Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Sơ Thẩm Vụ Án Tranh Chấp Thừa Kế

Rate this post

📣 Download Free !!! Download Ngay !!! Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Sơ Thẩm Vụ Án Tranh Chấp Thừa Kế là một trong những tài liệu với những nội dung hoàn toàn hữu ích cụ thể là cơ sở lý luận về giải quyết sơ thẩm vụ án tranh chấp thừa kế mà chắc hẳn các bạn sinh viên ngành luật đang miệt mài tìm kiếm, vì vậy các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi nhé. Nội dung của bài mình đã liệt kê bao gồm khởi kiện và thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế,chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp thừa kế,phiên toà sơ thẩm vụ án tranh chấp thừa kế… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ gợi ý cho bạn được nhiều kiến thức đa dạng để bạn có thể tự triển khai bài luận văn của mình và đạt kết quả tốt nhất.

Trước đây chúng tôi đã có viết một bài danh sách 70 đề tài luận văn thạc sĩ hợp đồng dân sự hoàn toàn xuất sắc và đây cũng là một trong số những đề tài đạt chất lượng đã được mình chọn lọc và liệt kê cho nên các bạn có thể yên tâm tham khảo và lựa chọn những đề tài này tại website luanvanluat.com của mình.Tuy nhiên, ngoài ra bên mình đang có dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ngành luật với đa dạng đề tài phổ biến, các đề tài từ khó đến dễ bên mình đều có thể giải quyết được.Làm một bài luận văn cũng như bạn đã biết quả thật không phải việc dễ dàng vì cần rất thời gian, công sức để thu thập thông tin, tìm kiếm tài liệu, số liệu… Chính vì thế, nếu như bạn có nhu cầu cần làm một bài luận văn hoàn thiện thì không thể bỏ qua dịch vụ nhận làm luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn báo giá làm bài luận văn trọn gói và sẽ đồng hành suốt trong quá trình làm bài cho đến khi bảo vệ thành công bài luận văn nhé.

1 Khởi kiện và thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế

Khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế là giai đoạn ban đầu của việc giải quyết vụ án. Để giải quyết vụ án thì người khởi kiện phải có đơn khởi kiện gửi tới TAND có thẩm quyền. Đơn khởi kiện phải đảm bảo điều kiện theo điều 189 của BLTTDS 2015 về nội dung và hình thức.

Để có thể tiến hành thụ lý vụ án, ghi và sổ thụ lý thì việc khởi kiện phải đáp ứng một số điều kiện như sau:

Điều kiện về chủ thể khởi kiện đáp ứng yêu cầu là chủ thể được thừa kế: Tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  3. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó chủ thể này cũng có thể là những người được thừa kế do di chúc hoặc ảnh hưởng trực tiếp từ thừa kế.

XEM THÊM : Báo Giá Làm Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

  • Điều kiện về thời hiệu:

Việc thừa kế theo di chúc thì – Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế…

– Theo quy định tại Điều 184 BLTTDS 2015, khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015:

Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.

Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.

Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu đúng quy định thì cần làm rõ thời điểm mở thừa kế (thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện) và ngày khởi kiện để xác định còn thời hiệu khởi kiện hay đã hết.

Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Sơ Thẩm Vụ Án Tranh Chấp Thừa Kế khi xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế, cần lưu ý các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (trường hợp sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan), quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án trong Bộ luật dân sự.

– Để xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế tại Điều 184 BLTTDS, Điều 149 và Điều 623 BLDS 2015, Điều 4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, Án lệ số 26/2018/AL của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao và tham khảo mục 1, 2 Phần III Giải đáp vướng mắc số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 và Phần I Giải đáp vướng mắc 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của TAND tối cao. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

– Điều kiện về đơn khởi kiện:Đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức theo Bộ luật tố tụng hình sự

Đồng thời việc khởi kiện phải chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định nào khác

2 Chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp thừa kế

(1) Chuẩn bị xét xử: Thời hạn chuẩn bị xét xử đối các vụ án tranh chấp về thừa kế là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

“- Lập hồ sơ vụ án: Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.

– Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

– Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

– Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

– Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

– Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

(2) Thủ tục hòa giải

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo điều 206, 207 BLTTDS.

Việc hòa giải phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc:

+ Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

+ Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

(3) Ra quyết định. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán có thể ra những quyết định như sau:

+Cơ Sở Lý Luận Về Vụ Án Tranh Chấp Thừa Kế ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. ( Điều 212.)

+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

“a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;

  1. b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
  2. c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
  3. d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;

đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;

  1. e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
  2. g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản; 
  3. h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”[1]

+ Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự

“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214 của Bộ luật này không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.

Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Sơ Thẩm Vụ Án Tranh Chấp Thừa Kế quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.”[2]

+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp quy định tại điều 217 BLTTDS.

+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử có các nội dung chính như ngày tháng năm ra quyết định, tên Tòa án ra quyết định, tên vụ án … và các nội dung khác theo quy định tại điều 220 BLTTDS

XEM THÊM : 295 Danh Sách Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Tố Tụng Hình Sự

Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Sơ Thẩm Vụ Án Tranh Chấp Thừa Kế
Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Sơ Thẩm Vụ Án Tranh Chấp Thừa Kế

3 Phiên tòa sơ thẩm vụ án tranh chấp thừa kế

– Thủ tục chung

Thủ tục phiên tòa sơ thẩm phải đẩm đảm bảo “được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.”. Pháp luật quy định chung về cách bố trí phòng xử án, hình thức xét xử trực tiếp bằng lời nói. Tiến hành kiểm tra sự có mặt của các thành phần tham gia: đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, sự có mặt của những ngươi tham gia khác

  • Chuẩn bị khai mạc phiên tòa

Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký phiên tòa phải tiến hành các công việc sau đây:

Phổ biến nội quy phiên tòa.

Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án; nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do.

Ổn định trật tự trong phòng xử án.

Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.

  • Thủ tục bắt đầu phiên tòa

Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.

Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác.

Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác.

Chủ toạ phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.

Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.

  • Tranh tụng tại phiên tòa

Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm các công việc sau:

Trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời;

Phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng.

Việc tranh tụng tại phiên tòa phải được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.

Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến không có liên quan đến vụ án dân sự.

Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Sơ Thẩm Vụ Án phần tranh tụng gồm hai phần: phần hỏi và phần tranh luận.

Đối với phần hỏi, những người tham gia tố tụng đều có thể bị hỏi nhằm xem xét đầy đủ các tình tiết của vụ án.

Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên tòa theo quy định tại Điều 260 BLTTDS 2015.

– Nghị án và tuyên án:

Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án, cụ thể theo quy định tại điều 266 BLTTDS.

“Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặt khi tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 264 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án”[3]

Bài viết trên đây là toàn bộ Cơ Sở Lý Luận Về Giải Quyết Sơ Thẩm Vụ Án Tranh Chấp Thừa Kế với những nội dung sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức hơn để bạn có thể triển khai tốt bài luận văn của mình. Cảm ơn tất cả các bạn đã cùng mình xem và theo dõi hết nguồn tài liệu này, nếu như trong quá trình mình triển khai nguồn tài liệu trên đây không làm bạn hài lòng hoặc bạn cần làm một bài luận văn thì đừng đắn đo suy nghĩ, mà hãy tìm đến dịch vụ thuê viết luận văn thạc sĩ ngành luật của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài luận văn trọn gói giá cả phải chăng, đảm bảo đạt yêu cầu chất lượng tối đa của bài viết luận văn cần có.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

[1] Điều 214 BLTTDS

[2] Điều 216 BLTTDS

[3] Điều 267 Bộ luật tố tụng dân sự

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo