📢📢📢 Tải Free !!! Tải Ngay !!! Cơ Sở Lý Luận Về Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản chắc hẳn đây là một trong những nguồn tài liệu đang được nhiều bạn quan tâm và tìm kiếm, chính vì thế, ngay hôm nay các bạn hãy cùng xem và tham khảo nguồn tài liệu hữu ích này nhé, mình đã tiến hành triển khai nội dung như là khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,đặc điểm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các dấu hiệu pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…
Trước đây chúng tôi đã từng viết một bài tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản bộ luật hình sự là những nội dung rất hay các bạn có thể xem và tham khảo tại website luanvanluat.com của mình để cập nhật thêm được nhiều thông tin đa dạng hơn.Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại bên mình đang có nhận viết thuê luận văn luật với nhiều đề tài đa dạng phong phú, điểm cao. Nếu như bạn thật sự đang gặp khó khăn về vấn đề phải hoàn thành một bài luận văn thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến viết thuê luận văn thạc sĩ qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn và báo giá một cách nhanh nhất có thể nhé.
1.Khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trước hết, xét về mặt ngôn ngữ học, để hiểu nội dung của thuật ngữ “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, ta xem xét khái niệm của từng thành phần cấu tạo nên thuật ngữ này. Theo Từ điển tiếng Việt, lạm dụng được định nghĩa là “dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn”[1]. Tín nhiệm được hiểu là “tin tưởng mà giao phó, trông cậy vào nhiệm vụ, sự việc cụ thể nào đó”[2]. Còn chiếm đoạt là “chiếm của người làm của mình, bằng cách dựa vào vũ lực, quyền thế”[3]. Như vậy, dựa vào các khái niệm trên có thể hiểu “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là hành vi lợi dụng sự tin tưởng của người khác để biến tài sản của người khác trở thành của mình, xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác.
Về mặt khoa học pháp lý, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra cách định nghĩa về thuật ngữ này, cụ thể như sau:
Tác giả Dương Thị Hải Yến lại Luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu về “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra quan điểm về thuật ngữ này là: “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả mặc dù có điều kiện, khả năng trả nhưng cố tình không trả, hoặc đã sử dụng tài sản đó bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”[4]. Có thể thấy khái niệm này được đưa ra theo hướng liệt kê các hành vi được coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và xuất phát chủ yếu từ quy định của pháp luật về tội phạm này.
XEM THÊM : Báo Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật
Cách đưa ra khái niệm này cũng tương tự với quan điểm của các tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải và Nguyễn Văn Điền: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”[5]
Cơ Sở Lý Luận Về Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản ở một góc nhìn và căn cứ khác, tác giả Vũ Thị Oanh Kiều đã đưa ra khái niệm: “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên bằng các hình thức hợp đồng rồi sử dụng hợp đồng đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng hoàn trả lại tài sản và dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”[6] t. Ở đây tác giả cũng đưa ra khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoàn toàn căn cứ trên các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đây là góc nhìn xuất phát từ BLHS năm 1999 thay vì BLHS năm 2015.
Nhìn chung, các quan điểm về khái niệm “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đa phần được các tác giả nhìn nhận và xuất phát từ quy định cụ thể của pháp luật hình sự có hiệu lực tại từng thời kỳ. Từ lý luận và phân tích nêu trên, căn cứ theo quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015 có thể rút ra khái niệm về thuật ngữ này như sau:
“Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”
Trong đó, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không dùng bất kỳ thủ đoạn nào để lấy tài sản đang từ trong tay của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm mà thông qua việc nhận tài sản hợp pháp từ chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng dân sự, kinh tê. Sau đó lợi dụng sự tin tưởng của người bị hại, người phạm tội tạm thời chiếm hữu, sử dụng tài sản của người bị hại, sau đó sử dụng các hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của người bị hại.
XEM THÊM : 217 Đề Tài Luận Văn Ngành Luật Lĩnh Vực Hình Sự Phụ Trách
2.Đặc điểm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Xuất phát từ khái niệm nêu trên, có thể thấy tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm nhất định sau đây:
Thứ nhất, căn cứ nhận tài sản bị lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt là hợp pháp.
Căn cứ nhận tài sản ban đầu của người phạm tội xuất phát từ giao dịch như vay, mượn, thuê tài sản,…thông qua hợp đồng với ý chí đồng thuận của chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản hợp pháp. Nói một cách khác, một người chỉ được xem là phạm tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản khi ban đầu họ nhận được tài sản một cách chính đáng bởi giao dịch hợp đồng với chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Trong thời điểm nhận tài sản không hề có bất kỳ hành vi có lỗi, vi phạm nào xảy ra, đồng thời hợp đồng cũng không thuộc bất kỳ trường hợp vô hiệu hay vi phạm pháp luật nào khác theo quy định.
Thứ hai, ý thức chiếm đoạt tài sản nảy sinh sau khi người phạm tội nhận được tài sản.
Sau khi nhận được tài sản một cách hợp pháp từ chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản, vì những lý do nhất định, người phạm tội quyết định chiếm đoạt tài sản. Xuất phát từ ý thức đó, người phạm tội đã dùng “thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện trả, có khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc tuy không có ý thức chiếm đoạt những đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại cho chủ sở hữu”[7]. Nói một cách khác, hành vi phạm tội của người phạm tội xuất phát sau thời điểm nhận tài sản và liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả tài sản lại cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng tài sản hợp pháp theo quy định của hợp đồng đã giao kết hoặc pháp luật có liên quan.

Để hiểu hơn về đặc điểm này có thể xem xét tại ví dụ minh họa tại bản án số 9/2020/HSST ngày 08/01/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Ngày 30/8/2019, Nguyễn Hữu T đã đi đến cửa hàng cho thuê xe máy “Phú Béo” của ông S, sinh năm 1956 trên đường C, khối 7, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An làm Hợp đồng thuê một chiếc xe máy nhãn hiệu Honda Wave Alpha màu đen bạc, BKS 37 D1-64962, thời hạn thuê tính từ ngày 30/8/2019 đến ngày 02/9/2019, giá thuê xe là 100.000đ/1ngày với mục đích để đi lại. Tuyến đã trả số tiền thuê xe hai ngày là 200.000 đồng. Sau khi đến hạn hợp đồng thuê xe ông Sơn không thấy Tuyến mang chiếc xe máy đến trả như đã hẹn nên ông Sơn đã nhiều lần điện thoại cho Tuyến nhưng không liên lạc được. Đến ngày 07/9/2019, Tuyến gọi điện cho ông Sơn xin gia hạn thuê xe thêm hai ngày và được ông Sơn đồng ý. Đến khoảng 18 giờ 00 phút ngày 10/9/2019 do thiếu tiền tiêu xài cá nhân Nguyễn Hữu T nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản nên mang chiếc xe máy trên đến tiệm cầm đồ Sơn Hải, tại địa chỉ số 45 đường L, xã H, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An do anh Phạm Hồng S (sinh năm 1992, trú tại xóm M, xã H, thành phố V, tỉnh N làm chủ tiệm) cầm cố cho anh Nguyễn Mạnh H (là nhân viên tiệm cầm đồ) số tiền 5.000.000 đồng, số tiền này Tuyến đã tiêu xài cá nhân hết.
Cơ Sở Lý Luận Về Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản theo đó, trong trường hợp này T đã nhận được tài sản là chiếc xe máy từ ông Sơn thông qua hợp đồng thuê xe là hợp pháp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, T đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản nên dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện. Thời điểm nảy sinh ý định là sau khi giao kết hợp đồng với ông Sơn.
Thứ ba, căn cứ để chiếm đoạt tài sản của người phạm tội là sự tín nhiệm của người bị hại.
Căn cứ nhận tài sản của người phạm tội là từ một hợp đồng giao dịch hợp pháp với chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản. Vì vậy, người phạm tội đã lợi dụng sự tin tưởng của chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản trên cơ sở của hợp đồng để thực hiện hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể này. Để làm rõ, sự tín nhiệm ở đây không phải thể hiện trên cơ sở ý thức của người bị hại mà dựa trên căn cứ có hợp đồng được xác lập. Việc xác lập hợp đồng để thực hiện giao dịch được coi là biểu hiện cho sự tín nhiệm của người bị hại đối với người phạm tội.
3.Các dấu hiệu pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Dựa trên khoa học luật hình sự Việt Nam, tội phạm được hợp thành bởi sự kết hợp, tồn tại của bốn yếu tố, có thể được phân chia trong tư duy và bởi vậy có thể cho phép nghiên cứu độc lập với nhau, đó là khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.[8] Bốn yếu tố đó kết hợp với nhau tạo nên cấu thành của tội phạm. Hay nói cách khác, cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự, cũng là những dấu hiệu pháp lý của tội phạm đó.
Cũng như bất kì loại tội phạm nào, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.Việc nghiên cứu các dấu hiệu cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ bản chất pháp lý của loại tội phạm này từ đó là cơ sở pháp lý cho việc định tội và truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, dấu hiệu chủ thể.
Cơ Sở Lý Luận Về Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm căn cứ theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015, chủ thể của tội phạm nói chung là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Theo đó, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.
Theo đó, khi xem xét với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm chỉ cần đảm bảo các yếu tố:
(i) Có năng lực trách nhiệm hình sự;
(ii) Đạt độ tuổi luật định chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015;
(iii) Có hành vi vi phạm quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015.
Theo một góc nhìn chi tiết hơn, dựa trên quy định về các khung hình phạt của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đồng thời căn cứ theo đánh giá độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại BLHS năm 2015, có thể thấy: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi phạm tội quy định tại khoản 3, khoản 4 và từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội được quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015”[9].
Thứ hai, dấu hiệu khách thể.
Về mặt lý luận, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo đó, đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khách thể được xác định chính là quan hệ sở hữu. Hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ sở hữu là hành vi xâm phạm đến các quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Đây cũng là điểm khác biệt để phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các tội xâm phạm quyền sở hữu khác. Bởi lẽ, khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ là quan hệ sở hữu. Trong khi đó, các tội như tội cướp tài sản, cướp giật tài sản lại xâm phạm cả quan hệ nhân thân.
Cũng như các hành vi phạm tội khác, để xâm phạm đến quan hệ sở hữu thì người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng phải tác động đến tài sản (đối tượng vật chất mà nhờ đó quan hệ sở hữu phát sinh và tồn tại). Đối tượng bị tác động đến của tội phạm này là tài sản tuy nhiên không phải loại tài sản bị xâm phạm về quyền sở hữu cũng thuộc phạm vi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, việc chiếm đoạt những tài sản bị pháp luật cấm giao dịch như: ma túy, thuốc phiện, vũ khí,… thì không được coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bởi lẽ bản chất của tội phạm này là phải xuất phát từ một hợp đồng giao dịch trước đó.
Thứ ba, dấu hiệu về mặt chủ quan.
Mặt chủ quan của tội phạm, bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, trong đó lỗi được coi là yếu tố quan trọng nhất trong mặt chủ quan khi xem xét định danh tội phạm bởi nó được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Trong bất kỳ cấu thành tội phạm nào, “lỗi” luôn là yếu tố thiết yếu được xem xét, đánh giá. Việc xem xét và đánh giá lỗi của chủ thể phải đánh giá tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt chứ không phải tại thời điểm nhận tài sản. Bởi lẽ, chỉ sau khi đã giao kết hợp đồng và nhận được tài sản đó, người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt.
Cơ Sở Lý Luận Về Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản mặt khác, mục đích và động cơ phạm tội tuy cũng là những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Cụ thể đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, động cơ và mục đích phạm tội không có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, chúng chỉ được xem xét trong việc định khung hình phạt và lượng hình. Nhưng xem xét một cách chi tiết có thể đánh giá rằng động cơ của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài là vụ lợi và mục đích phạm tội là nhằm chiếm đoạt được tài sản. Ngoài mục đích chiếm đoạt người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác, trong trường hợp này người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, dấu hiệu về mặt khách quan.
Mặt khách quan của tội phạm là “mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện ra của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, có thể nhận thức được bằng các giác quan trực tiếp hay bằng tư duy lôgic”[10]. Nội dung mặt khách quan bao gồm: hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng như thủ đoạn, phương tiện, công cụ, hoàn cảnh, thời gian phạm tội.
Xuất phát từ lý luận đó, xem xét và đánh giá ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng nhận thấy tội phạm này có đầy đủ đặc điểm mặt khách quan của tội phạm nói chung, đó là: hành vi gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu, nguy hiểm cho xã hội, và hành vi đã được tính toán cân nhắc là hoạt động có ý thức và ý chí của chủ thể, được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội hành vi đã vi phạm quy định của pháp luật hình sự.
Dựa trên quy định của pháp luật hình sự, có thể thấy, một trong các hành vi sau sẽ được coi là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
- “Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng;
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, hoặc đã bị kết án về tội này hoặc các tội danh cụ thể được quy định theo pháp luật;
- Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình của họ.”[11]
Như vậy, đặc điểm hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thể hiện trước hết ở dấu hiệu: người phạm tội đã nhận được tài sản một cách hợp pháp từ chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Căn cứ pháp lý của việc nhận tài sản là hợp đồng dân sự, kinh tế như: hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản, hoặc các hình thức hợp đồng khác. Sau khi có được tài sản trong tay, người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt tài sản được giao. Sự chiếm đoạt đó có thể là tiếp tục chiếm giữ không chịu trả lại tài sản cho chủ sở hữu, hoặc tự ý sử dụng, định đoạt tài sản không đúng với nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng với ý định không muốn trả lại tài sản khi thời hạn hợp đồng đã hết.
Cơ Sở Lý Luận Về Chiếm Đoạt Tài Sản hậu quả của hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc chiếm đoạt được tài sản của chủ sở hữu đã giao cho mình. Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các yếu tố về địa điểm, thời gian, v.v.. không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm này.
Nhìn chung, bốn yếu tố của cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã được phân tích nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại không tách rời nhau, đồng thời được xem là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự và để định tội danh. Vì vậy, việc hiểu rõ bản chất và các dấu hiệu này là rất quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, giúp định danh tội phạm chính xác, tránh những nhầm lẫn, sai lầm trong hoạt động xét xử.
[1] Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.538. [2] Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.1646 [3] Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.151 [4] Dương Thị Hải Yến (2018), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ luật học, tr.9. [5] Đoàn Thị Ngọc Hải và Nguyễn Văn Điền (2018), “Một số vấn đề về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định của pháp luật hình sự”, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, nguồn: [6] Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.7 [7] Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.7. [8] Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.34. [9] Vũ Thị Oanh Kiều (2017), “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, tr.18. [10] Phạm Thị Ngọc Loan (2021), “Mặt khách quan của tội phạm là gì ? Ý nghĩa nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm”,Công ty Luật TNHH Minh Khuê, [11] Quốc hội (2015), Điều 175 BLHS, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.Trên đây là toàn bộ nguồn tài liệu Cơ Sở Lý Luận Về Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản mà mình đã liệt kê và đồng thời cũng đã chia sẻ đến cho các bạn tha hồ tham khảo, hi vọng sau khi xem xong nguồn tài liệu này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn. À mà đừng quên hiện tại bên mình có nhận viết luận văn ngành luật điểm cao, nếu mọi vấn đề khó khăn bạn chưa thể giải quyết thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến nhận làm luận văn thạc sĩ qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.