệ thống Turnitin và phải đạt kết quả từ 25% trở xuống. Kết quả Turnitin phải được GVHD ký xác nhận và được đóng vào trang cuối của chuyên đề tốt nghiệp.

  1. Trình bày và nộp chuyên đề thực tập

Số trang tối thiểu của chuyên đề thực tập là 40 trang, không kể phần Phụ lục (nếu có). Trang bìa chuyên đề thực tập trình bày theo Phụ lục 2.

Thông qua Trung tâm Đào tạo Từ xa, sinh viên nộp chuyên đề thực tập cho giáo viên chủ nhiệm lớp để gửi Khoa Luật bao gồm:

– 01 bản cứng (đóng bìa mềm)

– 01 bản mềm chuyên đề nộp trên LMS

Trên đây mình đã chia sẻ đầy đủ các kiến thức để giúp các bạn có thể hoàn thành cách làm chuyên đề thực tập khoa luật đại học kinh tế quốc dân rồi nhé. Nếu các bước làm trên đây chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho các bạn thì ngay bây giờ đây bên mình có dịch vụ nhận làm luận văn thạc sĩ qua zalo 0917.193.864 để mình hỗ trợ tư vấn cho các bạn từ A đến Z nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo