Pháp luật là gì? Qúa trình hình thành pháp luật như thế nào?

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT VIẾT LUẬN VĂN BÁO CÁO KHÓA LUẬN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT VIẾT LUẬN VĂN BÁO CÁO KHÓA LUẬN

Bài viết này, Luận Văn Luật muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên ngành Luật về những điều liên quan Pháp luật. Giải đáp các thắc mắc của những câu hỏi như: Pháp luật là gì? Quá trình hình thành pháp luật? Pháp luật có nguồn gốc từ đâu? Đặc tính của pháp luật? 

Hy vọng bài viết này giúp các bạn hiểu thêm về Lịch sử của Pháp luật và có cái nhìn rõ hơn về Pháp luật nhé! 

Luận Văn Luật, nơi sẻ chia những kiến thức về Luật pháp dành cho các bạn sinh viên nói riêng và mọi người nói riêng.

Pháp luật là gì? Khái niệm pháp luật:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Pháp luật được hình thành như thế nào? Nguồn gốc của pháp luật:

Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kỳ không có pháp luật, đó là thời kỳ xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong xã hội này, người nguyên thủy sử dụng các quy phạm xã hội bao gồm tập quán và tín điều tôn giáo để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho xã hội. Chúng xuất hiện một cách tự phát, dần dần được cộng đồng thị tộc, bộ lạc chấp nhận và trở thành quy tắc sự xự chung mang tính chất đạo đức và xã hội.

Các quy phạm xã hội trên chỉ phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy – một xã hội chưa có chế độ tư hữu và giai cấp. Khi chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia thành các giai cấp có lợi ích đối lập nhau thì các quy phạm xã hội đó không còn phù hợp nữa. Trong điều kiện lịch sử này, xã hội đòi hỏi phải có những quy tắc mới thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị để thiết lập cho xã hội một “trật tự”. Pháp luật đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

Giai đoạn đầu, giai cấp thống trị tìm cách hướng hành vi của mọi người phù hợp với lợi ích riêng của họ. Lợi dụng địa vị xã hội của mình, họ đã tìm cách giữ lại các quy phạm xã hội có lợi, vận dụng và biến đổi chúng sao cho phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật. Đây là con đường thứ nhất hình thành nên pháp luật.

Mặt khác, những quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp mới nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội đã đặt ra yêu cầu phải có những quy tắc mới để điều chỉnh. Vì vậy, nhà nước nhanh chóng ban hành nhiều văn bản pháp luật để củng cố và quy định đặc quyền của giai cấp thống trị trong xã hội. Đây là con đường thứ hai hình thành nên pháp luật.

Như vậy, pháp luật được hình thành bằng hai con đường:

Thứ nhất, nhà nước thừa nhận các quy phạm xã hội – phong tục, tập quán và chuyển chúng thành pháp luật;

Thứ hai, bằng hoạt động xây dựng pháp luật định ra những quy phạm mới.

Xem thêm:

Các thuộc tính của pháp luật

Pháp luật khác với các quy phạm khác trong xã hội bởi các thuộc tính cơ bản sau đây:

* Tính quy phạm phổ biến:

Khi nói đến tính quy phạm phổ biến của pháp luật là nói đến tính khuôn mẫu, mực thước, mô hình xử sự có tính phổ biến chung cho nhiều người, được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian nhất định. Quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc đối với mọi đối tượng thuộc phạm vi quản lý của nhà nước phải tuân theo, bất kể thuộc dân tộc, tôn giáo, thành phần, giới tính nào…

Trong xã hội, các tập quán, đạo đức, tôn giáo, các điều lệ của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể quần chúng đều có tính quy phạm (tính khuôn mẫu) và đều là quy tắc xử sự của con người giống với quy phạm pháp luật. Nhưng khác với các quy phạm trên, tính quy phạm của pháp luật luôn mang tính phổ biến. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt pháp luật với các quy phạm nói trên.

* Tính ý chí:

Pháp luật bao giờ cũng mang tính ý chí. Xét về bản chất, ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền. Điều đó có ý nghĩa là chỉ có lực lượng nào nắm giữ được nhà nước mới có khả năng thể hiện được ý chí và lợi ích của mình một cách tối đa trong pháp luật. Một khi ý chí được hợp pháp hóa thành pháp luật thì nó được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

* Tính cưỡng chế (tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước):

Nhà nước ban hành pháp luật thì nhà nước phải đảm bảo để pháp luật được thực hiện. Tính được đảm bảo bằng nhà nước của pháp luật thể hiện bằng hai cách:

Một là, nhà nước tạo kiện giúp đỡ bằng các biện pháp giáo dục, hướng dẫn, khuyến khích, tổ chức cung cấp cơ sở vật chất để các chủ thể tự mình thực hiện pháp luật.

Hai là, pháp luật là hình thức thực hiện tập trung nhất ý chí của nhà nước. Do vậy, nó luôn mang tính cưỡng chế của nhà nước. Nếu nó không được thực hiện một cách tự nguyện thì nhà nước sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế. Bất kỳ ai có địa vị, tài sản, chức vụ như thế nào cũng phải tuân theo các quy tắc của pháp luật. Đây là đặc điểm phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với đạo đức.

* Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

Pháp luật luôn mang tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức (cả về hình thức pháp lý và hình thức cấu trúc) vì: pháp luật bao gồm những quy phạm được thể hiện thành văn rất rõ ràng, mang những tên gọi xác định và chỉ do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Văn bản pháp luật được viết bằng lời văn rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, không đa nghĩa, cấu trúc chặt chẽ và đa phần các cấu trúc đó được mẫu hóa bởi chính cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.

Ngoài ra, hiện tại Luận Văn Luật là một đội ngũ chuyên viết báo cáo thực tập, chuyên đề tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp và luận văn ngành Luật. Có kinh nghiệm hơn 10 năm viết bài và hỗ trợ các bạn sinh viên/ học viên tốt nghiệp ngành Luật loại giỏi.

Hãy liên hệ ngay Zalo: https://zalo.me/0917193864 để được tư vấn chi tiết nhé!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*