📢📢📢 Download Free!!! Tải Nhanh !!! Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Hành Chính Bạn đang là sinh viên học chuyên ngành luật? Để không tốn nhiều thời gian bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một bài tiểu luận về luật hành chính hoàn toàn xuất sắc chẳng những thế còn đạt điểm cao đáng để xem và theo dõi. Nội dung của bài viết mình đã tiến hành triển khai như là phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính,và tiếp theo là thực tiễn thủ tục xử phạt vi phạm giao thông trên cổng dịch vụ công quốc gia… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ gợi ý được cho bạn thêm thật nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức phong phú hơn để bạn có thể tiến hành triển khai trọn vẹn bài tiểu luận của mình.
Và trước kia chúng tôi đã từng viết bài và liệt kê một loạt đề tài nghiên cứu khoa học luật hành chính hoàn toàn hay mà các bạn có thể xem và tham khảo ngay tại website luanvanluat.com của mình để có thêm kiến thức phong phú. Chưa dừng lại ở đó, hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với đa dạng đề tài điểm cao và chất lượng, nếu bạn đang cần viết thuê một bài tiểu luận hoàn chỉnh thì đừng đắn đo suy nghĩ nhiều mà hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ lựa chọn ngay cho bạn một đề tài tiểu luận phù hợp nhất có thể.
1. Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1.1 Khái niệm về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành phổ biến trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước và tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Định nghĩa một cách rõ ràng, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là “tổng hợp các bước thực hiện của cơ quan có thẩm quyền từ khâu phát hiện ra hành vi vi phạm đến khâu xem xét lập biên bản và cuối cùng là ban hành quyết định xử phạt được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.”[1]
Trên thực tế, định nghĩa của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng được hiểu và sử dụng rộng rãi.
XEM THÊM : Báo Giá Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận
1.2 Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Về hình thức, việc xử phạt được lập thành văn bản sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp vi phạm nhất định với tính chất, mức độ, hậu quả khác nhau. Trong trường hợp việc xử phạt không được lập thành biên bản, người có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt hành chính ngay tại chỗ.
Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Hành Chính luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nêu rõ: “Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.”[2] Ngoài ra, trong trường hợp “vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ”, người có thẩm quyền bắt buộc phải lập biên bản hành chính. Khi đó, quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được lập tại chỗ, mang đủ thông tin, thời gian, địa điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật này.
Cụ thể, Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về trường hợp xử lý vi phạm hành chính có lập biên bản như sau:
“1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”
Về việc lập biên bản vi phạm hành chính, một số trường hợp được luật định rõ như “khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản…Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.”[3]
XEM THÊM : Kho 999+ Bài Mẫu Tiểu Luận Khoa Luật, Môn Luật Điểm Cao
Về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, lần lượt các bước cơ bản được tiến hành như sau:
Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.
Bước 2: Tiến hành lập biên bản (trong trường hợp xử phạt cần lập biên bản)
Bước 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm
Các tình tiết cần xác minh bao gồm:
“a) Có hay không có vi phạm hành chính;
- b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
- c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
- e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.”[4]
Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt.
Bước 5: Giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
XEM THÊM : Bài Thi Học Kỳ Luật Hành Chính Phân Biệt Luật Hành Chính
Cụ thể việc giải trình được quy định như sau:
“1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
- Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Hành Chính người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.”[5]
Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Thực tiễn thủ tục xử phạt vi phạm giao thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (còn gọi là xử phạt giao thông trực tuyến)
2.1 Thực tiễn thủ tục xử phạt vi phạm giao thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Hiện nay, việc xử phạt vi phạm giao thông đã được công nghệ hóa thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Cụ thể, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm giao thông được cập nhật và tự động phân tích, tiến hành các bước tương tự như thủ tục xử phạt vi phạm giao thông truyền thống.
Thủ tục xử phạt vi phạm giao thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia được tiến hành lần lượt từ việc lập biên bản vi phạm hành chính, cập nhập biên bản được nhập vào hệ thống trực tuyến, Cổng dịch vụ công quốc gia. Thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được chuyển đến người vi phạm qua tin nhắn điện thoại tới người vi phạm. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành thủ tục nộp phạt cho người vi phạm, phản hồi, cập nhật lại thông tin về việc nộp phạt về Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Giấy tờ do cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ được chuyển qua đường bưu điện về địa chỉ người vi phạm đăng ký để nhận lại sau khi đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện theo hai cách: Thanh toán trực tuyến và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt; Thanh toán trực tuyến và nhận kết quả tại nhà.
Việc xử phạt, thanh toán tiền phạt, nhận trả kết quả qua hệ thống chung đã giúp hạn chế việc di chuyển, tiếp xúc trực tiếp trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
2.2 Đánh giá về thực tiễn thủ tục xử phạt vi phạm giao thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Có thể thấy việc xử phạt vi phạm hành chính thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia mang lại sự đổi mới rõ rệt trong lĩnh vực hành chính. Không chỉ đem lại sự tiện ích về tốc độ, phương thức thanh toán, việc lưu trữ, cập nhật thông tin cũng trở nên kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nói cách khác, công nghệ thông tin đã đóng góp một phần vào khối lượng công việc của các cán bộ cảnh sát giao thông. Không chỉ vậy, sự đổi mới trên góp phần tạo thuận lợi hơn trong quản lý, theo dõi hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, tính phổ biến của việc xử phạt vi phạm giao thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia chưa cao do hầu hết trên nhiều tỉnh thành, việc sử dụng tiền điện tử, thanh toán trực tuyến, dịch vụ vận chuyển qua đường bưu điện chưa phổ biến. Đối với những địa phương không phổ biến về các phương tiện điện tử, việc xử phạt vẫn được tiến hành trực tiếp, theo phương thức truyền thống.
[1] Giáo trình Luật hành chính, Đại học Luật Hà Nội [2] Khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 [3] Khoản 1 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 [4] Khoản 1 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 [5] Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Hành Chính là toàn bộ nội dung bài tiểu luận luật hành chính mà mình đã triển khai và liệt kê đến cho các bạn cùng xem tham khảo và đồng thời mình chúc cho các bạn sinh viên xem được bài viết này nhanh chóng hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình, nếu như trong suốt quá trình mình triển khai bài tiểu luận trên chưa đủ đáp ứng nhu cầu của bạn thì đừng quên rằng hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận, chính vì thế mọi vấn đề đang khiến bạn loay hoay suốt nhưng chưa giải quyết được thì hãy liên hệ ngay đến dịch vụ làm tiểu luận thuê của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.