Download bài luận văn Pháp luật về kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đánh giá một cách toàn diện các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn về việc kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện vấn đề này trên thực tế.
Mở Đầu Luận Văn Pháp Luật Về Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
Như chúng ta đã biết, gia đình được xem là hạt nhân, cái nôi nuôi dưỡng con ngươi là môi trường góp phần hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tác động và chi phối lẫn nhau giữa gia đình và xã hội được thể hiện rõ nét trong hôn nhân, quan hệ hôn nhân là nền tảng vững chắc để xây dựng và phát triển gia đình.
Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển đời sống xã hội ngày càng nâng cao, trong xu thế hội nhập quốc tế, quan hệ hôn nhân cũng được hình thành dưới nhiều góc độ khác nhau của xã hội, dựa trên những nguyên tắc nhất định trong quan hệ hôn nhân giữa các cá nhân có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (quan hệ nước ngoài). Đây là một quan hệ khá phức tạp bởi nó liên quan đến pháp luật của nhiều quốc gia và chính sách đối ngoại giữa các quốc gia nên việc quản lý rất được coi trọng. Luận Văn Pháp Luật Về Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
Do tính chất phức tạp vốn có của quan hệ này, nhà nước đã kịp thời thừa nhận và bảo vệ thông qua hình thức ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh như Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã góp phần hoàn thiện những quy định trong lĩnh vực này. Tuy nhiên hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn những tồn tại, thiếu sót, những bất cập trong quá trình áp dụng.
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, nằm ở vùng hạ lưu Sông Mê Kông, và là thành phố nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Sông Cửu Long. Đóng vai trò quan trọng, động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ cũng là một nơi có tỉ lệ phụ nữ kết hôn với người nước ngoài cao trong cả nước. Việc kết hôn với người nước ngoài trên thực tế đã mang lại rất nhiều giá trị và ý nghĩa tích cực trong lĩnh vực đời sống, góp phần không nhỏ vào việc hợp tác giữa các nước trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn đề này cũng nảy sinh những hạn chế, tiêu cực như: có nơi phụ nữ trở thành “hàng hóa” để kinh doanh, Vẫn còn không ít trường hợp kết hôn với người nước ngoài thông qua hoạt động môi giới; thời gian tìm hiểu, quen biết quá ngắn và chưa được tư vấn đầy đủ, thiếu những hiểu biết cần thiết về pháp luật, hôn nhân và gia đình, ngôn ngữ, phong tục tập quán của nước sở tại; chưa tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài. Mặt khác, công tác tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình từng nơi, từng lúc chưa đi vào chiều sâu do sự phối hợp giữa các ngành, các cấp đôi lúc chưa được thường xuyên; hình thức thông tin tuyên truyền qua báo, đài phản ánh tình hình phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài còn hạn chế và một số quy định pháp luật về hôn nhân, gia đình có yếu tố nước ngoài chưa phù hợp, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Chính vì thế việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trở thành một yếu tố cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu quốc tế, đồng thời bảo vệ được quyền, lọi ích hợp pháp của công dân các nước có liên quan và đặc biệt đó là phụ nữ.
Xuất phát từ tính cấp thiết trên tác giả chọn đề tài: “Việc kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề kết hôn với người nước ngoài. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
– Luận án tiến sĩ; luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học
+ Ngô Thu Phương: Pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong tương quan so sánh với một số quốc gia trên thế giới, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật Đại học quốc gia, 2014. Luận Văn Pháp Luật Về Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
+ Nguyễn Thị Ngọc giàu: Quản lí nhà nước về hôn nhân có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn tỉnh Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ luật, Học viện khoa học xã hội, 2017.
+ Nguyễn Thị Hồng Đang: Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam – lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, 2014.
– Tạp chí nghiên cứu khoa học
+ Trần Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thị Ngọc Lẹ & Trần Thị Thủy: “Các yếu tố xã hội liên quan đến hôn nhân xuyên quốc gia”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 151 (2017): tr. 116 – 129.
Các công trình nghiên cứu trên nhìn chung đã đề cập đi sâu phân tích về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu về vấn đề việc kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu chung: nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá một cách toàn diện các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn về việc kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện vấn đề này trên thực tế.
Mục tiêu cụ thể:
– Tìm hiểu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn việc kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ;
– Đánh giá thực trạng việc kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ;
– Đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện vấn đề này trên thực tế
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
– Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Địa bàn Thành phố Cần Thơ.
+ Thời gian: từ năm 2018 – 2020.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài
– Về lý luận: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kết hôn với người nước ngoài.
– Về thực tiễn: làm rõ thực tiễn giải quyết tranh kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả.
6. Kết cấu của Luận Văn Pháp Luật Về Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
Đề tài gồm có 3 phần: Phần mở đầu. Phần nội dung, Phần kết luận và khuyến nghị. Trong đó phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn kết hôn với người nước ngoài
Chương 1, tác giả nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn về việc kết hôn với người nước ngoài. Trên cơ sở đó tác giả vận dụng vào việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề kết hôn với người nước ngoài trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2: Thực trạng kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Nghiên cứu, phân tích đánh giá một cách toàn diện cề thực trạng kết hôn với nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện vấn đề kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Trên cơ sở thực trạng đề ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện thực hiện vấn đề này trên thực tế.
Chương 1 Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
1.1. Cơ sở lý luận kết hôn với người nước ngoài
1.1.1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
– Kết hôn
Kết hôn là quyền tự nhiên của con người được Nhà nước ghi nhận bằng các văn bản quy phạm pháp luật như điều 36 Hiến pháp năm 2013, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản dưới luật được công nhận và bảo vệ. Kết hôn giữa nam và nữ là cơ sở để tạo dựng gia đình, góp phần duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển. Luận Văn Pháp Luật Về Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
Hôn nhân được xem là một sự hợp nhất được công nhận về mặt văn hóa giữa những người, được gọi là vợ chồng. Hôn nhân tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ của họ, giữa họ, cũng như giữa họ và con cái của họ, giữa họ và gia đình của người kia.[1] Mỗi cá nhân đều có quyền tự do kết hôn. Từ khi xã hội loài người có nhà nước, để quản lý xã hội mỗi Nhà nước đều có pháp luật để điều chỉnh các hành vi của cá nhân trong xã hội. Mỗi cá nhân đều có quyền tự do kết hôn. Từ khi xã hội loài người có nhà nước, để quản lí xã hội thì mỗi Nhà nước đều có pháp luật để điều chỉnh các hành vi của cá nhân trong xã hội. Cá nhân khi thực hiện quyền tự do kết hôn cũng phải đặt trong khuôn khổ pháp luật. Mỗi cá nhân trong khi thực hiện quyền kết hôn của bản thân mình thì phải tôn trọng quyền của người khác. Khi kết hôn phải tuân thủ quy định của pháp luật về kết hôn.
Theo khoản 1 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”. Vậy kết hôn là điểm khởi đầu cho đời sống vợ chồng, cho quá trình làm việc, sản xuất của gia đình và con người.
Theo từ điển thuật ngữ Luật học của Viện khoa học pháp lý hôn nhân được hiểu là : “Sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hòa thuận” [19, tr.213 ].
Hôn nhân có những đặc điểm cơ bản:
– Tính tự nguyện, hôn nhân là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, do đó việc thể hiện ý chí ưng thuận giữa các bên trong hôn nhân là một điều kiện căn bản để hôn nhân có hiệu lực.
– Hôn nhân có tính bền vững, do xuất phát từ yếu tố tôn giáo, từ đạo đức truyền thống và văn hóa của người phương Đông, vấn đề của nền kinh tế – xã hội. Hôn nhân được xây dựng trên yếu tố tình cảm của chủ thể và hôn nhân có mục đích là xây dựng gia đình đó là những điều kiện bảo đảm cho sự liên kết hanh phúc, bền vững trong hôn nhân, hôn nhân có bền vững thì gia đình xã hội mới có ổn định và phát triển.
– Tính chất một vợ một chồng, trong xu thế tiến bộ của xã hội, sự khẳng định cá nhân con người ngày càng lớn, đạo đức mới của con người không những phủ nhận kiểu hôn nhân một vợ một chồng nhiều vợ, hoặc một vợ nhiều chồng như trước, mà đòi hỏi tình yêu nam, nữ phải biểu hiện trong mối quan hệ thủy chung một vợ, một chồng.
– Tính chịu sự quy định của pháp luật: với vị trí là một thiết chế trong xã hội, hôn nhân có vai trò là cơ sở xây dựng gia đình – tế bào của xã hội. Điều đó không chỉ có ý nghĩa riêng tư mà có ý nghĩa xã hội. Bởi trên cơ sở phát sinh quan hệ vợ chồng, các quan hệ thân thuộc trong gia đình và các quan hệ thích thuộc được thiết lập và làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đạo đức, pháp lý giữa các chủ thể trong gia đình. Việc phát sinh tồn tại và chấm dứt hôn nhân đều có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quan hệ trong gia đình. Cũng như các thiết chế xã hội khác hôn nhân phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chặt chẽ về điều kiện, đăng ký kết hôn, xử lý việc kết hôn trái pháp luật…
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu: “Kết hôn là việc hai người nam và nữ xác lập quan hệ với nhau theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền’’.
– Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Hiện nay, do sự phát triển và hội nhập quốc tế quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài phát triển mạnh mẽ. Nhờ vào hành lang pháp lý ở nước ta ngày càng thông thoáng để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư phát triển kinh tế, họ làm ăn, sinh sống, ngược lại công dân Việt Nam ra sinh sống, ngược lại, công dân Việt Nam được ra nước ngoài học tập, làm việc và nghiên cứu.
Việc kết hôn được xem là có yếu tố nước ngoài nếu rơi vào các trường hợp sau đây:
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài: Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt, bao gồm công dân nước ngoài và người không có quốc tịch.
Việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam: Là công dân nước ngoài và người không có quốc tịch cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Luận Văn Pháp Luật Về Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
Việc kết hôn giữa người Việt Nam với nhau mà có ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.
Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài chịu sự tác động qua lại của pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc đã là thành viên nhằm bảo đảm cho quan hệ này phù hợp với ý chí và quyền lợi của mình, với đời sống và xã hội.
1.1.2. Đặc điểm kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.2. Cơ sở thực tiễn kết hôn với người nước ngoài
Chương 2 Thực Trạng Việc Kết Hôn Với Người Nước Ngoài Trên Địa Bàn Thành Phó Cần Thơ
2.1. Đánh giá thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
2.1.1. Đặc điểm của thành phố Cần Thơ liên quan đến việc tác động kết hôn có yếu tố nước ngoài
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 . Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, truyền thống lịch sử, văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ… Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những cầu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến khác. Cần Thơ có vị trí địa chiến lược của nó, cả quân sự lẫn kinh tế- rất thuận lợi về giao thông- nên mọi lĩnh vực như thương mại, công kỹ nghệ, và quân sự đều tập trung tại đây.
Những năm gần đây, tình trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài là những vấn đề đang gây bức xúc trong đời sống xã hội. Hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài mỗi năm tạo nên “cơn sốt” lấy chồng ngoại. Những tổ chức môi giới tại các nước trong khu vực, đặc biệt ở Đài Loan đang sử dụng nhiều hình thức chào mời kết hôn, rao giá cho các cuộc kết hôn với phụ nữ Việt Nam, các loại quảng cáo như thế được đăng tải một cách công khai trên báo chí hoặc nơi công cộng đang gây ra sự bất bình trong dư luận công chúng.
Hiện nay, “làn sóng” kết hôn với người nước ngoài không còn tập trung hướng đến các chàng rể Đài Loan mà đã có sự chuyển dịch sang các quốc gia khác như Hàn quốc, Singapor, Malaysia và Trung quốc. Các đường dây môi giới hôn nhân hình thành trước đây, nay đã hoạt động mang tính chuyên nghiệp hơn và mở rộng phạm vi ở cả trong nước và nước ngoài.
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng đăng ký kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cẩn Thơ
Năm | Tổng số | Chia theo vùng quốc gia lãnh thổ | |||||
Hàn quóc | TQ –
(Đại lục) |
Trung Quốc –
(Đài Loan) |
Mỹ | Ca na da | Các nước khác | ||
2018 | 1.133 | 259 | 01 | 648 | 150 | 19 | 56 |
2019 | 1.389 | 495 | 20 | 666 | 132 | 12 | 64 |
2020 | 1.724 | 718 | 71 | 706 | 229 |
(Nguồn: Sở Tư Pháp Thành phố Cần Thơ) Luận Văn Pháp Luật Về Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
Số liệu thống kê của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ cho thấy số vụ kết hôn của phụ nữ Cần Thơ với người nước ngoài ngày càng tăng, tuy nhiên, theo thời gian và cơ cấu thì các vụ kết hôn này có sự thay đổi. Từ 2018 đến 2020, số phụ nữ kết hôn với người nước ngoài có xu hướng tăng trong đó: kết hôn với người Trung Quốc Đại Lục từ 01 vụ lên 71 trường hợp; Trung Quốc Đài Loan từ 648 lên 706 trường hợp; các nước khác từ 56 lên 229 trường hợp. Số người kết hôn với người Mỹ có xu hướng giảm từ 150 (năm 2018) xuống 132 (năm 2019) và năm 2020 không có trường hợp nào; số người kết hôn với người Canada có xu hướng giảm từ 19 (năm 2018) xuống 12 (năm 2019) và không có trường hợp nào vào năm 2020.
Điểm nóng của phong trào lấy chồng Đài Loan của Cần Thơ là huyện Thốt Nốt, đặc biệt là xã Tân Lộc, nơi này còn có tên gọi là “Đảo Đài Loan”. Xã Thới Thuận cũng là điểm nóng của Thốt Nốt. Theo thống kê tại xã từ 2018-2020 đã có tới gần 45% vụ kết hôn với người Đài Loan trên tổng số các cuộc kết hôn nói chung trong xã .
2.1.2. Tác động tích cực của việc kết hôn với người nước ngoài
2.1.3. Tác động tiêu cực của việc kết hôn với người nước ngoài
2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
2.2.1. Những vấn đề đặt ra về mặt chủ thể
+ Về độ tuổi và đặc điểm thể chất
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á trong quan hệ hôn nhân Việt – Hàn là sự chênh lệch đáng kể tuổi tác giữa các bên trong quan hệ. Trong khi phụ nữ hầu hết là những người còn khá trẻ (từ 18 – 25 tuổi) thì nam giới lại có độ tuổi trên 30, nhiều trường hợp lên tới 60 – 70 tuổi [12]. Từ các số liệu nêu trên ta thấy khoảng cách về sự chênh lệch tuổi của những chủ thể trong quan hệ hôn nhân này là khá cao, trung bình ở mực khoảng trên 10 tuổi.
Không những vậy, thực tế còn có những trường hợp gây nên sự bức xúc cho xã hội khi những cô gái Việt Nam đều là những thiếu nữ mới lớn, khỏe mạnh, ngoại hình dễ nhìn nhưng lại kết hôn với những người nước ngoài khiếm khuyết về thể chất hoặc sức khỏe tâm thần hoặc đã từng trục trặc trong hôn nhân
+ Về trình độ văn hóa và nghề nghiệp
Về trình độ văn hóa và ngoại ngữ của các bên khi tham gia kết hôn thấp. Hầu hết phụ nữ Việt Nam và người nước ngoài kết hôn có trình độ học vấn thấp, chỉ ở mức trung học cơ sở, thậm chí là tiểu học hoặc mù chữ, thường chỉ sinh sống ở nông thôn và sử dụng tiếng mẹ đẻ. Một số người có hiểu biết về ngoại ngữ, nhưng khả năng giao tiếp lại rất hạn chế.
Nghề nghiệp của những người tham gia kết hôn có yếu tố nước ngoài đối với công dân Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc đa phần là nông dân, công nhân, kinh doanh và ít có trường hợp là công chức. Đa phần họ xuất thân ở các vùng nông thôn, có hoàn cảnh nghèo khó, khó có khả năng lấy được vợ. Những người phụ nữ thường không có việc làm hoặc không có nghề nghiệp ổn định (chẳng hạn làm nội trợ) hoặc những nghề có thu nhập thấp. Luận Văn Pháp Luật Về Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
2.2.2. Tồn tại về mặt rào cản ngôn ngữ
2.2.3. Tồn tại trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn với người nước ngoài
2.2.4. Những vấn đề khác đặt của việc kết hôn với người nước ngoài
2.3. Nguyên nhân của những vấn đề liên quan đến việc kết hôn với người nước ngoài
Chương 3 Phương Hướng Và Những Giải Pháp Hoàn Thiện Về Việc Kêt Hôn Với Người Trên Địa Bàn Thành Phố Cần Thơ
3.1. Phương hướng hoàn thiện vấn đề liên quan đến việc kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Trong thời gian gần đay, nhu cầu kết hôn với người nước ngoài có xu hướng gia tăng, để bảo đảm quan hệ này phát triển một cách lành mạnh cần:
– Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
– Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính với việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật.
– Các cơ quan, tổ chức cần có sự phối kết hợp với nhau nhằm nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
– Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, nhất là Hội phụ nữ đặc biệt là các Trung tâm hỗ trợ việc kết hôn trong việc tư vấn, hỗ trợ các chị em phụ nữ khi họ muốn kết hôn với người nước ngoài.
– Nâng cao năng lực các cán bộ làm công tác quản lí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hóa gắn với từng chức danh.
– Tổ chức công tác biên soạn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm góp phần tạo chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về vấn đề này.
– Xác lập cơ chế thông tin giữa Bộ tư pháp và các cơ quan có liên quan về tình hình sinh sống của công dân Việt Nam tại nước ngoài sau khi kết hôn.
– Xây dựng và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cơ sở dữ liệu quốc gia.
3.2. Giải pháp hoàn thiện những vấn đề liên quan đến việc kết hôn với người nước ngoài
3.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
3.2.2. Tăng cường vai trò trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác quản lí
3.2.3. Hình thành và phát triển các trung tâm tư vấn hôn nhân, bãi bỏ hoạt động môi giới
3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động
3.2.5. Hoàn thiện chính sách pháp luật về kết hôn với người nước ngoài
Kết Luận Và Khuyến Nghị – Luận Văn Pháp Luật Về Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
Hôn nhân là việc trọng đại của mỗi con người, đó là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng. Là việc riêng của mỗi cá nhân, song nó có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, không chỉ cá nhân, gia đình mà còn tới toàn xã hội, sự tác động này mạnh mẽ hơn khi hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Trong những năm gần đây, sự gia tăng các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong xu thế hội nhập. Kết hôn với người nước ngoài có những tác động tích cực là sự đan xen, sự tiếp cận văn hóa, tạo điều kiện để giao lưu, học hỏi. Tuy nhiên những mặt trái của nó lại mang lại nhiều tiêu cực, nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội chưa được giải quyết. Thực tế đã cho thấy xu hướng “vọng ngoại” trong hôn nhân ngày càng gia tăng. Không ít cá nhân và gia đình coi kết hôn với người nước ngoài là chìa khóa để cải thiện đời sống về kinh tế, dẫn tới nhiều cuộc hôn nhân không có tình cảm, mà là sự mua bán, bất chấp sự chênh lệch về tuổi tác, về sức khỏe, bất đồng về tâm lý. Khóa luận gồm những nội dung:
Chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hôn với người nước ngoài
Chương 2 khóa luận đã đánh giá thực trạng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ thông qua:
– Nghiên cứu tác động của việc kết hôn có yếu tố nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ như: đặc điểm của thành phố Cần Thơ liên quan đến việc tác động kết hôn có yếu tố nước ngoài, tác động tích cực của việc kết hôn với người nước ngoài, tác động tiêu cực của việc kết hôn với người nước ngoài
– Những vấn đề đặt ra trong việc kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ: Những vấn đề đặt ra về mặt chủ thể; Tồn tại về mặt rào cản ngôn ngữ; tồn tại trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn với người nước ngoài; Những vấn đề khác đặt của việc kết hôn với người nước ngoài.
Chương 3 dựa trên thực trạng đã nêu ở chương 2 tác giả nêu ra phương hướng và những giải pháp hoàn thiện liên quan đến việc kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới như tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể xã hội trong công tác quản lí; hình thành và phát triển các hoạt động của trung tâm tư vấn hôn nhân, bãi bỏ các hoạt động môi giới; tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; hoàn thiện chính sách pháp luật về kết hôn với người nước ngoài và những giải pháp khác.
Tác giả cũng hi vọng gợi mở thêm một số vấn đề, nội dung thiết thực liên quan đến việc hoàn thiện vấn đề kết hôn với người nước ngoài. Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Vì vậy, rất mong được sự đóng góp để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Khuyến nghị đề xuất liên quan đến vấn đề kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Đối với trường Đại học Cần Thơ
Triển khai mô hình tuyên truyền pháp luật miễn phí tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa trên tỉnh và nên kết hợp với các cán bộ tư pháp địa phương nhằm tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, cũng nên chọn lĩnh vực về kết hôn với người nước ngoài để tuyên truyền nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về vấn đề này được pháp luật nước ta bảo vệ và giúp người dân có những kiến thức cơ bản để tự bảo vệ quyền lợi mình khỏi những hành vi xâm hại đến quyền lợi ích của bản thân.
Định kỳ hàng quý nên chỉ đạo Khoa Luật tổ chức Phiên tòa giả định nhằm giúp sinh viên trong toàn Khoa, Trường hiểu biết về pháp luật. Vì vậy cần chú trọng đưa vấn đề kết hôn với người nước ngoài vào nội dung Phiên tòa giả định sắp tới nhằm giúp sinh viên hiểu được những vấn đề có liên quan đến việc kết hôn với người nước ngoài. Luận Văn Pháp Luật Về Kết Hôn Với Người Nước Ngoài
Cần đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên. Đặc biệt cần nghiên cứu nhiều đề tài liên quan về vấn đề kết hôn với người nước ngoài nhằm giúp cho mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn. Thông qua những đề tài liên quan đến hụi giúp sinh viên toàn Trường nâng cao sự hiểu biết về vấn đề kết hôn với người nước ngoài hụi. Từ những kết quả đạt được thì đề tài, người đọc nên tuyên truyền lại cho người thân trong gia đình của mình biết để bảo vệ quyền lợi của bản thân khi kết hôn với người nước ngoài.. Vì vậy, nếu một thành viên trong gia đình hiểu rõ về quy định của pháp luật về kết hôn với người nước ngoài hụi thì họ sẽ giúp người thân trong gia đình nâng cao sự hiểu biết vấn đề về kết hôn với người nước ngoài mà pháp luật nước ta quy định.
Đối với các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Cơ quan Cảnh sát điều tra
Để giúp người dân hiểu được vấn đề về kết hôn với người nước ngoài đã được Nhà nước quan tâm và bảo vệ quyền lợi của người dân khi có tranh chấp xảy ra. Nên phối hợp cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, cơ quan ban ngành dán niêm yết thông tin cần thiết, ngắn gọn của việc chơi hụi để người dân biết. Chẳng hạn như các thông tin liên quan nội dung, hình thức kết hôn với người nước ngoài nên dán tại các nơi công cộng, nơi tập trung đông người, chợ, bệnh viện, khu công nghiệp hoặc tại các cơ quan Nhà nước. Vì đây là những nơi tập trung đông người vì vậy sẽ giúp cho người dân tiếp cận được những thông tin quy định về kết hôn với người nước ngoài nhằm tự bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Đối với Đài Truyền thanh – Truyền hình Thành phố Cần Thơ, cơ quan truyền thanh các huyện, thị trên địa bàn tỉnh, Báo Cần Thơ
Phải thông báo rộng rãi, kịp thời và vạch rõ những mánh khoé lừa đảo của các đối tượng lợi dụng kết hôn với người nước ngoài, làm cho nhân dân thấy rõ mặt trái của kết hôn với người nước ngoài để không mắc lừa các chủ hụi. Thông qua các chuyên mục pháp luật hàng tuần, trên báo đài, tạp chí, các bản tin thời sự địa phương hằng ngày nhằm giúp những người dân biết được những thủ đoạn của các đối tượng.