Khái Niệm Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân

Rate this post

Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, thuế luôn luôn là một công cụ quan trọng của nhà nước. Thuế vừa là nguồn thu chủ yếu và ổn định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công xã hội đồng thời cũng là công cụ để Nhà nước quản lý nền kinh tế vĩ mô. Do vậy, công tác quản lý thu thuế có vai trò to lớn, quyết định đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Có rất nhiều loại thuế, ở bài viết này Luận Văn Luật sẽ gửi đến các bạn sinh viên Khái Niệm Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân

    • Khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân:

Quản lý thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình ban hành và thực thi pháp luật về thuế TNCN nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đạt được các mục tiêu mà nhà nước đặt ra.

  • Mục tiêu của quản lý thuế thu nhập cá nhân: 

– Đảm bảo nguồn thu từ thuế TNCN tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN: Thuế TNCN chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng thu NSNN, vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế TNCN sẽ góp phần mang lại nguồn thu cho NSNN.

– Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức và cá nhân: Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua công cụ pháp luật để tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức và cá nhân sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động này. Qua công tác tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế TNCN, ý thức chấp hành pháp luật về thuế cũng được nâng cao.

Xem thêm:

  • Nguyên tắc quản lý thuế thu nhập cá nhân:

– Tuân thủ pháp luật: Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên trong quan hệ quản lý thuế bao gồm cả cơ quan nhà nước và NNT. Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý; quyền và nghĩa vụ của NNT đều do pháp luật quy định.

– Đảm bảo tính hiệu quả: Các hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân được thực hiện, các phương pháp quản lý được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế, đồng thời chi phí quản lý thuế là tiết kiệm nhất.

-Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế: để đảm bảo hoạt động thu, nộp thuế đúng pháp luật, nhà nước nào cũng cần tăng cường các hoạt động quản lý đối với NNT. Trong điều kiện quản lý thuế hiện đại, sự tăng cường vai trò của nhà nước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho NNT chủ động lựa chọn cách thức khai thuế và nộp thuế phù hợp với hoạt động của mình, tôn trọng tính tự giác của NNT.

– Công khai, minh bạch: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế thu nhập cá nhân phải công khai cho NNT  được biết. Nguyên tắc này đòi hỏi các quy định về quản lý thuế TNCN phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, một nghĩa.

– Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế cho mỗi nước. Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những thay đổi quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các cam kết thông lệ quốc tế về thuế tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước hội nhập với hệ thống quản lý thuế thế giới.

Trên đây là Khái Niệm, Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân mà mình chia sẻ đến các bạn, Luận Văn Luật hy vọng qua bài viết này có thể gửi đến các bạn biết thêm và rõ hơn về Thuế Thu Nhập Cá Nhân.Nếu trong quá trình làm bài luận văn, có bạn nào gặp phải khó khăn hoặc thắc mắc cần được hỗ trợ thì hãy liên lạc đến Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật của Luận Văn Luật bằng cách kết nối SĐT ZALO: https://zalo.me/0917193864

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo