Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm, 9Điểm

Rate this post

 ✅✅✅ Download Free !!! Download Nhanh !!!  Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm là một trong những bài tiểu luận hoàn toàn hữu ích chẳng những thế còn đạt điểm cao nữa cơ, cho nên các bạn không nên bỏ qua hãy cùng mình xem và tham khảo hết phần còn lại nhé. Nguồn tài liệu mình đã liệt kê như là khái niệm đồng phạm,dấu hiệu của đồng phạm,các loại người trong đồng phạm,các hình thức đồng phạm,trách nhiệm hình sự trong đồng phạm… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ nhanh chóng triển khai đến cho các bạn thật nhiều kinh nghiệm để bạn có thể tiến hành triển khai tốt bài tiểu luận của mình.

Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với nhiều đề tài điểm cao và chất lượng, bạn đang loay hoay miết nhưng vẫn không thể nào hoàn thành được bài luận văn của mình, không sao cả ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ nhận làm tiểu luận luật của chúng tôi qua zalo/telegram  :  0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận và hỗ trợ tư vấn cho bạn đề tài phù hợp nhất có thể nhé.

1. Khái niệm “đồng phạm”

          Theo từ điển Tiếng Việt, “Đồng”  “nghĩa là cùng như nhau, không thể khác được[1]”. “Phạm” là “làm tổn hại đến cái cần tôn trọng, mắc phải điều cần tránh[2]”.

          Theo tác giả Phạm Văn Beo trong cuốn Luật hình sự Việt Nam: “Đồng phạm nghĩa là cùng phạm tội hiểu theo nghĩa của Luật hình sự[3].

          Nghiên cứu pháp luật của các nước như Thụy Điểm, Pháp, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng cho thấy quan niệm khác nhau về khái niệm đồng phạm. Cụ thể như sau:

          Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm bộ luật hình sự Thụy Điển “quy định về người đồng phạm là người phối hợp với người khác cùng thực hiện một hành vi phạm tội hoặc một người tìm cách xúi giục hoặc đề nghị người khác phạm tội[4]”. Tại điều 4 thuộc chương 23 của bộ luật hình sự Thụy Điển quy định: “Khi xét xử từng người đồng phạm phải căn cứ vào việc người đó tham gia thực hiện tội phạm do cố ý hay vô [5]ý” . Như vậy, “luật hình sự Thụy Điển quan niệm đồng phạm không những ở trong những tội phạm thực hiện do lỗi cố ý mà còn có cả do lỗi vô [6]ý”.

          Bộ luật hình sự Pháp cũng quy định về “chính phạm” và “đồng phạm” (tòng phạm). Theo đó tại điều 121.4 quy định: “chính phạm là người thực hiện các hành bi bị coi là tội phạm hoặc chuẩn bị thực hiện một trọng hoặc khinh tội trong trường hợp luật đã quy định[7]”. “Người có ý thức giúp đỡ hoặc trợ lực đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị hoặc thực hiện tội phạm bị coi là đồng phạm của một trọng tội hoặc khinh tội. Người dùng tặng vật, hứa hẹn, đe dọa, dùng mệnh lệnh, lạm dụng chức vụ hoặc quyền hạn xúi giục hoặc có các chĩ dẫn để cho người khác thực hiện tội phạm cũng bị coi là đồng phạm[8]” (Điều 121.7).

          Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1979 tại điều 22 quy định: “Hai hay nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm“. [9]Theo điều 33 BLHS Liên Bang Nga cũng có quy định: “Hai hay nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội cố ý là đồng phạm”[10]. Như vậy có thể thấy rằng pháp luật hình sự các nước trên thế giới cũng có những quy định rất đa dạng về đồng phạm.

XEM THÊM : Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận 

         Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự nước ta tại hội nghị tổng kết công tác xét xử năm 1963, Tòa án nhân dân tối cao định nghĩa về “đồng phạm” (cộng phạm) như sau: “Coi là cộng phạm nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ý chí, cùng chung hành động, nghĩa là hoặc tổ chức, hoặc xúi giục, hoặc giúp sức hoặc trực tiếp cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội để cùng đạt tới kết quả phạm ti”. Như vậy, “định nghĩa về cơ bản đã xây dựng được khái niệm đồng phạm, trong đó xác định được những dấu hiệu điển hình của đồng phạm. Tuy nhiên, nó chưa mang tính khái quát và chưa phản ánh được những dấu hiệu đặc trưng của đồng phạm. Mặc dù thực tiễn xét xử từ những năm 1946 đã đề cập đến vấn đề đồng phạm trong các văn bản pháp luật hình sự nhưng vấn đề đồng phạm vẫn chưa được quy định thành một chế định cụ thể[11]”.

          Bộ luật hình sự năm 1985 ghi nhận đồng phạm như sau: “Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm[12]”.  Quy định này “đã đánh dấu một bước phát triển tích cực trong hoạt động lập pháp hình sự ở nước ta. Thuật ngữ đồng phạm thay thế cho thuật ngữ cộng phạm được sử dụng trong các văn bản pháp luật hình sự trước đây, mặc dù bản chất pháp lý không thay đổi, nhưng chính xác hơn[13]”. Tuy nhiên, “khái niệm đồng phạm được quy địnhtrong Bộ luật hình sự 1985 vẫn tồn tại nhược điểm về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự”, đó là thuật ngữ “hai người” được hiểu thuộc phạm trù “nhiều người”, nói cách khác có sự lặp lại không cần thiết.

          Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định: “Đồng phạm là trường hợp có

hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm[14]”. Hiện nay, trong pháp luật hình sự hiện hành Việt Nam khái niệm đồng phạm được quy định như sau: “trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm[15]”.

          Như vậy, “theo khái niệm trên thì đồng phạm chỉ có thể có trong những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp”[16]. Hình thức lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện ở chỗ, “tất cả những người trong đồng phạm đều hướng tới việc cùng thực hiện một tội phạm. Trong ý thức mỗi người đều biết được hành vi của người kia có sự liên kết, hỗ trợ cho hành vi của mình[17]”.

          Đồng phạm “không phải là tình tiết tăng nặng, cũng không phải là tình tiết định khung hình phạt, nhưng trong một số trường hợp đồng phạm có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định dấu hiệu của tội phạm hay không. Do đó, vấn đề đồng phạm có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn cả về lý luận và thực tiễn trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự có nhiều đối tượng tham gia[18]”

XEM THÊM : Kho 999+ Bài Mẫu Tiểu Luận Khoa Luật

2. Dấu hiệu của “đồng phạm”

          Về mặt khách quan, “đồng phạm phải có ít nhất hai người trở lên, có đủ đấu hiệu về chủ thể của tội phạm và cố ý cùng thực hiện một tội phạm[19]”. Cùng thực hiện một tội phạm có nghĩa là “người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi như sau: Hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng cũng có thể chỉ có một loại hành vi[20]”. Ví dụ: Vụ án Nguyễn Hải Dương (SN: 1991, quê quán An Giang), Vũ Văn Tiến (SN: 1991, quê quán: Bình Phước), Trần Đình Thoại (SN: 1988, quê quán: Vĩnh Long) giết người, cướp tài sản.

          Nội dung vụ án như sau: “Do thù tức việc bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga ngăn cản mối quan hệ tình cảm giữa Nguyễn Hải Dương với Lê Thị Ánh Linh và việc Linh nghe lời mẹ chia tay với Dương nên Dương đã nảy sinh ý định giết cả gia đình Linh để trả thù và cướp tài sản. Để thực hiện việc giết cả gia đình Linh, Dương đã chuẩn bị công cụ phạm tội gồm: 01 khẩu súng bắn bi, 01 khẩu súng điện, 01 con dao bấm, găng tay, dây rút và đã lợi dụng cháu Dư Minh Vỹ để phục vụ cho kế hoạch phạm tội của mình[21]”. Ngày 04/7/2015, “Dương rủ Trần Đình Thoại đến nhà ông Mỹ với mục đích giết người rồi cướp tài sản, Thoại đồng ý. Dương bàn bạc với Thoại về việc chuẩn bị công cụ phạm tội, kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội. Đến khuya cùng ngày Dương và Thoại đến nhà ông Mỹ, nhưng do cháu Vỹ không ra mở cửa, nên không thực hiện được hành vi giết người và cướp tài sản như theo kế hoạch đã bàn bạc, cả 2 bàn nhau đi về ngày hôm sau tiếp tục đến nhà ông Mỹ để gây án. Trên đường về, Thoại bàn với Dương là Thoại sẽ mua thêm 01 con dao Thái Lan để ngày mai đi tiếp, thì Dương đồng ý[22]”. Đến tối ngày 05/7/2015, “Thoại đã mua 01 dao Thái Lan đưa cho Dương, nhưng sau đó nói bà ngoại bệnh nên không đi với Dương nữa. Ngày 06/7/2015. Dương rủ Vũ Văn Tiến đi cướp tài sản. Tiến đồng ý, Dương bàn bạc và cho Tiến biết toàn bộ kế hoạch thực hiện tội phạm, các công cụ, phương tiện đã chuẩn bị. Vào khoảng 01 giờ ngày 07/7/2015, Dương và Tiến đi vào khu vực nhà ông Mỹ, khi cháu Vỹ ra mở cửa thì Dương, Tiến đã dùng tay khống chế bóp cổ, bị miệng cháu Vỹ đến bất tỉnh, Dương dùng dao đâm nhiều nhát làm cháu Vỹ tử vong. Tiếp đến, Dương và Tiến trèo tường phía sau vào nhà ông Mỹ, khống chế trói Lê Thị Ánh Linh, Dư Ngọc Tố Như, ông Lê Văn Mỹ, bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga và cháu Lê Quốc Anh. Sau đó Tiến dùng dây siết cổ từng người và Dương dùng dao lần lượt đâm chết cháu Anh, bà Nga, ông Mỹ, chị Như và chị Linh. Cùng với quá trình thực hiện hành vi giết người. Dương và Tiến đã chiếm đoạt tài sản có giá trị 49.227.058 đồng của gia đình ông [23]Mỹ”.

          Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm trong vụ án này, mang tính chất đồng phạm, các bị cáo cùng có chung mục đích là “giết người”, “cướp tài sản”. Tuy nhiên, cần xem xét, đánh giá vai trò của từng bị cáo khi quyết định hình phạt. Trong đó, “Nguyễn Hải Dương vừa là kẻ tổ chức, chủ mưu, cầm đầu vừa là người thực hành, chính bị cáo đã chuẩn bị các công cụ, phương tiện phạm tội như: súng, dao, dây dù, găng tay, băng keo, lên kế hoạch giết tất cả 6 người nhà ông Mỹ và chính bị cáo rủ rê, bàn bạc với Thoại, Tiến để thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo dụ dỗ, lợi dụng cháu Dư Minh Vỹ mở cổng cho bị cáo vào nhà, chính bị cáo là kẻ trực tiếp dùng dao bấm và dao Thái Lan đâm chết 06 người, bị cáo phạm tội một cách quyết liệt, quyết tâm phạm tội đến cùng mặc dù trong quá trình phạm tội đã nhiều lần bị cáo Tiến can ngăn nhưng bị cáo Dương vẫn quyết tâm phải giết hết 06 người trong gia đình nạn nhân[24]”.

          Vũ Văn Tiến “tham gia với vai trò là người thực hành khi được Dương rủ đi cướp tài sản và bàn bạc kế hoạch giết người thì bị cáo đồng ý ngay và tích cực thực hiện, trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo tuy có ngăn cản Dương nhưng khi Dương nói lỡ rồi thì bị cáo tiếp tục làm theo sự chỉ dẫn của bị cáo Dương, chính bị cáo là kẻ khống chế và dùng dây siết cổ các nạn nhân để cho Dương dùng dao đâm chết 6 người[25]”.

          Về mặt chủ quan, “đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều phải có lỗi cố ý. Với một số tội phạm có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thì những người cùng thực hiện đòi hỏi phải có cùng mục đích này. Những người đồng phạm cũng cần có sự thống nhất về ý chí, hứa hẹn trước với nhau, mong muốn sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Dấu hiệu về thống nhất ý chí, có hứa hẹn trước này cũng là một trong những điểm đề phân biệt từng loại người đồng phạm với một số tội phạm độc lập khác như  tội che dấu tội phạm, không tố giác tội phạm[26]…”

XEM THÊM : Bài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Về Đất Đai Môi Trường

3. Các loại người trong “đồng phạm”

  • Người tổ chức

          Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm[27]”. Trong quá trình phạm tội, “từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc, vai trò của người tổ chức trong mỗi vụ án được thể hiện trong qua việc mỗi người phạm tội đều bày tỏ sự thuần phục[28]”. Trong đó:

          Người chủ mưu “là người khởi xướng trong việc thực hiện tội phạm, đề ra phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Người chủ mưu là người nghĩa ra hoạt động phạm tội, rủ rê đồng bọn, phân công vai trò và kế hoạch hoạt động[29]”. Do vậy, “người chủ mưu là linh hồn của tổ chức phạm tội, là kẻ bày mưu đặt kế”[30].

          Người cầm đầu là “người lành thập nhóm đồng phạm, soạn thảo các kế hoạch, các bước thực hiện, phân công, giao nhiệm vụ cho từng người trong vụ án có đồng phạm, chỉ đạo, điều hành hoạt động của nhóm đồng phạm[31]”.

          Người chỉ huy là “người điều khiển trực tiếp việc thực hiện tội phạm của nhóm đồng phạm[32]”.

  • Người xúi giục

          Bộ luật hình sự quy định, “người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đầy người khác thực hiện tội phạm[33]”. Như vậy, “người xúi giục là người cố ý tác động đến nhận thức và ý chí của người khác để hình thành ý định phạm tội và cổ vũ, thúc ép người khác thực hiện ý định phạm tội đó. Hành vi xúi giục phải nhằm vào một hoặc nhóm người xác định và phải hướng tới thực hiện tội phạm cụ thể. Nếu chỉ kêu gọi, cổ vũ mà không xác định được đối tượng cụ thể thì không phải là hành vi xúi giục[34]”.

  • Người thực hành

          “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm[35]”. Được coi là trực tiếp thực hiện tội phạm khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

          Trường hợp thứ nhất: “là người thực hành tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Ví dụ: trong vụ án đồng phạm về cướp tài sản, A và B đã dùng vũ lực để khống chế nạn nhân rồi chiếm đoạt tài sản[36]”.

          Trường hợp thứ hai: “là trường hợp không tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm mà lại thông qua sự tác động lên người khác, nhưng theo các quy định của Bộ luật hình sự thì người bị tác động đó không không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đó là trường hợp người bị tác động tuy thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng không đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự[37]”.

  • Người giúp sức

          Bộ luật hình sự quy định: “người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm[38]”. Người giúp sức “chỉ tham gia vào thời điểm sau khi người thực hành có ý định phạm tội, trong khi đó, người xúi giục lại tham gia trước thời điểm người thực hành có ý định phạm tội[39]”.

          Việc giúp sức có thể được thực hiện ở một trong hai dạng sau: giúp sức về vật chất, giúp sức về tinh thần.

Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm
Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm

4. Các hình thức đồng phạm

          Hình thức đồng phạm là “dạng biểu hiện ra bên ngoài, là phương thức tồn tại và phát triển của đồng phạm đồng thời là mối quan hệ tương đối bền vững giữa những người phạm [40]tội”. Căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa loại người trong đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan có thể phân loại các hình thức đồng phạm như sau:

          – Căn cứ vào “dấu hiệu chủ quan”, đồng phạm được phân loại thành “đồng phạm có thông mưu trước” và “đồng phạm không có thông mưu trước”.

          + Đồng phạm không có thông mưu trước là “hình thức đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau trước về sự tham gia thực hiện tội phạm. Trong hình thức đồng phạm này, tuy giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau về việc thực hiện tội phạm, nhưng mỗi người đều nhận thức được họ cùng với những người đồng phạm khác đang thực hiện một tội phạm nhất định, hoạt động phạm tội của mỗi người trong số họ tiến hành sự liên hệ lẫn nhau”. [41]

          Ví dụ: “Trong một vụ trộm cắp tài sản, A nhờ B là xe ôm chở đến một địa điểm là ngôi nhà mà chủ nhân đi vắng để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Đến nơi A nói với B là bên trong nhà có nhiều tài sản có giá trị và rủ B cùng tham gia, B đã đồng ý. Cả hai cùng thực hiện hành vi này đó là đồng phạm không có sự thông mưu trước[42]”.

          + Đồng phạm có thông mưu trước là “hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau về tội phạm cùng tham gia thực hiện. Do có sự bàn bạc, thỏa thuận, tính toán kỹ càng chu đáo từ trước nên giữa những người đồng phạm có mối liên hệ chặt chẽ trong việc cùng thực hiện một tội phạm. Do vậy, hình thức đồng phạm có thông mưu trước có mức độ nguy hiểm cao hơn hình thức đồng phạm không có thông mưu trước”. [43]

          Ví dụ: “Trường hợp A và B là bạn, cùng thỏa thuận trước ở nhà để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì được coi là đồng phạm có thông mưu trước[44]”.

          – Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, đồng phạm được phân loại thành “đồng phạm giản đơn” và “đồng phạm phức tạp”

          + Đồng phạm giản đơn: “là hình thức đồng phạm trong đó tất cả những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều có vai trò là người thực hành (người đồng thực hành). Có nghĩa là, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của điều luật được quy định trong các Phần tội phạm[45]”.

          Ví dụ: “A rủ B và C vào công ty lấy trộm thùng hàng có giá trị[46]”.

          + Đồng phạm phức tạp là “hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò của những người tham gia thực hiện tội phạm, trong đó ngoài hoặc một số người có vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức. Ở hình thức đồng phạm phức tạp chỉ có một hoặc số người đồng phạm (người thực hành) thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm[47]”.

          Ví dụ: “A vạch rõ kế hoạch vào công ty lấy trộm thùng hàng có giá trị, rồi sai đàn em của mình là B và C thực hiện kế hoạch. Trong đó B sẽ là người canh giữ bên ngoài chuẩn bị xe để tẩu thoát, còn C là người trực tiếp vào trong kho hàng của công ty lấy trộm[48].”

          – Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam, căn cứ vào những đặc điểm cả về mặt khách quan và cả về mặt chủ quan, đồng phạm được phân thành phạm tội có tổ chức và những trường hợp đồng phạm khác.

          + Căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm[49]”. Trong đồng phạm có tổ chức, “giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, vừa có sự phân hoá vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Do đó, đồng phạm có tổ chức thường có đặc điểm là hình thành nhằm hoạt động có tính chất lâu dài và bền vững và thường có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như việc che giấu tội phạm. Chính vì những đặc điểm này khiến cho đồng phạm có tổ chức có thể phạm tội liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, có thể coi đây chính là hình thức đồng phạm nguy hiểm nhất[50]”. Do hậu quả nghiêm trọng như vậy, nên các nhà lập pháp đã xếp tình tiết này là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định ở Điều 52 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

          Về mặt khách quan, “phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có phân công vai trò – đồng phạm phức tạp, có kế hoạch phạm tội chi tiết, rõ ràng hoặc tuy không có kế hoạch nhưng mỗi người đảm nhiệm một phần nhất định và chịu trách nhiệm đối với phần việc của mình[51]”. Hay nói cách khác, “trong phạm tội có tổ chức, mỗi người được giao một nhiệm vụ cụ thể và tất cả họ cùng nhau liên kết thực hiện tội phạm và che dấu tội phạm. Mỗi thành viên có thể là người tổ chức, người điều hành, người giúp sức hoặc người thực hành, họ giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng thực hiện tội phạm, tạo ra một sự thống nhất và tinh vi trong thực hiện tội phạm”.

          Về mặt chủ quan, “phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có thông mưu trước nhưng ở mức độ cao. Giữa những người phạm tội đã thống nhất được với nhau từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc, kể cả những biện pháp nhằm trốn tránh pháp luật, tạo ra ý thức trong mỗi người một kế hoạch phạm tội có sự phối hợp nhịp ngàng giữa những người tham gia”. Khi bắt tay vào việc thực hiện tội phạm, mỗi người đều tìm cách hỗ trợ người khác và phục vụ cho hoạt động của mình nhằm đạt kết quả phạm tội như mong muốn. Dựa trên đặc điểm này giúp phân biệt “phạm tội có tổ chức” và “hình thức đồng phạm có thông mưu trước”.

          Phạm tội có tổ chức thường được thực hiện dưới dạng sau:

          Thứ nhất, những người đồng phạm đã tham gia tổ chức phạm tội như đảng phái, hội, băng, nhóm…có những tên chỉ huy, cầm đầm hoặc chỉ là sự tập hợp của những tên chuyên phạm tội thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội.

          Thứ hai, những người đồng phạm cùng nhau phạm tội nhiều lần theo kế hoạch đã thống nhất trước.

          Thứ ba, những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm 01 lần nhưng đã thực hiện tội phạm theo một kế hoạch tính toán kĩ càng, chu đáo, có chuẩn bị phạm tội hoạt động và có khi còn chuẩn bị che dấu tội phạm.

          + Về các trường hợp đồng phạm khác, tuy Bộ luật hình sự hiện hành không chỉ cụ thể ra các trường hợp này, nhưng dựa vào khoa học pháp lý, theo dấu hiệu chủ quan, có thể phân thành đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước. Theo dấu hiệu khách quan, có thể phân thành đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp. Mỗi hình thức đồng phạm này sẽ có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Từ đó, tạo cơ sở cho việc dễ dàng phân hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt trong quá trình xét xử vụ án.

5. Trách nhiệm hình sự “trong đồng phạm”

  1. Nguyên tắc “trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm”

          Thứ nhất, “nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm”. Nội dung nguyên tắc này được thể hiện như sau: “tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm, đều bị truy tố, xét xử về một phạm mà họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm đã thực hiện[52]”. Ngoài ra, những người trong đồng phạm còn phải chịu trách nhiệm về “những tình tiết tăng nặng liên quan đến hành vi phạm tội nếu họ cùng cố ý thực hiện. Những nguyên tắc chung về truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, về thời hiệu quy định đối với tội phạm tương ứng được thực hiện bằng đồng phạm được áp dụng cho tất cả những người đồng phạm[53]”.

          Thứ hai, “nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm”.

          Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành[54]”. Đây là điểm mới được bổ sung, nhằm thể hiện rõ hơn nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm.

         Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm như vậy, nguyên tắc trên có thể được hiểu là “trong một vụ đồng phạm, mỗi người trong đồng phạm tuy phải chịu trách nhiệm chung về tội phạm, nhưng bởi vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân, nên việc xác định trách nhiệm hình sự đối với mỗi người trong đồng phạm phải căn cứ vào hành vi của từng người thực hiện”. Cho nên, những “người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá ý định phạm tội chung của những người đồng phạm khác. Đối với những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự thuộc về riêng người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với những người đồng phạm đó. Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với những người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm hình sự cho những người đồng phạm khác[55]”. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tính chất, mức độ tham gia gây án của những người đồng phạm khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ “trách nhiệm hình sự” của mỗi người khác nhau. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm ở mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó.

          Thứ ba, “nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự”. Nguyên tắc này được hiểu là việc xác định “trách nhiệm hình sự” đối với người đồng phạm phải “tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mỗi người đồng phạm phù hợp với đặc điểm nhân thân của người đồng phạm[56]”.

Trên đây là toàn bộ Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Chế Định Đồng Phạm mà mình đã liệt kê và đồng thời triển khai đến cho các bạn cùng xem và tham khảo. Chúc các bạn sinh viên xem được bài viết trên đây của mình với những nội dung xịn xò này sẽ nhanh chóng cung cấp được cho bạn thêm kinh nghiệm để tiến hành triển khai bài tiểu luận, ngoài ra hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với đa dạng các đề tài điểm cao và chất lượng, cho nên nếu như bạn có nhu cầu cần viết một bài tiểu luận hoàn chỉnh thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ thuê viết tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram :  0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận và hỗ trợ cho các bạn từ A đến Z nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

[1] Nhóm Việt Ngữ (2016), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb. Hồng Đức, tr.50.

[2] Nhóm Việt Ngữ (2016), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb. Hồng Đức, tr.50.

[3] Phạm Văn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam, (Quyển I – Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[4] Trường Đại học luật Hà Nội (2010), Bộ Luật hình sự Thụy Điển, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

[5] Trường Đại học luật Hà Nội (2010), Bộ Luật hình sự Thụy Điển, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

[6] Trường Đại học luật Hà Nội (2010), Bộ Luật hình sự Thụy Điển, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

[7] Nguyễn Thị Bình (2010), “Quyết định hình phạt trong đồng phạm”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.7

[8] Nguyễn Thị Bình (2010), “Quyết định hình phạt trong đồng phạm”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.7

[9] Nguyễn Thị Bình (2010), “Quyết định hình phạt trong đồng phạm”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.7

[10] Nguyễn Thị Bình (2010), “Quyết định hình phạt trong đồng phạm”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.7

[11] Bùi Thị Hằng Mong (2017), Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn Thành phố Hải Phòng), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.12.

[12] Điều 17 Bộ luật hịnh sự năm 1985.

[13] Bùi Thị Hằng Mong (2017), Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn Thành phố Hải Phòng), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.13.

[14] Khoản 1 điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999.

[15] Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[16]  Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.138

[17] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.138.

[18] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.138.

[19] Phạm Văn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam, (Quyển I – Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.45.

[20] Phạm Văn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam, (Quyển I – Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.45.

[21] Trích bản án Hình sự sơ thẩm 45/2015/HSST ngày 17/12/2015 về Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại về “Tội giết người” trong vụ “Thảm sát 06 người ở Bình Phước

[22] Trích bản án Hình sự sơ thẩm 45/2015/HSST ngày 17/12/2015 về Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại về “Tội giết người” trong vụ “Thảm sát 06 người ở Bình Phước

[23] Trích bản án Hình sự sơ thẩm 45/2015/HSST ngày 17/12/2015 về Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại về “Tội giết người” trong vụ “Thảm sát 06 người ở Bình Phước

[24] Bản án Hình sự sơ thẩm 45/2015/HSST ngày 17/12/2015 về Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại về “Tội giết người” trong vụ “Thảm sát 06 người ở Bình Phước.

[25] Bản án Hình sự sơ thẩm 45/2015/HSST ngày 17/12/2015 về Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại về “Tội giết người” trong vụ “Thảm sát 06 người ở Bình Phước.

[26] Phạm Văn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam, (Quyển I – Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.45.

[27] Khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[28]Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.142.

[29] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.142.

[30] Đặng Văn Doãn (1986), Vân đề đồng phạm, Nxb Pháp Lý, Hà Nội, tr.48.

[31] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.142.

[32] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.142.

[33] Khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[34] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.143.

[35] Khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[36] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.144.

[37] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.144.

[38] Khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[39] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.144.

[40] Đinh Sóng Hải (2016), Các hình thức đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

[41] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.145.

[42] Đinh Sóng Hải (2016), Các hình thức đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, đại học quốc gia Hà Nội.

[43] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.146.

[44] Đinh Sóng Hải (2016), Các hình thức đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, đại học quốc gia Hà Nội.

[45] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.146.

[46] Đinh Sóng Hải (2016), Các hình thức đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, đại học quốc gia Hà Nội

[47] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.146.

[48] Đinh Sóng Hải (2016), Các hình thức đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, đại học quốc gia Hà Nội

[49] Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[50] Lê Thị Hương Giang (2019), Đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.20.

[51] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.147.

[52] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.148.

[53] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp tr.148.

[54] Khoản 4 điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[55] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp, tr.149.

[56] Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Tư pháp Tr.149.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo