Sau đây mình sẽ chia sẻ đến cho các bạn bài mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần khái niệm, đặc điểm hoàn toàn hay mà ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo, chắc hẳn mô hinh tổ chức quản lý công ty đang được nhiều bạn quan tâm và tìm kiếm. Chính vì thế, bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ cụ thể mô hình tổ quản lý tại công ty cổ phần , hi vọng ít nhiều nguồn tài liệu mình sắp chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết hơn về khái niệm cũng như đặc điểm của công ty cổ phần mà mình đã đề cập trên.\
Có phải bạn đang cần viết thuê luận văn? Bạn chưa biết chọn đề tài như thế nào cho phù hợp. Không sao cả, đừng quá lo lắng, mọi vấn đề bạn đang gặp phải sẽ được giải quyết trong tích tắc chỉ cần bạn liên hệ đến nhận làm luận văn thạc sĩ và hãy nhắn tin qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được chúng tôi báo giá và tư vấn đầy đủ, nhanh nhất có thể nhé.
1. Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần
Mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần dựa vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của thành viên công ty và ý chí của nhà lập pháp, dưới góc độ pháp lý, công ty được chia thành hai loại cơ bản: công ty đối nhân và công ty đối vốn. Công ty đối nhân chú trọng nhiều đến thân nhân người góp vốn còn công ty đối vốn chỉ quan tâm đến phần vốn góp. Trong khi công ty đối nhân không có sự tách bạch về tài sản cá nhân của các thành viên và tài sản công ty, thì ở công ty đối vốn tài sản của công ty và tài sản cá nhân lại có sự tách bạch rõ ràng. Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Có thể hiểu công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành các phần nhỏ bằng nhau, mỗi phần nhỏ đó được gọi là cổ phần; người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
XEM THÊM : Báo Giá Viết Thuê Luận Văn Luật

Theo quy định tại Điều 111, Luật Doanh nghiệp năm 2020, CTCP là doanh nghiệp, trong đó:
- a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
Thứ nhất, CTCP có cấu trúc vốn “mở”. Điều này thể hiện trước hết qua vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần nhỏ nhất bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá của cổ phần và có thể được phản ánh trong cổ phiếu. Tư cách cổ đông của công ty được xác định dựa trên căn cứ quyền sở hữu cổ phần. Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ một số trường hợp bị pháp luật cấm chuyển nhượng hoặc hạn chế chuyển nhượng. Mức độ tự do chuyển nhượng cổ phần phụ thuộc vào tính chất của từng loại cổ phần. Với tính tự do chuyển nhượng cổ phần, cơ cấu cổ đông của công ty có thể thay đổi linh hoạt mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như bản chất của công ty.
Mô hình tổ chức quản lý công ty thứ hai, về cổ đông CTCP. Với căn cứ xác lập tư cách cổ đông là quyền sở hữu cổ phần, trong khi cổ phần có thể được chào bán cho rộng rãi các đối tượng khác nhau, cổ đông của công ty này thường rất lớn về số lượng và không quen biết nhau. Luật Doanh nghiệp chỉ hạn định số lượng tối thiểu mà không giới hạn số lượng tối đa các cổ đông của CTCP, theo đó công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. [1]
Thứ ba, CTCP có khả năng huy động vốn rộng lớn, thông qua phát hành chứng khoán. Công ty có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ hoặc phát hành trái phiếu để tăng vốn vay (vốn tín dụng) theo quy định của pháp luật. Đây cũng là hệ quả từ cấu trúc vốn mở. Với khả năng huy động vốn này, CTCP có thể tiếp cận thị trường vốn đa dạng hơn các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, đặc điểm này còn giúp CTCP có ưu thế trong việc thu hút nhà đầu tư.
Mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần thứ tư, CTCP phải tự chịu trách nhiệm một cách độc lập về các nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ tài sản của công ty. Cổ đông không phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty ngoài phạm vi giá trị cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Tuy nhiên, chế độ trách nhiệm hữu hạn mà cổ đông được hưởng cũng kèm theo những ràng buộc nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba. Theo Luật Doanh nghiệp, khi công ty thanh toán cổ phần mua lại hoặc trả cổ tức trái quy định thì tất cả cổ đông phải hoàn trả số tiền hoặc tài sản đã nhận cho công ty. Nếu cổ đông không hoàn trả được thì cổ đông phải chịu trách nhiệm về nợ của công ty.
Thứ năm, CTCP là chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Qua sự phân tích trên, ta có thể thấy CTCP là loại hình công ty có cơ cấu phức tạp. Từ đó, nghiên cứu để chọn lựa mô hình quản trị thích hợp là nhu cầu thiết yếu.
2. Khái niệm tổ chức, quản lí công ty cổ phần
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, mô hình tổ chức, quản lí CTCP đã trở thành một khái niệm quen thuộc, được sử dụng khá phổ biến và thông dụng trong các báo cáo, nghiên cứu, đánh giá về chính sách, thể chế, pháp luật liên quan tới các loại hình công ty, đặc biệt là CTCP. Tuy nhiên, cũng có thể nói rằng cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về mô hình tổ chức, quản lí CTCP. Dựa trên những góc nhìn khác nhau, lý thuyết khác nhau, người ta có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau về mô hình tổ chức, quản lí CTCP. Một số cơ quan, tổ chức uy tín trên thế giới đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về tổ chức, quản lí CTCP.
XEM THÊM : Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Luật Doanh Nghiệp
Mô hình tổ chức quản lý công ty theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) thì: “Mô hình tổ chức, quản lí CTCP là hệ thống mà thông qua đó công ty được chỉ đạo và kiểm soát. Cơ cấu tổ chức, quản lí CTCP quy định việc phân bổ quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên tham gia khác nhau trong công ty như HĐQT, các chức danh điều hành, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác; đồng thời đề ra các quy tắc và thủ tục ra quyết định đối với các công việc của công ty. Bằng cách này, nó tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, các phương tiện thực thi và giám sát thực thi các mục tiêu đó”.
Ngân hàng Thế giới (WB) với cách tiếp cận mang tính pháp lý lại đưa ra định nghĩa: mô hình tổ chức, quản lí CTCP là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả, và nhờ đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tồn tại quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội. Đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống mô hình tổ chức, quản lí CTCP là: tính minh bạch của các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý; đảm bảo thực thi các quyền của tất cả các cổ đông; các thành viên trong HĐQT có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết.
Theo TS. Đinh Văn Ân – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thì mô hình tổ chức, quản lí CTCP theo nghĩa hẹp là: “cơ chế quản lý – giám sát của chủ sở hữu đối với người quản lý công ty theo những mục tiêu và định hướng của chủ sở hữu[2]” còn theo nghĩa rộng thì mô hình tổ chức, quản lí CTCP gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các chủ nợ, người cung cấp, người lao động, thậm chí khách hàng của công ty, được xem là “tập hợp các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, HĐQT và các bên có liên quan nhằm xác định mục tiêu, hình thành các công cụ để đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty”.[3]
Mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần từ tất cả những định nghĩa và phân tích trên có thể cho phép khái quát rằng, dưới góc độ pháp lý, theo nghĩa rộng, mô hình tổ chức, quản lí CTCP là tất cả các quy định, cơ chế nhằm tổ chức công ty vận hành, hoạt động một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu công ty và xã hội. Quy chế mô hình tổ chức, quản lí CTCP xác định rõ nội dung phân chia các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa chủ sở hữu công ty (ĐHĐCĐ), HĐQT, Ban GĐ điều hành, BKS và những chủ thể có liên quan khác của công ty (người lao động, chủ nợ, …); đồng thời lập ra các nguyên tắc và thủ tục để ra quyết định về những vấn đề của công ty. Ở phạm vi hẹp hơn, mô hình tổ chức, quản lí CTCP được hiểu như là chế định về quản lý nội bộ công ty. Chúng điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể quản lý, giám sát trong công ty với nhau và với chủ sở hữu công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm quyền, giảm thiểu những rủi ro cho công ty và cổ đông công ty.
Trên đây là toàn bộ mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần hay nhất mà mình đã chia sẻ đến cho các bạn, hứa hẹn ít nhiều những khái niệm cũng như đặc điểm mà mình đã liệt kê như trên sẽ giúp cho các bạn có nhiều hiểu biết hơn về các mô hình tổ chức quản lý cụ thể là tại công ty. Nếu như trong quá trình mà mình đã chia sẻ trên đây chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho bạn đừng quên hiện tại bên mình có nhận viết thuê luận văn với nhiều đề tài đa dạng về luật phong phú điểm cao, bạn đang nhức đầu về việc phải làm một bài luận văn. Ngay bây giờ đây hãy liên hệ với viết thuê luận văn của chúng tôi và nhắn tin qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn và báo giá cụ thể nhé.