Ở bài: ” Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại Công Ty” mình đã có nói qua về một số khái niệm về Hợp đồng mua bán hàng hóa với các bạn sinh viên thì ở bài này, mình muốn chia sẻ đến các bạn thêm một số: ” Quy Định Pháp Lý Về Hợp Đồng Thương Mại Mua Bán Hàng Hóa“. Đồng thời, cuối bài mình có có đưa ra một số kiến nghị cùng cảm nghĩ về đề tài này. Các bạn đọc rồi cùng mình thảo luận nhé, hy vọng qua bài viết này các bạn sinh viên đang chuẩn bị làm luận văn ngành Luật sẽ có thêm một đề tài vào sự chọn lựa cho bài viết.
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một kỳ thực tập bắt buộc với sinh viên khoa Luật nói chung và lớp Luật Kinh doanh nói riêng với mục đích được tiếp cận với thực tế từ đó có thể ứng dụng những kiến thức và kĩ năng mà sinh viên đã được đào tạo ở trường vào việc phân tích thực tế vấn đề pháp lý trong các doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội, quan hệ với cơ sở thực tập để thu thập dữ liệu phục vụ cho báo cáo chuyên đề thực tập của mình.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, buộc các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực không ngừng để tồn tại và đứng vững. Chính vì vậy, các Công ty cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho mình để tồn tại và phát triển. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vân Hậu luôn sáng tạo và đổi mới trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, khắc phục tồn tại đang có để phát triển hơn nữa. Sau 10 năm hoạt động, Công ty đã xây dựng được thương hiệu và tạo uy tín tốt trên thị trường.
Hoạt động mua bán hàng hóa đã trở thành lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và đem lại nguồn doanh thu lớn cho Công ty. Để hoạt động mua bán hàng hóa của Công ty đi vào chiều sâu thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu, tiếp cận và nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng pháp luật, nhằm hạn chế tổn hại kinh tế không đáng có. Vấn đề pháp lý và thực tiễn trong việc thực hiện Hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thương mại. Nghiên cứu vấn đề này qua lý thuyết và thực tiễn giúp chúng ta hiểu hơn về hoạt động thương mại mua bán hàng hóa hiện nay.
Sau thời gian thực tập ở Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vân Hậu, thời gian này em đã học hỏi thêm được rất nhiều bài học có ích cho mình sau này. Bên cạnh đó nhờ có sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thu Ba với sự giúp đỡ Ban lãnh đạo và nhân viên của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vân Hậu tận tình cung cấp số liệu cũng như giải đáp giúp em vướng mắc trong kì thực tập vừa qua giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp:” Quy định pháp lý về hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Vân Hậu”.
Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm bốn chương:
- Chương I: Khái quát về hợp đồng Thương mại mua bán hàng hóa và pháp luật điều chỉnh.
- Chương II: Chế độ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và vấn đề giải quyết tranh chấp.
- Chương III: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vân Hậu.
- Chương IV: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Do thời gian và năng lực có hạn nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô để bài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
- Khái niệm, đặc điểm Hợp đồng Thương mại mua bán hàng hóa
- Khái niệm hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường như chúng ta đã biết là một kiểu quan hệ kinh tế xã hội mà trong đó sản xuất và tái sản xuất xã hội gắn chặt với quan hệ hàng hoá – tiền tệ, với quan hệ cung- cầu. Trong nền kinh tế thị trường biểu hiện là quan hệ hàng hoá: mọi hoạt động đều liên quan đến quan hệ hàng hoá hay ít nhất cũng phải sử dụng quan hệ hàng hoá như là mắt xích trung gian. Thành tựu của hơn những năm chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế đã có tác dụng làm cho chúng ta quen dần với các quan hệ hàng hoá. Một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường là tự do trao đổi các sản phẩm hàng hóa giữa người mua và người bán. Người bán bao giờ cũng muốn bán với giá cao, người mua bao giờ cũng muốn mua với giá thấp, do đó cần có sự thống nhất ý chí, có sự thỏa thuận giữa người bán và người mua thể hiện qua hợp đồng.
Theo luật Thương mại Việt Nam năm 1997 thì:”Mua bán hàng hóa là một hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền, người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên”. Đến năm 2005, luật Thương mại 1994 được sửa đổi bổ sung một số điều luật. Tuy nhiên điều luật về mua bán hàng hóa không có gì khác nhiều :”Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau về một vấn đề nhất định trong xã hội làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đó. Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự một cách khái quát trong điều 388 như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Để được coi là sự thỏa thuận thì hợp đồng phải thể hiện được sự tự do bày tỏ ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các cá nhân, tổ chức được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng. Quan hệ hợp đồng này phải diễn ra trong những mối quan hệ xã hội nhất định và xuất phát từ lợi ích của mỗi bên. Việc giao kết hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng quyền và nghĩa vụ giữa các bên nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý. Tức là, thông qua hợp đồng, các bên xác lập được nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp lý đối với những nghĩa vụ không thể thực hiện được. Trong hợp đồng có tính chất tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên, đây là đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ dân sự. Quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi bên kia thực hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã được hai bên xác nhận trong hợp đồng hoặc pháp luật quy định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy. Mục đích của hợp đồng là nhằm dung hòa và thỏa mãn các lợi ích khác nhau của các bên tham gia. Các bên tham gia quan hệ hợp đồng gọi là chủ thể của hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Căn cứ vào đối tượng có thể coi hợp đồng mua bán hàng hoá là một hoạt động thương mại. Theo điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: ”Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên khác không phải là thương nhân trong việc mua bán tất cả các động sản, kể cả động sản được hình thành tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
Cần phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa với các hợp đồng khác, ví dụ như thuê mua tài sản, dịch vụ gắn liền với hàng hóa, gia công hàng hóa… Mua bán hàng hóa khác với quan hệ thuê mua tài sản. Khi thuê mua tài sản, quyền sử dụng và chiếm hữu được chuyển cho người thuê nhưng quyền sở hữu lại không được người thuê chuyển giao cho người đi thuê. Mua bán hàng hóa khác với các dịch vụ giao nhận hàng hóa, vì người giao nhận hàng hóa chỉ thực hiện chức năng trung gian.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế hay tính quốc tế. Khoa học pháp lý Việt Nam chưa đưa ra một khái niệm rõ ràng, tương đối chính xác cho hợp đồng này mặc dù chúng cũng được sử dụng khá nhiều trong thực tiễn. Điều này cũng có thể là do Việt Nam chúng ta mới tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và trong thực tiễn chưa có vụ tranh chấp nào liên quan đến việc xác định luật áp dụng căn cứ vào tính quốc tế của hợp đồng. Các văn bản pháp luật của Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”. Dưới góc độ pháp lý hai thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ” và “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài” có cùng một bản chất, đó là có sự tham gia của thương nhân nước ngoài hay nói cách khác hợp đồng có yếu tố quốc tế. Xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng là xác định được hợp đồng mua bán hàng hóa đó là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay không. Việc xác định tính quốc tế gắn liền với việc xác định luật điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng. Nếu hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường (hợp đồng nội địa) thì quyền và nghĩa vụ của các bên xuất phát từ hợp đồng đó sẽ được pháp luật trong nước điều chỉnh, ví dụ, pháp luật Việt Nam. Nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn: pháp luật của các quốc gia khác nhau, các điều ước quốc tế liên quan và trong nhiều trường hợp cả tập quán thương mại quốc tế, và trong trường hợp không có sự lựa chọn của các bên thì cần phải chọn luật của quốc gia nào theo các quy tắc của tư pháp quốc tế. Có ba cách xác định tính quốc tế của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cách thứ nhất, xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cách thứ hai là xác định theo Công Ước Viên 1980. Cách thứu ba là xác định dựa trên dấu hiệu lãnh thổ. Xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005 thì tính quốc tế được xác định dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân. Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Chủ thể bên nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Rõ ràng, quy định này của Luật thương mại Việt Nam xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân.
- Đặc điểm, đối tượng hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Hàng hóa theo nghĩa rộng được hiểu là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mãn những nhu cầu mang tính xã hội. Nhu cầu của con người phong phú và biến thiên liên tục vì vậy hàng hóa cũng luôn phát triển phong phú và đa dạng. Dựa vào đặc trưng từng loại mà hàng hóa được phân thành bất động sản (bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai) và động sản (là những tài sản không phải là bất động sản) hay phân thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình(quyền tài sản). Hàng hóa có thể là vật, là sản phẩm lao động của con người, là các quyền tài sản mang tính vô hình.
Luật Thương mại năm 2005 quy định, hàng hóa bao gồm:
- a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai.
- b) Những vật gắn liền với đất đai.
Khái niệm về hàng hóa quy định trong luật Thương mại năm 2005 đã được mở rộng so với quy định trong Luật Thương mại năm 1997. Khái niệm hàng hóa đã bao gồm hầu hết các đối tượng thực tế được mua bán trên thị trường.
Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là vật thì vật phải được xác định rõ.Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.
Không phải hàng hóa nào cũng được tự do kinh doanh, mua bán mà pháp luật cũng đã quy định danh mục hàng hóa cấm kinh doanh hay khi kinh doanh phải có điều kiện
Hàng hóa cấm kinh doanh: Những loại hàng hoá, dịch vụ mà trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng có thể gây nguy hại nghiêm trọng tới an ninh, quốc phòng, chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá dân tộc, môi trường và sức khoẻ nhân dân thì không được kinh doanh. Theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại do Chính phủ vừa ban hành, có 23 hàng hóa dịch vụ nằm trong danh mục cấm, hạn chế và kinh doanh có điều kiện. Các mặt hàng nằm trong danh mục này gồm vũ khí dân dụng, trang thiết bị kỹ thuật khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, chất ma túy, hóa chất tại bảng 1 của Công ước quốc tế, các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, sự an toàn xã hội. Ngoài ra, các sản phẩm khác như trò chơi điện tử, khoáng sản đặc biệt độc hại, phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ kinh doanh mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, hoạt động môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời.
Cũng theo Nghị định này có 8 loại hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và 84 loại hàng hóa dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Trong đó, 23 loại hàng hóa khi kinh doanh phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và 61 loại hàng hóa, dịch vụ có điều kiện không cần cấp giấy chứng nhận.
Hàng hóa dịch vụ khi kinh doanh phải có điều kiện (đáp ứng điều kiện về chủ thể, cơ sở vật chất, kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ của người kinh doanh). Những hàng hoá và dịch vụ mà trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng có thể gây hại đến sức khoẻ con người, môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội; hoặc những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh đòi hỏi nhất thiết phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật và người kinh doanh phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định, thì xếp vào loại kinh doanh có điều kiện.
Đặc trưng pháp lý của hoạt động mua bán hàng hóa : Chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa có đền bù.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường như chúng ta đã biết là một kiểu quan hệ kinh tế xã hội mà trong đó sản xuất và tái sản xuất xã hội gắn chặt với quan hệ hàng hoá – tiền tệ, với quan hệ cung- cầu. Trong nền kinh tế thị trường biểu hiện là quan hệ hàng hoá: mọi hoạt động đều liên quan đến quan hệ hàng hoá hay ít nhất cũng phải sử dụng quan hệ hàng hoá như là mắt xích trung gian. Thành tựu của hơn những năm chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế đã có tác dụng làm cho chúng ta quen dần với các quan hệ hàng hoá. Một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường là tự do trao đổi các sản phẩm hàng hóa giữa người mua và người bán. Người bán bao giờ cũng muốn bán với giá cao, người mua bao giờ cũng muốn mua với giá thấp, do đó cần có sự thống nhất ý chí, có sự thỏa thuận giữa người bán và người mua thể hiện qua hợp đồng.
Còn các bạn thì sao? Các bạn liệu có suy nghĩ như mình không? Nếu các bạn cùng hoặc có suy nghĩ khác thì hãy để lại dưới phần bình luận bài viết này nhé. Trong quá trình làm bài, có bạn nào gặp khó khăn trong quá trình làm bài thì hãy liên hệ với Luận Văn Luật để sử dụng Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Ngành Luật qua Sđt zalo: https://zalo.me/0917193864