Cơ Sở Lý Luận Về Phương Pháp Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật

Rate this post

Có phải bạn đang tìm Cơ Sở Lý Luận Về Phương Pháp Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật? Bạn đang là học viên chuyên ngành luật? Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ đến cho các bạn tài liệu cơ sở lý luận cụ thể là về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật với những nội dung hoàn toàn hữu ích đáng để xem và theo dõi. Nguồn tài liệu mình đã liệt kê bao gồm khái quát về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật,những ưu nhược điểm của phương pháp giải quyết xung đột pháp luật… Hy vọng tài liệu này sẽ mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức để bạn có thể triển khai tốt bài luận văn của mình.

Hiện nay các bạn học viên đang gặp các vấn đề khó khăn trong quá trình tìm kiếm đề tài, triển khai làm đề cương chi tiết hoặc triển khai nội dung bài làm. Với đội ngũ thành viên giàu kinh nghiệm về viết luận văn thạc sĩ chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho các bạn trọn gói đề tài liên hệ ngay đến dịch vụ viết luận văn thạc sĩ ngành luật của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được báo giá và tư vấn báo giá làm bài luận văn trọn gói nhé.

I.  Khái quát về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật

XĐPL là một vấn đề quan trọng trong tư pháp quốc tế. Nó cũng là cơ sở để hình thành nên những phương pháp giải quyết xung đột pháp luật hay phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Có thể hiểu, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật là việc các quốc gia lựa chọn một hệ thống pháp luật nào đó để áp dụng giải quyết một quan hệ phát luật phát sinh. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn HTPL nào để áp dụng sẽ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Tòa án có thẩm quyền hoặc sẽ không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia quan hệ đó nữa. Đây cũng là mục đích của tư pháp quốc tế nhằm đảm bảo giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh một cách khách quan, trọn vẹn trên cơ sở hợp tác bình đẳng, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các quốc gia.

Thực tế hiện nay, tư pháp quốc tế ở các nước đều có những cách thức và biện pháp rất riêng và đặc thù của mình để điều chỉnh và phân định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các QHPL dân sự mang tính chất quốc tế. Đó là hai phương pháp điều chỉnh, cụ thể:

+ Phương pháp xung đột

+ Phương pháp thực chất

Nhìn chung, mỗi phương pháp lại có những ưu thế và hạn chế nhất định tác động hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Do đó, việc phối hợp cả hai phương pháp này một cách mềm dẻo, linh hoạt vào việc giải quyết các quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ mang lại những tác động tích cực không chỉ đối với quan hệ đó nói riêng mà lớn hơn là tình hữu hảo, giao lưu, phát triển lâu dài giữa các quốc gia với nhau nói chung.

XEM THÊM : Top 95 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế

II. Những ưu, nhược điểm của phương pháp giải quyết xung đột phát luật

1, Phương pháp thực chất

Phương pháp thực chất được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia quan hệ. Các quy phạm thực chất này thể hiện dưới hai hình thức:

+ Trong các điều ước quốc tế (quy phạm thực chất thống nhất): Đây là trường hợp mà quy phạm thực chất đã được nhất thể hóa trong các điều ước quốc tế. Trong quá trình hợp tác quốc tế về mọi mặt: kinh tế, thương mại, kỹ thuật, văn hóa, giao thông vận tải… Hay có thể nói rằng đây là quá trình quốc tế hóa đời sống KT-XH giữa các nước.

+ Trong các văn bản pháp luật của một quốc gia (quy phạm thực chất trong nước). Ví dụ: Luật đầu tư, Luật về chuyển giao công nghệ…

a, Ưu điểm:

Nhìn chung việc sử dụng phương pháp thực chất chính là việc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ chiếu theo các quy phạm thực chất đã được quy định sẵn trong các điều ước quốc tế hoặc đã được quy định trong luật quốc gia để chiếu xem xét và giải quyết các xung đột. Điều này có nghĩa là sẽ trực tiếp áp dụng quy phạm đó để giải quyết mà loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng luật nước ngoài. 

Cơ Sở Lý Luận Về Phương Pháp Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật qua đây ta có thể thấy phương pháp này có ưu điểm hơn so với phương pháp xung đột đó là nó giải quyết trực tiếp các quan hệ và nó chỉ áp dụng trong các quan hệ, lĩnh vực cụ thể. Do đó, mà phương pháp này sẽ giúp cho việc giải quyết các xung đột được nhanh chóng hơn, do không phải qua giai đoạn chọn hệ thống luật và các quy phạm của hệ thống luật đó để giải quyết.

– Hơn nữa, do phương pháp này chỉ sử dụng đối với các bên tham gia quan hệ cụ thể trong các không gian giới hạn và đôi khi chỉ áp dụng với các chủ thể cụ thể. Vì thế mà  các chủ thể này thường biết trước các điều kiện pháp lý đó, để hợp tác với nhau trong các quan hệ, tránh được các xung đột xảy ra.

– Phương pháp này còn điều chỉnh trực tiếp bằng cách các quốc gia kí kết điều ước quốc tế mà trong các điều ước quốc tế đó tồn tại các quy phạm thực chất thống nhất, vì vậy nó đã làm tăng khả năng điều chỉnh hữu hiệu của luật pháp, tính khả thi cao hơn, loại bỏ được sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn trong luật pháp giữa các nước với nhau.

XEM THÊM : Trọn Bộ 362 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Doanh Nghiệp

b, Nhược điểm:

Các quy  phạm thực chất, do tính cụ thể và trực tiếp của phương pháp mà đôi khi nó không thể trù liệu được hết các lĩnh vực cũng như quan hệ phát sinh. 

Không những thế, phần lớn giữa các quốc gia có điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội khác nhau do đó việc xây dựng một quy phạm thực chất thống nhất chung giữa các quốc gia là điều không hề đơn giản. Vì để đi đến thống nhất ý chí giữa các bên còn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Bên cạnh đó,  để có thể đi đến kí kết được các quy phạm thực chất, không đơn giản các quốc gia chỉ ngồi lại với nhau mà đôi bên còn  phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định mới có thế bảo đảm quy phạm thực chất được xây dựng thành công. Trong khi đó, điều kiện kinh tế các quốc gia không phải lúc nào cũng cho phép. Do vậy, càng thêm khó khăn cho việc xây dựng các quy phạm này.

Cơ Sở Lý Luận Về Phương Pháp Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật
Cơ Sở Lý Luận Về Phương Pháp Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật

2, Phương pháp xung đột

Phương pháp xung đột được hình thành khá sớm và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của các quốc gia (kể cả QPXĐ trong các ĐƯQT mà quốc gia đó là thành viên), đó là hệ thống tổng thể các QPXĐ của nước mà tòa án ở đó có thẩm quyền giải quyết (theo nguyên tắc Lex fori). QPXĐ là quy phạm mang tính chất dẫn chiếu, ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết QHPL dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế. Vì vậy cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải chọn ra một hệ thống pháp luật của nước này hay nước kia có liên đới tới yếu tố nước ngoài đề xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự.

a, Ưu điểm: 

– Xuất phát từ đặc điểm của QPXĐ có thể thấy phương pháp xung đột mang tính chất chung, gián tiếp giải quyết các quan hệ cụ thể. Việc xây dựng các QPXĐ có một ý nghĩa quan trọng trong tư pháp quốc tế hiện nay, cụ thể: Trong điều kiện hiện nay khi mà nền KT-CT các quốc gia ngày càng phát triển, đòi hỏi các nước phải có quan hệ mật thiết với nhau. Và lúc đó, việc bảo hộ cho công dân nước nước mình tại nước ngoài cũng như trong nước sẽ là một vấn đề cần phải được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, gia đình, lao động có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ luôn có tính chất vượt ra khỏi “biên giới” của quốc gia hay nói cách khác nó luôn luôn liên quan đến một hoặc nhiều quốc gia khác. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy mỗi quốc gia có một chế độ chính trị, văn hóa và trình độ phát triển khác nhau kể cả có cùng chế độ chính trị, vì vậy khó khăn nằm ở chỗ hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng sẽ khác nhau khi quy định về cùng một vấn đề. Chẳng hạn, về độ tuổi kết hôn: ở Việt Nam là 18 tuổi với nữ, 20 tuổi với nam, nhưng ở Trung Quốc thì tuổi này là 20 và 22, còn ở Pháp là 16 và 18, riêng nước Anh thì cả nam và nữ đều là 16. Do đó, việc thừa nhận QPXĐ là công cụ chủ yếu để thiết lập và bảo đảm một trật tự pháp lý trong QHPL dân sự quốc tế. Chính vì thế, phương pháp xung đột được sử dụng cả ở các nước theo hệ thống luật thực định (VD: các nước châu Âu lục địa như Đức, Pháp…), cũng như ở các nước theo hệ thống luật thực hành (VD: Anh, Pháp…).

Cơ Sở Lý Luận Về Xung Đột Pháp Luật phương pháp xung đột giúp cho việc giải quyết các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngoài một cách thuận lợi, dễ dàng hơn. Qua đó, tránh được những tranh chấp giữa các quốc gia, gây bất ổn đến quan hệ giữa các nước với nhau, quan trọng nhất là điều hòa được lợi ích giữa các quốc gia. Ví dụ: Công ty A Hàn Quốc kí hợp đồng mua bán thiết bị máy tính với công ty B của Anh. Hai bên thỏa thuận thuê xe vận chuyển theo như hợp đồng. Tuy nhiên, phát sinh tranh chấp khi trong quá trình vận chuyển do không bảo quản tốt đã để hàng hóa dính nước mặn, dẫn đến thiệt hại. Vậy trong trường hợp đó, cần phải sử dụng luật của bên nào để giải quyết tranh chấp, khi mà pháp luật điều chỉnh của 2 bên về vấn đề này là khác nhau?

b, Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm của phương pháp này, còn phải nói đến những hạn chế nhất định không thể tránh khỏi. Cụ thể:

– Vì pháp luật của các nước có những quy định khác nhau, việc sử dụng QPXĐ để giải quyết xem ra là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, do tinhs chất đặc thù và riêng biệt của QPXĐ mà vẫn có những trường hợp Tòa án không chọn được luật thực chất để áp dụng bởi chưa có quy phạm xung đột trong lĩnh vực đó. Lúc này Tòa án cần xem xét hệ thống luật pháp của nước mình để tìm ra các quy định cần thiết để giải quyết vụ việc.

Khi xem xét nội dung của phương pháp xung đột ta thấy rất trừu tượng, đòi hỏi phải có chuyên môn sâu trong lĩnh vực pháp luật mới có thể hiểu được đầy đủ. Trong khi đó, đội ngũ chuyên gia luật không phải ở nước nào cũng giỏi mà vấn đề áp dụng QPXĐ lại phức tạp. Vì vậy, dễ xảy ra tính chất không nhất quán đối với một vụ việc nếu giải quyết ở Tòa án có thẩm quyền tại các nước khác nhau, dẫn đến việc các bên khi ký kết các hợp đồng cần phải thấy trước luật của nước nào sẽ có khả năng áp dụng hoặc phải chọn sẵn luật nước nào để áp dụng cho quan hệ đó.

Cơ Sở Lý Luận Về Phương Pháp Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật phương pháp xung đột được áp dụng trong hệ thống luật Anh – Mỹ còn phức tạp hơn nhiều. Ở đây, Tòa án có thẩm quyền rất rộng, còn các QPXĐ lại được hình thành trên cơ sở án lệ (thực tiễn tòa án và trọng tài). Điều này dẫn đến rất nhiều khả năng xảy ra trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại trong quan hệ hợp đồng mà các bên khi tham gia các quan hệ đó không thể lường trước được.

– Cần phải nói đến đặc trưng trung lập, khách quan của PPXĐ. Rõ ràng là, không hoàn toàn trung lập hay khách quan khi quy phạm pháp luật xung đột dẫn chiếu đến luật nước nào thì áp dụng luật nước đó. Thực tế ai cũng biết là khi quyết định lựa chọn luật nào được áp dụng thì thẩm phán thông qua lăng kính ý chí chủ quan của mình đã hình dung trước, hay nhìn thấy trước hệ quả của việc áp dụng đó. Như vậy, phải chăng Tòa án làm ra vẻ khách quan khi dựa vào quy phạm pháp luật xung đột để lựa chọn luật áp dụng, nhưng thực tế thì họ đã nhìn thấy trước hệ quả của nó khi áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó?

– Trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại, người ta thường áp dụng loại hệ thuộc xung đột mới là tự do lựa chọn luật áp dụng. Chính sự tự do này đôi khi khiến cho các bên đương sự lạm dụng khi tránh không phải áp dụng một hệ thống pháp luật mà đáng lẽ nó phải được áp dụng. Do đó, phải xem xét yếu tố trung lập. Khách quan, có còn tồn tại không, hay vi phạm pháp luật xung đột, như chính quy phạm pháp luật, cũng chỉ là sản phẩm của con người trong quá trình hoạt động nhận thức hiện thực quanh mình, từ đó hình thành nên quy tắc ứng xử cho hành vi?

– Mối liên hệ giữa hai phương pháp trên:

Cơ Sở Lý Luận Về Phương Pháp Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật có thể  thấy, phương pháp xung đột và việc áp dụng các quy phạm xung đột là phương pháp chủ yếu được sử dụng hiện nay bởi nó xuất phát từ thực tiễn áp dụng trong tư pháp quốc tế, khả năng dễ xây dựng cũng như ít tốn kém vể chi phí vì chỉ thông qua thỏa thuận giữa hai bên mà thôi. Mặc dù, đi sâu vào nghiên cứu hai phương pháp trên, ta thấy phương pháp thực chất thể hiện được tính ưu việt hơn hẳn so với phương pháp xung đột bởi sự nhanh chóng, cụ thể trong việc áp dụng luật điều chỉnh một quan hệ pháp luật nào đó. Tuy nhiên, phương pháp thực chất khó có thể xây dựng và đi đến thống nhất giữa các bên bởi hầu hết các quốc gia không có sự tương đồng về lịch sử, dân tộc, trình độ phát triển và lợi ích… Do đó, việc xây dựng được một quy phạm thực chất quả rất khó khăn.

Về mặt nào đó, ta có thể nói việc thống nhất hóa các quy phạm xung đột nó cũng góp phần củng cố cho việc nhất thể hóa các quy phạm thực chất. Khi QPXĐ dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng để giải quyết quan hệ một cách dứt điểm, thì ở đây ta lại thấy tính chất “song hành” giữa QPXĐ với QPTC trong điều chỉnh pháp luât.

Như vậy, sự thống nhất trong cơ cấu, hệ thống các QPXĐ và QPTC của tư pháp quốc tế là nền tảng cần thiết của hai phương pháp điều chỉnh để giải quyết một loại quan hệ pháp luật, đó là quan hệ dân sự quốc tế. Qua đó, ấn định một quy tắc xử sự chung, bảo đảm tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ đó.

Trên đây là một trong những nội dung mà chúng tôi chia sẻ đến cho các bạn học viên ngành luật với nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Phương Pháp Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật ngoài việc đọc tài liệu này thì các bạn có thể tải flie về. Nội dung trên phù hợp với các bạn đang chuẩn bị làm bài luận văn, bài viết trên được chúng tôi thu thập từ một số bài làm được chúng tôi triển khai cho học viên các thế hệ trước đây hy vọng sẽ là một tài liệu hữu ích triển khai cho các bạn học viên sau này. Ngoài ra, hiện nay chúng tôi còn nhận dịch vụ làm luận văn thạc sĩ ngành luật theo yêu cầu qua zalo/telegram : 0917.193.864 có thể làm trọn gói, bao chỉnh sửa,và giá cả phải chăng cho nên các bạn có thể yên tâm khi đến với dịch vụ này nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo