Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng

Rate this post

Trong thời kỳ xã hội ngày càng phát triển và trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ ngày càng phát triển không chỉ giới hạn bởi biên giới quốc gia mà mở rộng ra khu vực và toàn thế giới thì vấn đề giải quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng cần xây dựng những cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Nhận thấy điều đấy, nên Luận Văn Luật muốn gửi đến các bạn một số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng. Chúc các bạn làm bài thật tốt!

  • Hầu hết NTD ở Việt Nam không biết đầy đủ quyền lợi của mình trong khi đó Luật BVQLNTD năm 2010 chưa được phản ánh đầy đủ các quy chuẩn của pháp luật quốc tế: Tại Điều 8 của Luật BVQLNTD  năm 2010 mới chỉ quy định  các quyền được đảm bảo về sức khỏe; quyền được thông tin; quyền được lựa    chọn; quyền được góp ý kiến; quyền được tham gia xây dựng pháp luật liên quan; quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; quyền khiếu nại tố cáo và quyền được tư vấn; Hai quyền còn lại là quyền được đào tạo về kiến thức tiêu dùng và quyền được hưởng thụ môi trường lành mạnh được ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác. Điều này cho thấy Luật BVQLNTD năm 2010 chưa được phản ánh đầy đủ  các quy chuẩn của pháp luật quốc tế. Vì vậy chỉ khi được pháp luật quy định  đầy đủ các quyền của NTD và NTD nhận thức được đầy đủ các quyền của mình thì việc  áp dụng các biện pháp giải quyết TCTD mới đạt hiệu quả và có tính phù hợp
  • Cần bổ sung các quy định để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa NTD và doanh nghiệp, hạn chế trường hợp NTD lạm dụng quyền trong giải quyết tranh chấp để gây thiệt hại cho uy tín doanh nghiệp. Hiện nay, trong hoạt động tố tụng đối với các TCTD, thực tế cho thấy chênh lệch khá lớn nếu so sánh về số lượng các quy định mang tính “ưu tiên” đối với NTD với các quy định hạn chế hành vi lạm dụng quyền ưu tiên gây phương hại lợi ích của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc bổ sung các quy định siết chặt điều kiện bồi thường và nghĩa vụ đối với cá nhân, tổ chức lạm dụng quyền ưu tiên của NTD một mặt sẽ hài hòa lợi ích giữa cả doanh nghiệp và NTD, một mặt hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
  • Để phát huy tích cực sức mạnh xã hội hóa trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD và để thực hiện quyền được lựa chọn của NTD, pháp luật cần tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để NTD tự thành lập các tổ chức của riêng họ. Do tính chất đặc thù, Hội BVQLNTD còn được điều chỉnh theo Chương 3 Luật BVQLNTD, do Bộ Nội vụ cấp phép và quản lý. Đối với các hội có tính chất đặc thù, ngoài các nội dung điều chỉnh chung, việc thành lập và hoạt động của hội còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí theo biên chế nhà nước cấp để tham gia hoạt động phản biện xã hội, xây dựng pháp luật. Thủ tục thành lập hội theo quy định hiện hành không hề đơn giản và bị ràng buộc lớn bởi số lượng thành viên tham gia và việc cấp phép của cơ quan quản lý nhà nước, nên việc lập ra các đơn vị xã hội dân sự tự chủ của các nhóm hoạt động về bảo trợ quyền của NTD riêng lẻ là rất khó. Trước thực tế đó, bên cạnh việc nới lỏng các ràng buộc khi thành lập các nhóm xã hội bảo vệ quyền của NTD thì tổ chức được thành lập cần đảm bảo một số nguyên tắc hoạt động như:

(i) Phát huy vai trò tích cực, chủ động của từng cá nhân NTD trong hoạt động của hội từ việc thành lập, duy trì hoạt động và tham gia giải quyết các tranh chấp về tiêu dùng; (ii) Đảm bảo quyền tự chủ của NTD trong việc thành lập, tính độc lập, không bị ràng buộc về chính trị (bị chi phối bởi ảnh hưởng của cơ quan quản lý nhà nước) và kinh tế (bị chi phối bởi các nhà tài trợ, doanh nghiệp kinh tế lớn). Có như vậy, cùng với sự tăng trưởng của thị trường và xã hội, ý thức vì cá nhân và cộng đồng của NTD sẽ phát triển ở những mức độ tương xứng.

Xem thêm:

– Pháp luật giải quyết TCTD cũng đặt ra yêu cầu sớm bổ sung các chế định pháp lý phù hợp với sự phát triển nhanh của xã hội. Pháp luật hiện nay chưa lường tới các khía cạnh mở rộng về diện và chất của pháp luật bảo vệ NTD. Cụ thể, các khái niệm về giải quyết tranh chấp vượt qua biên giới lãnh thổ, hay nói cách khác cần xây dựng cơ chế hợp tác song phương, khu vực và quốc tế trong hoạt động giải quyết TCTD chưa được nhắc tới. Trong khi đó, giải quyết TCTD đối với các TCTD phát sinh từ những phương thức tiêu dùng mới mẻ như mua hàng trực tuyến, mua hàng qua truyền hình, mua chung, nhóm mua…chưa hề được quy định cụ thể. Quyền lợi của NTD khi tham gia giao dịch trên các kênh giao dịch mới như thương mại điện tử là rất “mong manh” khi mà hệ thống pháp luật còn chưa phát triển. Đây là một trong những thách thức đối với hệ thống pháp luật hiện hành trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày một sâu rộng hơn vào đời sống quốc tế.

Trên đây là một số giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng mà Luận Văn Luật đề xuất ra để chia sẻ đến các bạn sinh viên, nếu các bạn gặp khó khăn khi đang làm bài luận văn ngành Luật thì hãy liên hệ đến Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật của mình để có thể được hỗ trợ cũng như tư vấn nhiệt tình nhé. Các bạn kết nối qua Sđt zalo: https://zalo.me/0917193864

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo