Luận văn pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động

Rate this post

Download Luận văn pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động, tên đề tài cụ thể :Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam. Trong những năm vừa qua, hệ thống các quy định pháp luật về lao động nói chung và chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng ở nước ta đã và đang từng bước được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh từ thực tiễn quan hệ lao động mang yếu tố thỏa thuận trong nền kinh tế thị trường

Dịch vụ viết thuê luận văn luật học Luận Văn Luật gửi tới các bạn học viên tham khảo trong quá trình tìm kiếm tài liệu luận văn liên quan tới chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam

Đề cương Luận văn Chấm dứt hợp đồng lao động

MỤC LỤC

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn

4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở phương pháp luận

5.2. Phương pháp nghiên cứu

6. Kết cấu của luận văn

7. Những đóng góp mới của luận văn

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chấm dứt hợp đồng lao động

1.1.1. Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động

1.1.2. Đặc điểm chấm dứt hợp đồng lao động

1.1.3. Phân loại chấm dứt hợp đồng lao động

1.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động

1.2.1. Chủ thể quan hệ pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động

1.2.2. Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động

1.2.3. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

1.2.4. Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động

1.2.5. Những yếu tố tác động đến pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động

1.3. Sự phát triển của chế định chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Luận văn Pháp luật về Chấm dứt hợp đồng lao động.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam

2.1.1. Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do bên thứ ba (từ khách quan).

2.1.2 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

2.1.3. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

(i) Quyền chấm dứt sử dụng lao động vì lý do từ người lao động

(ii) Quyền chấm dứt sử dụng lao động vì lý do từ người sử dụng lao động

(iii) Quyền chấm dứt sử dụng lao động vì lý do từ khách quan

2.1.4. Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo sự đồng thuận của người lao đồng và người sử dụng lao đồng theo quy định pháp luật.

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động

2.2.1. Thực trạng việc làm và lực lượng lao động tại Việt Nam hiện nay.

2.2.2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng lao động

2.2.3. Đánh giá các hậu quả của người sử dụng lao đồng và người lao đồng khi chấm dứt hợp đồng lao động

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Luận văn Pháp luật về Chấm dứt hợp đồng lao động.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CỦA HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

3.1. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động

3.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế cần hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động

3.1.2. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng lao động

3.1.3. Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động trong bối cảnh nền kinh tế số 4.0 phát triển mạnh mẽ.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động

3.2.1.Định hướng hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động

3.2.2. Những điểm mới của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động 2019

3.2.2.1. Về hình thức Hợp đồng lao động

3.2.2.2. Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động do bên thứ ba (từ khách quan)

3.2.2.3. Các trường hợp đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

3.2.2.4. Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lời mở đầu Luận văn Pháp luật về Chấm dứt hợp đồng lao động

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Lao động là hoạt động có mục đích, là nhu cầu là đặc trưng của con người, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó QHLĐ đóng vai trò quan trọng góp phần tạo môi trường lao động hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho NLĐ, NSDLĐvà nhà nước. Ngày 18/6/2012, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Lao động 2012. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013, thay thế Bộ luật Lao động 1994, được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007. Qua hơn 4 năm thi hành, Bộ luật Lao động 2012 đã cơ bản đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc sử dụng, quản lý lao động.

Tuy nhiên, với sự vận động phức tạp của nền kinh tế, quan hệ lao động luôn thường xuyên chịu nhiều sự tác động không nhỏ, thậm chí đôi khi dẫn đến quan hệ bị chấm dứt. Và hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng lao động không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai chủ thể của quan hệ đó mà còn có thể gây tổn hại đến các quan hệ xã hội khác, đặc biệt nếu đó là việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Vì vậy để bảo vệ quan hệ lao động lành mạnh và hài hòa tại các doanh nghiệp, sự hoàn thiện, tiến bộ của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động đóng một vai trò rất quan trọng. Việc phân tích các vướng mắc, tìm ra các nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động nói chung, cũng như quy định về NSDLĐđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng là vấn đề khá cấp bách hiện nay. Nên việc xem xét, đánh giá một cách toàn diện về quy định pháp luật hiện hành, các vướng mắc khi thực hiện, tìm ra những nguyên nhân hạn chế và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quy định về NSDLĐđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là điều mà tác giả trăn trở, mong muốn thực hiện để qua đó nâng cao kiến thức, phục vụ tốt hơn trong công tác, nghề nghiệp của mình, cũng như cho các đối tượng có quan tâm khác.

Nhận thức được vấn đề trên tác giả đã chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng lao động, thực trạng qui định và thực hiện pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động để thông qua đó tìm ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động là một nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa cả về lý luận cũng như trên thực tiễn. Luận văn Pháp luật về Chấm dứt hợp đồng lao động.

  1. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài

Trong những năm qua nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động ở nhiều góc độ, khía cạnh pháp lý khác nhau.

Về giáo trình, có Giáo trình Luật Lao động Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân, 2015; Giáo trình Luật Lao động của Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2014; Giáo trình luật lao động Việt Nam, Khoa Luật Đại học Huế, Nhà xuất bản ĐH Huế, 2013; Giáo trình Luật TTDS Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2017. Công trình nghiên cứu nêu trên tập trung các nội dung về hợp đồng, chủ thể tham gia hợp đồng, căn cứ thiết lập hợp đồng … làm cơ sở lý luận vững chắc cho công tác nghiên cứu của Luận văn. Các công trình khoa học này đã nghiên cứu ở góc độ chung, nên đây là những tài liệu có giá trị để tham khảo quý báu.

Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể được thể hiện dưới các bài viết và luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ đề cập đến một số khía cạnh cụ thể như sau “Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ- từ quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng” của Thạc sỹ Vũ Thị Thu Hiền, Tạp chí Luật pháp, 2011; “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của NSDLĐchấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật” của Tiến sỹ Trần Hoàng Hải và Thạc sỹ Đỗ Hải Hà, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 2011; Luận văn Thạc sỹ về “Chấm dứt hợp đồng lao động – Hậu quả của chấm dứt hợp đồng lao động – thực trạng và một số kiến nghị” của tác giả Lê Thị Gấm (2011); Luận văn thạc sỹ Luật học về “Chấm dứt hợp đồng lao động theo bộ luật lao động 2012 và thực tiễn tại các Doanh nghiệp tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Hương (2015). Mặc dù công trình nghiên cứu này phân tích, đánh giá nội dung pháp luật theo luật lao động băm 2012 và thực trạng áp dụng pháp luật diễn ra từ năm 2015. Tuy nhiên, tính cập nhật và khoa học vẫn có giá trị tham khảo lớn. Các bài viết, công trình nghiên cứu này đã có những nội dung về chấm dứt hợp đồng lao động trên cơ sở phân tích lý luận cũng như đi vào thực tiễn, tìm ra những bất cập, hạn chế nhưng đều đã được viết vào thời điểm trước khi Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực. Tuy nhiên, các công trình này vẫn có giá trị khoa học tham khảo, làm cơ sở lý luận cho Luận văn về chủ thể, căn cứ, thủ tục và hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Sau khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực vấn đề về chấm dứt hợp đồng lao động vẫn tiếp tục được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu thông qua các công trình khoa học sau đây: “Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của NLĐtheo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019” của Tiến sỹ Đoàn Phương diệp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 11 (411), tháng 6/2020; “Thực hiện Bộ luật Lao động năm 2019 về hợp đồng lao động và một số vấn đề đặt ra” của Tiến sỹ Bùi Anh Thủy, Tạp chí dân chủ và pháp luật điện tử ngày 13.3.2021[1]. Đây là những công trình nghiên cứu bám sát luật thực định đang có hiệu lực, mang tính cập nhật cao, làm cơ sở tham khảo quý báu cho Luận văn.

Các công trình, đề tài nghiên cứu nói trên đã tiếp cận pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và một số vấn đề liên quan từ nhiều gốc độ khác nhau nhưng nhìn chung chủ yếu khai thác khía cạnh lý luận chung về chế định hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, việc nghiên cứu về chấm dứt hợp đồng lao động ở cấp độ luận văn thạc sỹ là hết sức cần thiết.

Luận văn pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động
  1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn Pháp luật về Chấm dứt hợp đồng lao động.

3.1. Mục đích nghiên cứu: Chỉ ra được những điểm mới trong quy định về chấm dứt hợp đồng lao động của Bộ luật lao động năm 2019 và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động.

– Đánh giá thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động.

– Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động qua thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn Pháp luật về Chấm dứt hợp đồng lao động.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm những vấn đề lý luận, thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động, được xác định theo các giới hạn sau đây:

– Nội dung: Luận văn nghiên cứu cơ sở pháp lý điều chỉnh về chấm dứt hợp đồng lao động luật theo Bộ Luật Lao động năm 2019.

– Thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến nay.

  1. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở phương pháp luận

Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để làm rõ những vấn đề cần được giải quyết, những bất cập tồn tại và đưa ra giải pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, NSDLĐkhi chấm dứt hợp đồng lao động.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả xem đây là phương pháp chủ đạo trong luận văn nhằm phân tích những quy định của pháp luật; tổng hợp những số liệu, kết quả phân tích; đánh giá và giải quyết hậu quả pháp lý khi NLĐ, NSDLĐchấm dứt hợp đồng lao động.

– Phương pháp diễn giải – quy nạp: Tác giả dùng phương pháp này để diễn giải cho các số liệu, các dẫn chứng, chứng minh, từ đó rút ra các kết luận.

– Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động của các chủ thể trong quan hệ lao động, giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hành vi pháp lý này.

  1. Kết cấu của Luận văn Pháp luật về Chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có các chương sau đây:

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về việc chấm dứt hợp đồng lao động;

Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay;

Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động.

  1. Những đóng góp mới của luận văn

Một là, luận văn nghiên cứu có hệ thống về chế định chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam.

Hai là, luận văn phân tích, đánh giá về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động; qua đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động.

[1] https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=758

XEM THÊM ==> Luận văn: Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp theo pháp Luật

XEM THÊM ==>  Luận văn: Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cho vay của ngân hàng

XEM THÊM ==> 27 Đề tài báo cáo thực tập ngành Luật Kinh Tế, THAM KHẢO HAY!!!

Kết luận Luận văn Pháp luật về Chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong những năm vừa qua, hệ thống các quy định pháp luật về lao động nói chung và chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng ở nước ta đã và đang từng bước được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh từ thực tiễn quan hệ lao động mang yếu tố thỏa thuận trong nền kinh tế thị trường. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật lao động trong thời gian qua cũng đã được chú trọng. Pháp luật lao động ngày càng phát huy vai trò điều chỉnh của mình trong trong đời sống lao động xã hội, góp phần không nhỏ vào việc hình thành và bình ổn thị trường lao động, thúc đẩy nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, giải phóng sức lao động và lực lượng sản xuất.

Trên cả nước, sau thời gian tổ chức triển khai thi hành Bộ Luật lao động năm 2012 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, BLLĐ 2012 đã dần đi vào cuộc sống, đóng góp tích cực trong việc xây dựng môi trường lao động tỉnh ổn định và phát triển, tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động có xảy ra nhưng số lượng không nhiều và không mang tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc áp dụng pháp luật về chấm dứt HĐLĐ trên cả nước vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc nhất định mà nguyên nhân chính là do pháp luật lao động quá nghiêng về bênh vực lợi ích của NLĐđôi khi đã làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích chính đáng của NSDLĐhoặc những quy định thiếu logic chặt chẽ dân tới tình trạng lách luật của NSDLĐ…; ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân khác gây ra như: do ý thức pháp luật của NLĐ, NSDLĐchưa cao, công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng về vấn đề giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ của các đơn vị, doanh nghiệp chưa thường xuyên và nghiêm túc. Luận văn Pháp luật về Chấm dứt hợp đồng lao động.

Xuất phát từ thực trạng áp dụng pháp luật chấm dứt HĐLĐ trên cả nước, trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về chấm dứt HĐLĐ, tham khảo các bài viết, báo cáo, công trình nghiên cứu về thực tiễn thi hành bộ luật lao động năm 2012, chúng tôi cho rằng nhằm khắc phục những hạn chế của bộ luật lao động năm 2012 thì bộ luật lao động năm 2019 là một bước tiến quan trọng phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

  1. Bộ Lao động (1997), Thông tư số 14-LĐ/TT ngày 21/6/1997 về hướng dẫn việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức nhà nước trong tình hình mới.
  2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1988), Thông tư số 01/LĐTBXHTT ngày 09/11/1987 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 217-HĐBT về lao động – tiền lương và xã hội đã quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
  3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1996), Thông tư 21/LĐTBXH-TT ngày 12/10/1996 hướng dẫn Nghị định 198-CP của Chính phủ về Hợp đồng lao động.
  4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001), Thông tư 02/2001/BLĐTBXH-TT ngày 09/01/2001 sửa đổi Thông tư 21/LĐTBXH-TT ngày 12/10/1996 hướng dẫn Nghị định 198-CP của Chính phủ về Hợp đồng lao động.
  5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2003), Thông tư 21/2003/TTBLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2003/NĐCP hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động về Hợp đồng lao động.
  6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2009), Thông tư 17/2009/TTBLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động về Hợp đồng lao động.
  7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư 30/2013/TTBLĐTBXH ngày 25/10/2013 hướng dẫn Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về HĐLĐ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2017), Dự thảo lần 2 Bộ Luật Lao động (sửa đổi) ngày 21/3/2017).
  9. Chính phủ (1994), Nghị định 198-CP ngày 31/12/1994 hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về Hợp đồng lao động.
  10. Chính phủ (2003), Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 Hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về Hợp đồng lao động.
  11. Chính phủ (2013), Nghị định 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 Hướng dẫn Bộ Luật Lao động về Hợp đồng lao động.
  12. Chính phủ (2014), Nghị định 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về người giúp việc trong gia đình.
  13. Chính phủ (2015), Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 Hướng dẫn BLLĐ.
  14. Chính phủ (2015), Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 quy định chi tiết BLLĐ về chính sách đối với lao động nữ.
  15. Chủ tịch Chính phủ (1947), Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 về việc quy định những sự giao dịch về việc làm công, giữa các chủ nhân người Việt Nam hay người ngoại quốc và các công nhân Việt Nam làm tại các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tự do do.
  16. Chủ tịch nước (1950), Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 ban hành về việc quy định chế độ công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến.
  17. Hội đồng Bộ trưởng (1987), Quyết định 217-HĐBT Ngày 14/11/1987, về việc ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh để thay thế Nghị định 24/CP.
  18. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 233/HĐBT ngày 22/6/1990.
  19. Hội đồng Chính phủ (1963), Nghị định số 24/CP ngày 13/3/1963 ban hành điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
  20. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh 45-LCT/HĐNN ngày 30/8/1990 của về Hợp đồng lao động.
  21. Hội đồng Chính phủ (1963), Nghị định số 24/CP ngày 13/3/1963 ban hành điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
  22. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động số 35-L/CTN ngày 23/6/1994.
  23. Quốc hội (2002), Luật số 35/2002/QH10 ngày 02/4/2002 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động.
  24. Quốc hội (2006), Luật số 74/2006/QH11 ngày 29/11/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động.
  25. Quốc hội (2012), Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012.
  26. Thủ tướng Chính phủ (1964), Thông tư số 88/TTg ngày 01/10/1964 quy định về trợ cấp thôi việc.

BÁO CÁO, QUYẾT ĐỊNH

  1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo số 68/BCBLĐTBXH ngày 06/9/2011 về đánh giá tổng kết 15 năm thi hành Bộ Luật Lao động.
  2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017), Báo cáo trình Chính phủ dự thảo sửa đổi BLLĐ 2012.
  3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng (2016), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện BLLĐ năm 2012.
  4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng (2016),Báo cáo tổng kết năm 2016.
  5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng (2017), Dự thảo điều chỉnh quy hoạch lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
  6. Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng (2017), Dự thảo báo cáo về việc đánh giá tác động của quy định các chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
  7. Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP. Đà Nẵng (2016), Báo cáo tình hình hoạt động năm 2016 và chương trình công tác năm 2017.

GIÁO TRÌNH, LUẬN ÁN 

  1. Chu Thanh Hương – Chủ biên (2008), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
  2. Nguyễn Thanh Hương (2015), Chấm dứt hợp đồng lao động theo bộ luật lao động 2012 và thực tiễn tại các Doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  3. Lê Thị Hường, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
  4. Nguyễn Thị Hoa Tâm, Luận án tiến sĩ luật học, Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2013. Luận văn Pháp luật về Chấm dứt hợp đồng lao động.

SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ

  1. Nguyễn Hữu Chí, Chấm dứt hợp đồng lao động, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tháng 9/2002.
  2. Nguyễn Hữu Chí, Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam – Thực trạng và phát triển, Nxb Lao động – Xã hội, năm 2003.
  3. Đào Thị Hằng (2001), Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Tạp chí Luật học số 4/2001.
  4. Lê Thị Hoài Thu (2008), Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế – Luật 24/2008.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
KH
KH
8 tháng trước

cho xin hướng dẫn để mua tài liệu là luận văn này

Contact Me on Zalo