Có phải bạn đang cần tìm bài pháp luật an toàn vệ sinh lao động trong giai đoạn covid19? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho các bạn một bài mẫu pháp luật về an toàn vệ sinh lao động cụ thể là trong giai đoạn covid 19. Nội dung mình đã triển khai đầy đủ cụ thể như là pháp luật việt nam về sức khoẻ nghề nghiệp và đồng thời là chính sách hỗ trợ sức khoẻ nghề nghiệp. Hi vọng nguồn tài liệu tham khảo này sẽ cung cấp được cho các bạn nhiều kiến thức dồi dào hơn.
Bạn đang cần viết bài luận văn pháp luật an toàn vệ sinh lao động? Bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Ngay bây giờ đây các bạn hãy liên hệ với viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram 0917193864 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất có thể.
1. Pháp luật Việt Nam về An toàn, vệ sinh lao động
Hiện nay, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 được coi là luật khung về an toàn vệ sinh lao động, có các nghị định, thông tư hướng dẫn ban hành kèm theo. Ngoài ra, còn có các luật, nghị định khác cũng có nhiều điều khoản liên quan đến an toàn vệ sinh lao động. Các VBQPPL về an toàn vệ sinh lao động có thể được chia thành hai nhóm: (1) nhóm văn bản quy định các vấn đề kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động và (2) nhóm văn bản quy định các chính sách, chế độ cho NLĐ.
Xem Thêm : Báo Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật
Các nội dung quy định về an toàn vệ sinh lao động được tóm tắt theo Sơ đồ 1.

Nguồn: Cấn Thùy Dung, 2013, tr.16
Pháp Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tổng thể các quy định về an toàn vệ sinh lao động hướng đến cơ chế quản lý cho các bộ, ban ngành và NSDLĐ đưa ra nhằm bảo đảm quyền lợi tối ưu cho NLĐ. Các quy định hướng đến chủ thể là các bộ, ban ngành, cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Quản lý an toàn vệ sinh lao động, Cơ quan Bảo hiểm lao động, Cơ quan quản lý sức khỏe y tế, Thanh tra, kiểm tra, xử lý hành chính đối với các chủ thể vi phạm quy định về an toàn vệ sinh lao động. Pháp luật cũng đặt ra các Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động đối với doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nói chung và với các ngành nghề có tính chất nguy hiểm nói riêng như ngành điện, cơ khí, hóa chất, . Các VBQPPL về Chính sách, chế độ NLĐ thì đặt ra quyền và nghĩa vụ đối với cả NSDLĐ và NLĐ. NSDLĐ phải tuân theo các quy định về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc phù hợp với VBQPPL, phải đưa nó vào nội quy lao động và thỏa thuận sẵn trong hợp đồng lao động để bảo đảm tính pháp lý khi xảy ra tranh chấp. NLĐ cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh lao động để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính bản thân. Tổng thể các quy định này được xây dựng một cách khái quát và hệ thống, dễ dàng tìm thấy trong các văn bản chung và có tính phổ cập, dễ hiểu đối với NLĐ.

Nhìn chung, các quy định về an toàn vệ sinh lao động vừa mang yếu tố khoa học – kỹ thuật, vừa mang tính chất pháp lý. Các quy định về ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ bụi tối đa trong môi trường lao động, … là kết quả của việc nghiên cứu các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe NLĐ làm việc trong môi trường lao động tương ứng. Dựa vào đó, các nhà làm luật sẽ đề xuất và ban hành những quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đối với tất cả các ngành nói chung và đối với từng ngành nói riêng, khác biệt với các chế định PLLĐ khác.
Một khía cạnh quan trọng khác trong việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động đó là đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Về hình thức, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động có cấu thành đầy đủ như một quy phạm pháp luật; về nội dung, các quy định, tiêu chuẩn này dựa trên những nghiên cứu khoa học – kỹ thuật luôn được nghiên cứu và cập nhật kịp thời, nhằm mục đích hạn chế, phòng ngừa các BNN đối với NLĐ.
Tóm lại, các VBQPPL về an toàn vệ sinh lao động mang tính bắt buộc cao và tính phổ quát đại chúng. Phần lớn các quy định PLLĐ về an toàn vệ sinh lao động là các quy định mang tính bắt buộc, không cho phép thỏa hiệp đối với NSDLĐ, phần còn lại có thể thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ nhưng phải đáp ứng được quyền lợi tối thiểu của NLĐ theo pháp luật quy định. Việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn đòi hỏi sự tham gia của tất cả các đối tượng, từ NLĐ, NSDLĐ đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực PLLĐ và các ban ngành, đoàn thể khác. Thực hiện đúng, đủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động cũng chính là bảo vệ các chủ thể tham gia quan hệ lao động khỏi những tác hại của môi trường lao động, bảo đảm quyền lợi cho tất cả các chủ thể trong tiến trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Do vậy, công tác an toàn vệ sinh lao động chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi mọi chủ thể tham gia quan hệ lao động tự giác tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động theo quy định pháp luật.
2. Pháp luật Việt Nam về Sức khỏe nghề nghiệp
Hiện nay, Pháp luật Việt Nam chưa có một chế định cụ thể về SKNN, mà chỉ quy định riêng về tai nạn lao động, BNN và các vấn đề bảo hiểm. Tác giả có tham khảo thêm các quy định trong Công ước về ATSKNN số 155 năm 1981 và Khuyến nghị số 164 của Tổ chức Lao động Quốc tế.
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: quy định chế độ bắt buộc về bảo hiểm đối với tai nạn lao động tại nơi làm việc hoặc ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của NSDLĐ, có thể xem xét tai nạn trên đường từ nhà đến nơi làm việc theo tuyến đường hợp lý. Luật này cũng quy định bảo hiểm bắt buộc đối với các BNN được quy định tại Danh mục BNN được ban hành bởi Bộ Y tế. Trình tự và thủ tục hưởng bảo hiểm cũng được quy định chung.
- Thông tư 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về Danh mục BNN được hưởng BHXH có đưa vào Bệnh viêm phế quản nghề nghiệp và Bệnh hen nghề nghiệp, tạm thời chưa công nhận các bệnh liên quan đến dịch bệnh Covid-19 và chấn thương tâm lý sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.
- Pháp Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động Trong Giai Đoạn Covid-19 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, BNN bắt buộc 88/2020/NĐ-CP: quy định chi tiết về bảo hiểm tai nạn lao động, BNN đối với NLĐ giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ; NLĐ phát hiện bị BNN sau khi kết thúc công việc hoặc nghỉ hưu; hoạt động hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN; quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN bắt buộc.
- Công ước về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp số 155 năm 1981 quy định cụ thể “sức khỏe” trong SKNN không chỉ là tình trạng không có bệnh tật, mà còn bao gồm các yếu tố về thể chất và tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe và có mối liên hệ chặt chẽ tới an toàn vệ sinh lao động. Công ước quy định các nước thành viên phải định kỳ xem xét lại chính sách quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và môi trường làm việc, một phần dựa trên ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ và NLĐ, để phòng ngừa tai nạn lao động và BNN. Để thi hành chính sách đó có hiệu quả, Công ước khuyến nghị các quốc gia Thành viên lập thống kê hàng năm về tai nạn lao động và BNN, phổ biến rộng rãi để NLĐ được biết và phòng tránh. NSDLĐ có nghĩa vụ bắt buộc trong việc đảm bảo áp dụng các biện pháp an toàn vệ sinh lao động và SKNN tại nơi làm việc, đánh giá và xác lập các biện pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động, BNN.
- Một số văn bản về ATSKNN đối với ngành đặc thù: Khuyến nghị về Vệ sinh trong Thương mại và Văn phòng, 1964 (Số 120); Công ước về An toàn và Sức khỏe trong ngành Xây dựng, 1988 (Số 167); Công ước về An toàn và Sức khỏe trong hầm mỏ, 1995 (Số 176); Công ước về An toàn và Sức khỏe trong Nông nghiệp, 2001 (Số 192) và Công ước về Lao động Hàng hải, 2006.
- Pháp Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động Trong Giai Đoạn Covid-19 COVID-19 và các triệu chứng hậu COVID-19, đặc biệt là các vấn đề tâm lý nếu mắc phải do phơi nhiễm liên quan đến đặc thù tính chất công việc có thể cân nhắc là BNN theo Khuyến nghị các Bệnh nghề nghiệp, 2002 (Số 194). Trong trường hợp NLĐ mắc Covid và sang chấn tâm lý liên quan đến Covid, họ nên được hưởng các quyền lợi theo quy định của Công ước về Quyền lợi Thương tật Việc làm, 1964 (Số 121) như các hình thức hỗ trợ vật chất và tinh thần (nếu có).
Tóm lại, SKNN là tất cả các yếu tố có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của NLĐ. Pháp luật Việt Nam quy định chi tiết về tai nạn lao động, Danh mục BNN và các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN bắt buộc. Doanh nghiệp và NSDLĐ cần cập nhật và áp dụng thêm các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh lao động. Các vấn đề về SKNN liên quan đến đại dịch Covid-19 vẫn đang được cập nhật và xem xét đề xuất đưa vào các VBQPPL chung.
XEM THÊM : Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường

3. Chính sách hỗ trợ An toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động trong thời kỳ dịch bệnh
Để thích ứng linh hoạt, kịp thời đối phó với sự lây lan chóng mặt của đại dịch Covid-19, Chính phủ và Quốc hội đã ban hành rất nhiều văn bản, chính sách hỗ trợ NLĐ trong giai đoạn 2020 – 2022, có thể kể đến một số chính sách liên quan đến ATSKNN như sau:
- Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, BNN: Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH 15 ngày 24/9/2021 của UBTVQH ban hành chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ chịu tác động của đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, NSDLĐ được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022). NSDLĐ hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, BNN cho NLĐ phòng chống đại dịch COVID-19.
- Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh COVID-19; Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 quy định “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho NLĐ, bảo vệ quyền lợi tối đa cho NLĐ, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới; Nghị quyết 145/NQ-CP 19/11/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19…
- Nghị quyết số 19/NQ-CP Ban hành Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021 – 2025 có các nhiệm vụ chính sau: Cập nhật, sửa đổi hệ thống chính sách PLLĐ và nâng cao năng lực thanh tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn vệ sinh lao động. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động. Đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, BNN. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ đối với công tác an toàn vệ sinh lao động, tiếp tục thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế về an toàn vệ sinh lao động mà Việt Nam đã tham gia và nội luật hóa.
Pháp Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động Ngày 28/4/2022, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2022 có chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại môi trường lao động, cập nhật, sửa đổi VBQPPL một cách linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”. Đây là sự kiện để các cơ quan nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cùng toàn thể cộng đồng thể hiện sự quan tâm đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động… cho NLĐ trong và sau đại dịch Covid-19.
Nhìn chung, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ NLĐ kịp thời và linh hoạt, vừa kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh, vừa đảm bảo an sinh xã hội, từng bước phục hồi kinh tế. Các chính sách chung về an toàn vệ sinh lao động nhằm thích ứng với sự lây lan của đại dịch đã được nhiều bạn bè quốc tế công nhận. Đối phó với tình trạng thất nghiệp gia tăng, Chính phủ sẵn sàng chi Quỹ BHXH hỗ trợ người dân và giảm mức đóng xuống còn 0%, cho thấy quyết tâm bảo hộ NLĐ trước sự bùng phát của đại dịch, tránh gây hoang mang trước tình trạng thất nghiệp tăng cao, vì chỉ khi đảm bảo cuộc sống cho NLĐ thì mới tiếp tục phát triển được kinh tế một cách bền vững. Bên cạnh đó, việc hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế cũng mang lại nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, thu hút NLĐ trở lại sau đại dịch, thích ứng linh hoạt với thời kỳ bình thường mới.
XEM THÊM : Báo Cáo Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thuỷ Sản
4. Xử lý vi phạm về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và vi phạm tiêu chuẩn SKNN trước hết được quy định bởi Luật an toàn vệ sinh lao động, sau đó được quy định chi tiết tại các nghị định, thông tư hướng dẫn. Xem xét các quy định chung tại Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động được xử lý theo trình tự xử phạt hành chính, bồi thường và khắc phục hậu quả, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dẫn chiếu tới Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm tới một số chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp thường gặp trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Theo đó, Điều 20 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP có quy định chi tiết mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sau:
- Không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống BNN theo quy định pháp luật;
- Không bố trí người làm công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác y tế tại nơi làm việc, hoặc bố trí người làm công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
- Không trang bị các thiết bị bảo hộ an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;
- Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng;
- Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động
Pháp Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động Chính NLĐ khi làm việc cũng cần tự bảo vệ bản thân, tự đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, nếu vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, BNN cũng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Ví dụ, đối với hành vi không trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân đã được cung cấp, không tham gia khám sức khỏe định kỳ, khám BNN sẽ bị phạt hành chính với mức phạt cao nhất là 10.000.000 đồng.
Ngoài các mức xử phạt vi phạm hành chính, nếu có tình tiết tăng nặng trong một vụ tai nạn lao động, NLĐ và NSDLĐ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ, tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định Tội vi phạm quy định về ATLĐ, VSLĐ, về an toàn ở những nơi đông người, trường hợp tai nạn lao động làm chết 01 người hoặc gây tổn thương cơ thể cho 01 người từ 61% trở lên, gây thương tích cho 02 người đều trên 31% sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài phạt hành chính và phạt tù, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. NSDLĐ có thể bị truy cứu thêm về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Pháp Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động Việc đặt ra các quy định để xử phạt các hành vi VPPL về an toàn vệ sinh lao động được xác lập một cách có hệ thống và đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý răn đe. NSDLĐ có trách nhiệm đảm bảo, quản lý an toàn vệ sinh lao động cho NLĐ, đồng thời nếu thấy NLĐ không nhận thức phòng ngừa tai nạn lao động, BNN phải lập tức nhắc nhở, giám sát, thậm chí quy định bắt buộc, nếu không cũng sẽ bị xử phạt nặng hơn NLĐ. Thực tiễn cho thấy, tuy mức độ xử phạt hành chính và hình sự đều khá nghiêm trọng, nhưng vẫn xảy ra những vụ tai nạn lao động thương tâm do các bên thiếu trách nhiệm và thiếu kiến thức trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Vậy nên, cần phổ biến rộng rãi hơn nữa các quy định pháp luật chung này, để NLĐ tự nhận thức được hành động và hậu quả kèm theo, tự bảo đảm an nguy cho bản thân và bảo vệ quyền và lợi ích của chính NLĐ trước những mối nguy tại nơi làm việc.
Trên đây là toàn bộ pháp luật an toàn vệ sinh lao động trong giai đoạn covid 19 , và mình cũng đã có vẽ thêm sơ đồ cho các bạn tha hồ mà tham khảo. Ngoài ra, bên mình có nhận viết thuê tiểu luận,báo cáo, luận văn với đa dạng đề tài về luật . Nếu bạn có nhu cầu muốn viết thuê một đề tài về luật cụ thể thì hãy liên hệ với làm luận văn thạc sĩ nhắn tin ngay qua zalo/telegram 0917193864 để được mình hỗ trợ thêm nhé.
Khoản 1 Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Điều 1 Nghị định 88/2020/NĐ-CP
Điều 3 (đ) Công ước về ATSKNN, 1981 (Số 155)
Điều 11(c) Công ước số 155
Điều 16 Công ước số 155
Đoạn 1.3.9 phần Phụ lục của Danh mục thuộc Khuyến nghị các BNN, 2002 (Số 194)
Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP
Khoản 2 (b) Điều 20 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP
Khoản 2 (c ) Điều 20 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP
Khoản 3 (b) Điều 20 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP
Khoản 3 (đ) Điều 20 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP
Khoản 3 (g) Điều 20 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP
Khoản 1 Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015