Sau đây mình sẽ chia sẻ đến cho các bạn một bài Giới Thiệu Tiểu Luận Chứng Cứ Điện Tử Trong Tố Tụng Hình Sự là một trong những đề tài tiểu luận với những nội dung hoàn toàn hay phù hợp cho các bạn sinh viên ngành luật, chính vì thế các bạn hãy cùng mình xem và tham khảo bài tiểu luận nhé. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là giới thiệu tiểu luận chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự, nội dung tiểu luận chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự, và cuối cùng kết luận…
Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận theo yêu cầu từ đề tài khó đến dễ bên mình đều có thể làm được, bạn có biết rằng mình cũng đã nhận viết tiểu luận cho hàng loạt sinh viên và đã đạt thành tích cao. Nếu các bạn sinh viên có nhu cầu cần làm bài tiểu luận thì hãy tìm đến dịch vụ làm thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
1.Giới Thiệu Tiểu Luận Chứng Cứ Điện Tử Trong Tố Tụng Hình Sự
Trong tố tụng hình sự, “chứng cứ” được xem là phương tiện của chứng minh và phương tiện để xác định các sự kiện có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án hình sự. Theo tác giả Hoàng Thị Huyền Trang (2021): “trước nhu cầu cấp bách của thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm công nghệ cao đang gia tăng một cách nhanh chóng về số lượng, về tính chất phức tạp cũng như sự nguy hiểm của loại tội phạm này đối với xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự năm 2015[1]”. Do vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Chứng cứ điện tử trong Tố Tụng hình sự” làm chủ để nghiên cứu môn học của mình.
2.Nội Dung Tiểu Luận Chứng Cứ Điện Tử Trong Tố Tụng Hình Sự
- Những vấn đề “chứng cứ điện tử” trong tố tụng hình sự
1.1. Khái niệm “chứng cứ điện tử”
Như chúng ta đã biết “chứng cứ” có vai trò rất quan trọng trong việc xác định tội phạm và người phạm tội không chỉ được dùng để xác định sự thật khách quan của vụ án, mà còn phản ánh bản thân quá trình xác định sự thật khách quan đó[2].
Theo tác giả Trần Xuân Thiên An (2019), “Cuộc đấu tranh chống các loại tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông thường rất khó khăn và phức tạp vì các đối tượng không chỉ sử dụng các công nghệ mới nhất vào việc tấn công, gây án, mà còn triệt để lợi dụng để xóa dấu vết truy cập, dấu vết cài đặt mã độc, dấu vết lấy cắp dữ liệu, tải dữ liệu, mã hóa dữ liệu, dùng ngôn ngữ đặc biệt để lập trình mã độc, chống phát hiện và dịch ngược mã độc…Tin tặc thường sử dụng máy tính, điện thoại di động, các thiết bị lưu trữ và kỹ thuật mã hóa dữ liệu, để lưu trữ, giấu dữ liệu. Khi nghi ngờ bị điều tra, theo dõi, chúng rất cảnh giác, lập tức xóa hết dấu vết, dữ liệu có liên quan, thậm chí format thiết bị lưu trữ dữ liệu[3]”. Trước tình hình trên, “dữ liệu điện tử” được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 xem là nguồn chứng cứ quy định như sau: “Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử[4]”. Đây là điểm thể hiện sự nhất quán và cụ thể hóa khái niệm “dữ liệu điện tử” được quy định tại Luật giao dịch điện tử năm 2005: “dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự[5]”.
XEM THÊM : Kho 999+ Bài Mẫu Tiểu Luận Khoa Luật
Như vậy, “chứng cứ điện tử” được hiểu như thế nào? Theo tác giả Trần Văn Hòa (2008): “Chứng cứ điện tử là những chứng cứ được lưu giữ dưới dạng tín hiệu điện tử trong máy tính hoặc trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số có liên quan đến vụ án hình sự[6]”. Còn theo tổ chức Interpol, “chứng cứ điện tử là thông tin và dữ liệu có giá trị điều tra dược lưu trữ hoặc truyền đi bởi một máy tính, mạng máy tính hoặc thiết bị điện tử kỹ thuật số khác[7]”.
Tiểu Luận Chứng Cứ Điện Tử Trong Tố Tụng Hình Sự bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về “thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử” như sau: “Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”[8]
1.2. Điều kiện để “dữ liệu điện tử” có thể sử dụng làm “chứng cứ điện tử” trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Để “dữ liệu điện tử” trở thành “chứng cứ điện tử” phải đảm bảo những thuộc tính sau:
Tính khách quan: “Dữ liệu này có thật, tồn tại khách quan, có nguồn gốc rõ ràng, không bị làm cho sai lệch, biến dạng; đã được tìm thấy và đang lưu trên máy tính, điện thoại di động, email, USB, tài khoản trên mạng, trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet, đang truyền trên mạng[9]”.
Tính hợp pháp: “Chứng cứ phải được thu thập đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sử dụng công nghệ được pháp luật công nhận, trong cả quá trình khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ vật chứng, sao lưu điện tử, chặn thu trên mạng, bảo quản, phục hồi, phân tích, tìm kiếm và giám định dữ liệu và khi sử dụng chứng cứ phải kiểm tra tính hợp pháp của biện pháp thu thập. Từng thiết bị điện tử như máy tính, máy điện thoại, máy chủ, máy tính bảng, USB, đĩa CD/DVD…phải được ghi cụ thể vào biên bản niêm phong theo đúng quy định, để dữ liệu không thể bị can thiệp, tác động làm thay đổi kể từ khi thu giữ hợp pháp. Chuyên gia phục hồi dữ liệu sử dụng công nghệ và phần mềm phục hồi dữ liệu, như thiết bị chống ghi sao chép dữ liệu điện tử và chỉ sử dụng bản sao này để phục hồi, phân tích, tìm kiếm dữ liệu, chuyển thành dạng đọc được, nghe được, nhìn thấy được. Bản gốc phải được bảo quản theo đúng quy định[10]”.
Tính liên quan của chứng cứ: “Dữ liệu thu được có liên quan đến hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội, nạn nhân, hậu quả…, được sử dụng để xác định các tình tiết của vụ án. Tính liên quan thể hiện ở nguyên lý, công nghệ hình thành dấu vết điện tử, thông tin về không gian, thời gian hình thành dữ liệu địa chỉ lưu trữ, nội dung thông tin, thời gian phạm tội[11]”.
XEM THÊM : Tiểu Luận Luật Tố Tụng Dân Sự Bình Luận Bản Án

1.3. Đặc điểm của “chứng cứ điện tử”
Qua thực tiễn và nghiên cứu những quy định của pháp luật về loại chứng cứ này có thể rút ra những đặc điểm sau:
Một là, “chứng cứ điện tử” là loại chứng cứ phi truyền thống “không phải là sự vật hay sự kiện như quan niệm trước đây mà là những ký tự dưới dạng số hóa được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị điện tử hoặc trên mạng thông tin toàn cầu qua quá trình xử lý sẽ cho ra các dữ liệu bao gồm số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh… từ đó cung cấp thông tin liên quan đến sự kiện phạm tội[12]”.
Hai là, “chứng cứ điện tử” được tạo ra trong không gian ảo và không có tính biên giới, lãnh thổ. Vì vậy, “việc thu thập, kiểm tra, đánh giá nhằm chuyển hóa chúng sang chứng cứ truyền thống, sử dụng làm căn cứ chứng minh tội phạm cũng mang tính đặc thù, cần có những quy định cụ thể và hướng dẫn chuyên sâu. Tuy nhiên, hiện tại Bộ luật tố tụng hình sự chỉ có quy định về việc thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử tại Điều 107. Còn việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử không có quy định riêng. Do đó, việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử được thực hiện theo quy định chung về kiểm tra, đánh giá chứng cứ quy định tại Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự[13]”.
- Thực trạng công tác thu thập, kiểm tra đánh giá chứng cứ điện tử
Ngày nay, trước sự phát triển của cách mạng 4.0 bên cạnh những mặt thuận lợi thì đồng thời tội phạm ngày càng hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Điển hình như vụ án sau: “Do quen biết với Hồ Tấn Ý – đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố bắt tạm giam về tội mua bán trái phép chất ma túy và biết trong tài khoản của Ý còn gần 180 triệu đồng nên Vinh nảy sinh ý định chiếm đoạt. Để thực hiện, Vinh đã sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để xâm nhập lấy thông tin và lấy mã xác thực OTP do Ngân hàng cung cấp vào số điện thoại mà Hồ Tấn Ý đã đăng ký các dịch vụ tại ngân hàng và ví điện tử. Với thủ đoạn trên, Vinh nhiều lần xâm nhập vào Ví điện tử và tài khoản ngân hàng của Ý để chuyển tiền vào tài khoản của tên Lê Gia Phúc Vinh với mục đích tiêu xài cá nhân với tổng số tiền trên 175 triệu đồng. Hành vi của Lê Gia Phúc Vinh đã cấu thành về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản[14]”.
Tiểu Luận Chứng Cứ Điện Tử Trong Tố Tụng Hình Sự vụ án đánh bạc “sử dụng công nghệ cao”: “Trong tháng 7/2020, qua các biện pháp nghiệp vụ, công an huyện Quỳ Hợp phát hiện có một nhóm đối tượng chuyên sử dụng Zalo, facebook, Messengger, Viber, App loto… chuyển tiền qua tài khoản để tổ chức đánh bạc bằng hình thức ghi số lô, số đề liên tỉnh. Nhóm đối tượng này rất chuyên nghiệp, với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, trong đó tất cả các đối tượng của đường dây này đều sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội ảo, ẩn danh, mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau và thay đổi nhiều số điện thoại liên tục khi thực hiện các giao dịch. Các đối tượng chân rết với vai trò là đại lý ở các địa phương sẽ tổ chức cho các người chơi ghi số lô, số đề sau đó chuyển toàn bộ bảng ghi ra Tp Hà Nội cho đối tượng cầm đầu đường dây, qua mạng Internet. Công tác phát hiện, đấu tranh của lực lượng công an gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu thốn các thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trước tình hình đó, lãnh đạo công an huyện Quỳ Hợp đã chỉ đạo xác lập chuyên án, lên kế hoạch triệt xóa nhóm đối tượng tội phạm này[15]”.
Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thể hiện sự tiến bộ trong lĩnh vực lập pháp của nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, chưa có quy định về sự đồng nhất trong Bộ luật tố tụng hình sự
Tên gọi tại điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là “Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử”, trong khi đó tại khoản 1 của điều này quy định “Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời” có nghĩa là “thu thập điện tử” và “thu giữ điện tử” là giống nhau. Theo tác giả Võ Minh Tuấn (2021), “như vậy là hoàn toàn mâu thuẫn, bởi dữ liệu điện tử là một trong những nguồn chứng cứ phải thu thập, còn phương tiện điện tử là nơi để chứa đựng dữ liệu điện tử. Khoản 1 Điều 107 chỉ quy định về việc thu giữ phương tiện điện tử, trong khi đó dữ liệu điện tử được thu thập không chỉ từ phương tiện điện tử mà còn từ mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác quy định tại khoản 2 Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự[16]”. Đồng thời, việc thu giữ “phương tiện điện tử”, “dữ liệu điện tử” quy định tại điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự. Tại khoản 1 điều này có quy định “Trường hợp không thể thu giữ được thì phải sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng[17]”. Như vậy, “phương tiện lưu trữ” có phải là phương tiện điện tử hay không? Quy định này gây khó khăn trong quá trình áp dụng.
Thứ hai, những vấn đề liên quan đến “điều kiện cơ sở vật chất, năng lực và sự phối kết hợp với các cơ quan, tổ chức trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử”. Trong thực tiễn để giải quyết những vụ án này đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có những kiến thức nhất định về công nghệ thông tin, các loại hình, dữ liệu điện tử. Đối với những vụ án không mang tính phức tạp như “các vụ án về môi giới mại dâm, ma túy, đánh bạc các đối tượng thường sử dụng thiết bị số để nhắn tin, gọi điện trao đổi, thỏa thuận nội dung với nhau. Việc thu thập dữ liệu điện tử để chứng minh hoặc củng cố chứng cứ thường ở mức đơn giản, sau khi thu giữ thiết bị số cơ quan điều tra tiến hành lập biên bản kiểm tra, trích xuất, sao chép dữ liệu như tin nhắn, lịch sử cuộc gọi giữa các thuê bao mà các đối tượng sử dụng để đấu tranh với đối tượng. Khi đối tượng khai nhận phù hợp thì bản sao của các dữ liệu trên được đưa vào hồ sơ vụ án với tư cách là một chứng cứ chứng minh tội phạm[18]”.
Tuy nhiên, đối với những vụ án mang tính phức tạp hơn thì “phải có sự kết hợp với các tổ chức chuyên môn, các chuyên gia hoặc cơ quan có thẩm quyền (cơ quan thứ ba) tiến hành việc tìm kiếm, phục hồi, chuyển đổi dữ liệu điện tử thành dạng hữu hình có thể đọc, nghe, nhìn… được. Tuy nhiên, việc chờ đợi kết quả từ các cơ quan này liên quan đến vấn đề thời hạn tố tụng. Đối với những vụ án mà chứng cứ điện tử là căn cứ quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội của đối tượng thì điều này ảnh hướng rất lớn đến tiến độ giải quyết vụ án. Như vậy, mặc dù việc thu thập phương tiện điện tử diễn ra nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhưng luật không quy định chặt chẽ về thời hạn, trách nhiệm của cơ quan thứ ba, cũng như không có cơ chế phối hợp nên việc sử dụng chứng cứ điện tử vào việc giải quyết vụ án hình sự chưa đạt hiệu quả cao[19]”.
- 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Để tháo gỡ những vướng mắc trên trong thời gian tới cần:
Một là, “về mặt văn bản pháp luật cần thiết phải có những quy định rõ ràng, cụ thể về việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng điện tử cũng như ban hành văn bản hướng dẫn về đường lối xử lý đối với các tội phạm công nghệ cao trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Ngoài ra, cần có quy định chặt chẽ về trách nhiệm thậm chí là chế tài xử lý đối với cá nhân, tổ chức trong việc chậm trễ cung cấp dữ liệu điện tử, giám định dữ liệu điện tử làm ảnh hưởng tới tiến trình giải quyết vụ án[20]”.
Hai là, những người tiến hành tố tụng phải được tập huấn, nâng cao kĩ năng trình độ về “dữ liệu điện tử”, “công nghệ thông tin”. Cấn phải xác định phương hướng cho hoạt động thu thập này là: “Phải xuất phát từ những thông tin, tài liệu, chứng cứ ban đầu về vụ án đã thu thập được, đây là cơ sở đầu tiên giúp cho cơ quan có thẩm quyền xác định phương hướng thu thập dữ liệu điện tử; Xuất phát từ quy luật dấu vết điện tử có điểm riêng biệt so với dấu vết hình sự khác, căn cứ vào nguồn gốc hình thành và đặc điểm của vật mang dấu vết điện tử phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền; Quy luật hoạt động của các đối tượng phạm tội đối với các hệ, loại đối tượng là khác nhau, chẳng hạn như: Quy luật hoạt động của các đối tượng sử dụng công nghệ cao xâm phạm an ninh quốc gia sẽ có những điểm đặc trưng so với quy luật hoạt động của các đối tượng sử dụng công nghệ thông tin để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản[21]”
3.Phần Kết Luận Tiểu Luận Chứng Cứ Điện Tử Trong Tố Tụng Hình Sự
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đặc biệt là tội phạm “công nghệ cao” trong thời gian tới cần phát huy những mặt đạt được và hoàn thiện những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến “chứng cứ điện tử”. Bởi tội phạm công nghệ cao đang ngày càng gia tăng về số lượng, mức độ phức tạp và sự nguy hiểm đối với xã hội.
Giới Thiệu Tiểu Luận Chứng Cứ Điện Tử Trong Tố Tụng Hình Sự trên đây là toàn bộ bài tiểu luận với những đề tài tiểu luận hoàn toàn hữu ích đáng để xem và tham khảo. Cảm ơn các bạn đã cùng mình xem và theo dõi bài tiểu luận này. Ngoài ra, nếu như bạn cần làm bài tiểu luận thì hãy tìm đến dịch vụ làm tiểu luận thuê của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận và hỗ trợ từ A đến Z nhé.
[1] Hoàng Thị Huyền Trang (2021), “Một số bất cập, hạn chế trong quá trình xử lý vụ án hình sự liên quan đến nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử”, xem trực tuyến tại cập ngày 2/12/2021).
[2] Trần Văn Tuân, Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội.
[3] Trần Xuân Thiên An (2019), “Dữ liêu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự”, xem trực tuyến tại cập ngày 2/12/2021).
[4] Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sụ năm 2015.
[5] Khoản 5 điều 4 Luật giao dịch điện tử năm 2014.
[6] Trần Văn Hòa (2008), Bài tham luận trình bày tại Hội thảo “Phòng chống tội phạm công nghệ cao”.
[7] Đinh Phan Quỳnh (2018), “Chứng cứ điện tử và các nguyên tắc thu thập trong Tố tụng hình sự”, xem trực tuyến tại trang cập ngày 2/12/2021).
[8] Khoản 1 điều 107 Bộ luật tố tụng hình sụ năm 2015.
[9] Trần Xuân Thiên An (2019), “Dữ liêu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự”, xem trực tuyến tại tran (truy cập ngày 2/12/2021
[10] Trần Xuân Thiên An (2019), “Dữ liêu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự”, xem trực tuyến tại trang (truy cập ngày 2/12/2021
[11] Trần Xuân Thiên An (2019), “Dữ liêu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự”, xem trực tuyến tại trang truy cập ngày 2/12/2021
[12] Nguyễn Văn Điền (2019), “Chứng cứ điện tử trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015”, xem trực tuyến tại trang truy cập 07/12/2021).
[13] Nguyễn Văn Điền (2019), “Chứng cứ điện tử trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015”, xem trực tuyến tại trang / (ngày truy cập 07/12/2021).
[14] H.Q.H (2021), “Chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ cao”, xem trực tuyến tại (ngày truy cập 07/12/2021).
[15] Phan Giang & Trung Hiếu (2020), “Phá thành công chuyên án đánh bạc 8 tỷ đồng sử dụng công nghệ cao”, xem trực tuyến tại trang truy cập 12/07/2021).
[16] Võ Minh Tuấn (2021), “Khó khăn, vướng mắc về dữ liệu điện tử trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, xem trực tuyến tại trang (ngày truy cập 7/12/2021).
[17] Khoản 1 điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
[18] Nguyễn Văn Điền (2019), “Chứng cứ điện tử trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015”, xem trực tuyến tại trang truy cập 07/12/2021).
[19] Nguyễn Văn Điền (2019), “Chứng cứ điện tử trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015”, xem trực tuyến tại trang truy cập 07/12/2021).
[20] Nguyễn Văn Điền (2019), “Chứng cứ điện tử trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015”, xem trực tuyến tại trang cập 07/12/2021).
[21] Nguyễn Văn Điền (2019), “Chứng cứ điện tử trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015”, xem trực tuyến tại trang 07/12/2021