Pháp Luật Về Dự Phòng Rủi Ro Trong Hoạt Động Ngân Hàng
Post Views:1
📢📢📢 Download Free !!! Download Nhanh !!! Pháp Luật Về Dự Phòng Rủi Ro Trong Hoạt Động Ngân Hàng Bạn đang là sinh viên học chuyên ngành luật? Bạn đã tìm kiếm rất nhiều nguồn tài liệu trên mạng từ các website khác nhưng vẫn không khiến bạn hài lòng, chính vì thế bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ đến cho các bạn một nguồn tài liệu hoàn toàn hữu ích đáng để xem và tham khảo. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là khái quát chung về dự phòng rủi ro trong hoạt ngân hàng,pháp luật việt nam về dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng… Hy vọng nguồn tài liệu mình sắp triển khai sau đây sẽ triển khai được cho các bạn thêm nhiều kiến thức đa dạng để bạn có thể nhanh chóng triển khai bài luận văn của mình trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trước đây chúng tôi đã từng viết bài pháp luật cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cũng là một trong những bài mẫu hoàn toàn xuất sắc các bạn có thể xem và tham khảo thêm tại website luanvanluat.com mình để biết thêm thông tin bài viết. Ngoài ra, hiện tại bên mình có nhận viết thuê luận văn với nhiều đề tài từ khó đến dễ, cho nên nếu bạn đang loay hoay về vấn đề làm bài luận văn trong suốt thời gian dài nhưng chưa thể giải quyết được thì đừng quá lo lắng mà thay vào đó là hãy tìm đến ngay dịch vụ thuê viết luận văn thạc sĩqua zalo/telegram : 0917.193.864để được tư vấn báo giá làm bài luận văn và hỗ trợ cho các bạn từ đầu cho đến khi bảo vệ thành công nhé.
1. Khái quát chung về dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng
1.1 Khái niệm dự phòng rủi ro
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh vực và đặc biệt là trong kinh doanh ngân hàng. Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, nhiều trường phái, nhiều tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Theo định nghĩa truyền thống, rủi ro là những sự kiện có thể làm mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ. Định nghĩa hiện đại về rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn và không chỉ tính đến rủi ro tài chính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược: “rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làng cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường”.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định: “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.” Theo đó, dự phòng rủi ro là nội dung cơ bản để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.
Như vậy, dự phòng rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể hiểu là nhưng khoản chi phí được dự phòng cho những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Thứ nhất, Dự phòng rủi ro bản chất là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Như vậy, thứ mà ngân hàng chuẩn bị để đề phòng cho những tổn thất có thể xảy ra ở đây là tiền.
Thứ hai, dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng theo quy định tại Khoản 1 Điều 131 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Tùy thuộc vào việc số tiền dự phòng rủi ro của kỳ kế toán này lớn hơn hay nhỏ hơn so với kỳ kế toán trước, các ngân hàng thương mại sẽ phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu hoặc hoàn nhập phần chênh lệch thừa số tiền dự phòng rủi ro này.
Thứ ba, mức trích lập dự phòng rủi ro được căn cứ vào dư nợ gốc và kết quả phân loại nợ tại ngân hàng. Các ngân hàng thường căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản nợ và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Sau khi đã phân loại các khoản nợ thành các nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng thực hiện trích lập dự phonhf chung và dự phòng cụ thể theo tỉ lệ trích lập tương ứng với các nhóm nợ theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, dự phòng rủi ro thường được sử dụng để xử lý các rủi ro tín dụng của các ngân hàng, bằng cách chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo thỏa thuận đã ký với khách hàng.
Dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng bao gồm :
Thứ nhất, căn cứ Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định ‘Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể”.
Thứ hai, ‘Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể”.
Khi có rủi ro xảy ra với từng khoản vay, ngân hàng sẽ sử dụng dự phòng cụ thể đã trích lập để bù đắp các tổn thất đối với khoản nợ đó. Cùng với việc sử dụng dự phòng cụ thể, ngân hàng sẽ phải khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
1.4 Vai trò của dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc quản trị rủi ro của các ngân hàng, giúp đảm bảo hoạt động của các ngân hàng được an toàn, là chìa khóa để các ngân hàng xử lý nợ xấu, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Trong trường hợp các ngân hàng thực sự đã bị mất vốn do khách hàng không còn khả nang trả nợ cho ngân hàng, … , ngân hàng có thể sử dụng số tiền dự phòng rủi ro có thể bù đắp cho những tổn thất đó. Khi tổn thất ở mức độ nhỏ, ngân hàng có thể bù đắp bằng lợi nhuận kinh doanh hoặc chấp nhận bị lỗ, nhưng khi tổn thất ở mức nghiêm trọng, nguồn vốn tự có của ngân hàng không đủ để bù đắp thiệt hại. Do đó, các ngân hàng có thể ổn định và phát triển hoạt động thì cần phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Số liệu về dự phòng rủi ro sẽ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt hay không tốt, có tiềm ản nhiều rủi ro tín dụng hay không …. Dựa vào thu thập, tổng hợp và xử lý các số liệu về dự phòng rủi ro mà các ngân hàng có trách nhiệm báo cáo, kết quả xem xét theo dõi việc chấp hành quy định của pháp luật.
Pháp Luật Về Dự Phòng Rủi Ro Trong Hoạt Động Ngân Hàngsẽ là nguồn tài liệu gợi ý cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích và đồng thời đã được mình liệt kê như là khái niệm dự phòng rủi ro,đặc điểm dự phòng rủi ro, phân loại về dự phòng rủi ro,vai trò của dự phòng rủi ro. Cũng như bạn đã biết rủi ro là việc không thể tránh khỏi trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, đây chỉ mới là một phần nội dung thôi. Sau đây mình sẽ tiếp tục giới thiệu đến cho các bạn pháp luạt việt nam về dự rủi ro trong hoạt động của ngân hàng các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi hết phần còn lại nhé.
Pháp Luật Về Dự Phòng Rủi Ro Trong Hoạt Động Ngân Hàng
2 Pháp luật Việt Nam về dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng
The Thông tư 11/2021/TT-NHNN, các quy định về dự phòng rủi ro được chia thnahf hai phần chính: trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro
Trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ phát sinh chủ yếu từ hoạt động cho vay và một số hoạt động khác như bao thanh toán, chiết khẩu, phát hành thẻ tín dụng[1]…. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phỏng chung, mức trích lập của mỗi phần được xác định như sau:
– Dự phòng cụ thể được xác định dựa trên số dư nợ gốc, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm và tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo các nhóm Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể ở đây có thể hiểu là tỷ lệ tương ứng với các mức độ rủi ro từ thấp đến cao của khoản nợ đó, cụ thể như sau: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn có tỷ lệ trích lập 0%, nợ cần chú ý (5%), nợ dưới tiêu chuẩn (20%), nợ nghi ngờ (50%), nợ có khả năng mất vốn (100%).
– Dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đến nhóm nợ nghi ngờ, trừ các khoản phát sinh chủ yếu từ thị trường liên ngân hàng (gửi tiền, cho vay, chiết khẩu, mua bản kỳ phiếu, tin phiếu, chứng chỉ tiền gửi… giữa các tổ chức tín dụng với nhau). Bởi lẽ, rủi ro đối với khách hàng là tổ chức tín dụng khác chắc chắn thấp hơn so với các đối tượng khách hàng là tổ chức, cá nhân thông thường Các tổ chức tín dụng không bao giờ mong muốn mình có nợ quá hạn, nợ xấu ở một tổ chức tín dụng khác, vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức tín dụng đó. Hơn nữa, các giao dịch giữa các tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn (tối đa là 1 năm), mức độ rủi ra cũng ít hơn so với các khoản vay trung và dài hạn Ngoài ra, trên thực tế, hầu như các ngân hàng đều không sử dụng đến dự phỏng chung, nếu có tổn thất xảy ra thì thông thường sẽ được bù đắp đầy đủ bằng dự phòng có thể, tài sản bảo đảm, do đó, pháp luật sẽ cho phép ngân hàng không phải trích lập dự phòng chung đối với những khoản nợ này, giảm thiểu chi phi cho các ngân hàng thương mại.
Sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng
Thứ nhất, về chủ thể có thẩm quyền quyết định việc sử dụng dự phòng rủi ro
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, các ngân hàng thương mại phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên làm chủ tịch, 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro, 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định.
Pháp Luật Về Dự Phòng Rủi Ro Trong Hoạt Động Ngân Hàng theo đó, Hội đồng xử lý rủi ro có trách nhiệm: (i) Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt, (ii) Quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng. sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống, (iii) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phỏng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm.
Pháp luật không quy định cụ thể về các nội dung liên quan đến cơ chế hop, tỷ lệ tham gia dự họp tối thiểu, tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro. Để bảo đảm phù hợp với đặc thủ hoạt động, tính chất công việc của từng ngân hàng thương mại, pháp luật đã trao quyền cho ngân hàng thương mại tư xây dựng các nội dung này tại các quy định nội bộ
Thứ hai, về nguyên tắc sử dụng của phỏng để xử lý rủi ro
– Các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro khi (i) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích; (ii) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn – là các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi và có thể mất vốn.[2]
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
+ Đối với trường hợp ngân hàng đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật, Ngân hàng thương mại sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ, trường hợp sử dụng dự phỏng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thi phải sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro.
+ Đối với trường hợp ngân hàng thương mại chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thì thực hiện như sau (i) Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó, (ii) Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và thật quy định của pháp luật để thu hồi nợ, (iii) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro.
+ Ngân hàng thương mại phải hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phỏng chung để xử lý rủi ro. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng, là công việc nội bộ của ngân hàng thương mại, không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ ngân hàng thương mại không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phong để xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, ngân hàng phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được ngân hàng bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bản nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ [3].
Thứ ba, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất về tài sản đối với khoản nợ
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 11 /2021/TT-NHNN, việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất về tài sản được ngân hàng thương mại thực hiện trong trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh tổn thất về tài sản đối với khoản nợ.
“1. Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
Xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
a) Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường thực hiện theo Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc xử lý trách nhiệm của người gây ra tổn thất thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
c) Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này;
d) Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong cùng kỳ kế toán.”[4]
Có thể hiểu là bất cứ khi nào có bằng chứng chắc chắn chứng minh tổn thất về tài sản đối với khoản nợ (trong quá trình hoạt động, trước khi xử lý rủi ra hay sau khi xử lý rủi ro), ngân hàng phải thực hiện xử lý tổn thất về tài sản Theo đó, trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh xảy ra tổn thất trước thời điểm xử lý rủi ra, ngân hàng sẽ phải xử lý tuần tự theo quy trình nêu trên, đồng thời ngân hàng phải tiến xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên (nếu chưa xử lý), sau thời điểm xử lý rủi ro nếu có bằng chứng chắc chắn chứng minh xảy ra tổn thất, ngân hàng xử lý tổn thất theo quy định trên, tuy nhiên sẽ không cần thực hiện lại những công việc đã tiến hành khi xử lý rủi ro nữa (như việc sử dụng dự phòng rủi ro) Nếu chưa có bằng chứng chắc chắn chúng minh xảy ra tổn thất, ngân hàng vẫn thực hiện sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro bình thường theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước về dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại
Để đảm bảo mục tiêu an toàn hoạt động ngân hàng. giúp các ngân hàng giảm thiểu tối đa rủi ro, nâng cao chất lượng tin dụng, ngân hàng nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng) luôn chủ trọng việc quản lý đổi với mọi hoạt động của các ngân hàng, trong đó có quản lý về dự phòng rủi ro:
Thứ nhất, để thực hiện được điều này, trước tiên ngân hàng nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định cách thức xử sự của các chủ thể liên quan đến vấn đề DPRR, chính là Thông tư 11/2021/TT-NHNN như đã nhắc đến ở trên, trong đó quy định cho các chủ thể những hành vi được làm, những hành vi phải làm và những hành vi bị cấm Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định hướng dẫn ngân hàng thực hiện các công việc như thu thập, khai thác thông tin, số liệu về khách hàng, bao gồm cả thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), công ty thông tin tín dụng để xây dựng chính sách về dự phòng rủi ro, hương dẫn về trình tự, thủ tục tự phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, hướng dẫn cụ thể về mức trích lập dự phòng cụ thể, dự phòng chung quy định nguyên tắc sử dụng dự phòng rủi ro Thông tư 11/2021/TT-Ngân hàng nhà nước cũng quy định các công việc ngân hàng phải làm để phục vụ yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước như quy định về các yêu cầu tối thiểu cần có đối với chính sách về dự phòng rủi ro, quy định về tần suất thực hiện tự phân loại phụ trích lập DPRR theo kết quả tư phân loại nợ, quy định về việc xuất toàn khoản nợ đã sử dụng dư phòng để xử lý rủi ro ra khỏi ngoại băng và quy định trách nhiệm bảo cáo kết quả phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro.
Thứ hai, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của ngân hàng nhà nước trong việc tổ chức thực hiện và đảm bảo các quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế. Đặc biệt, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động quản lý của ngân hàng nhà nước về dự phòng rủi ro của ngân hàng nhà nước hoạt động của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của các ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các ngân hàng, bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng nói chung. Theo đó, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng sẽ là đầu mối tiếp nhận các hồ sơ về chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, thanh tra, kiểm tra, thanh tra việc ngân hàng thương mại thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng. quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, xử lý vi phạm theo thẩm quyền Ngoài ra, ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ thực hiện việc giám sát an toàn vi mô, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo phạm vi thẩm quyền được giao.
Bài viết trên đây là toàn bộ nguồn tài liệu Pháp Luật Về Dự Phòng Rủi Ro Trong Hoạt Động Ngân Hàng là những nội dung xuất sắc sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức để bạn có thể triển khai bài luận văn của mình. Chúc các bạn xem được bài viết này của mình sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn để bạn có thể tự phát triển bài luận văn của mình tốt nhất có thể. Ngoài ra, nếu như bạn vẫn chưa thể làm hoàn thành một bài luận văn thì không sao cả vì hiện tại bên mình có nhận viết thuê luận văn, chính vì thế nếu bạn đang thật sự cần viết một bài luận văn hoàn thiện thì ngay bây giờ đây hãy nhanh tay liên hệ ngay đến dịch vụ nhận làm luận văn thạc sĩ qua zalo/telegram : 0917.193.864chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn báo giá làm bài trọn gói và lựa chọn ngay cho bạn một đề tài phù hợp với chuyên ngành mà bạn đang học nhé.
Để lại một phản hồi