📣📣 Download Free !!! Tải Free!! Tiểu Luận Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật là một trong những đề tài phổ biến và đa dạng nhiều nhất hiện nay, chính vì thế ngay bây giờ đây các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi nguồn tài liệu hữu ích này nhé.Mình đã tiến hành triển khai như là khái niệm các dấu hiệu đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật,ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ giúp được cho các bạn có thêm nhiều nguồn kiến thức phổ biến hơn để có thể hoàn thành bài tiểu luận của chính mình.
Hiện nay các bạn sinh viên đang gặp các vấn đề khó khăn trong quá trình tìm kiếm đề tài tiểu luận, triển khai làm đề cương chi tiết hoặc triển khai nội dung bài làm. Với đội ngũ thành viên giàu kinh nghiệm về viết thuê tiểu luận của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho các bạn trọn gói đề tài liên hệ dịch vụ nhận làm tiểu luận để được báo giá và tư vấn làm bài trọn gói
1. Khái niệm, các dấu hiệu đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật
Trong xã hội hiện nay thì việc hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội là điều vô cùng quan trọng bởi lẽ các mối quan hệ xã hội là yếu tố tất yếu cho sự phát triển xã hội của mỗi một quốc gia. Để các mối quan hệ xã hội đó có thể vận hành và phát triển trong một khuôn khổ thì việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội này là điều vô cùng cần thiết. Từ đó có thể thấy rằng hình thức thể hiện của pháp luật chính là thông qua các văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bằng các điều luật và được xã hội thừa nhận. Như vậy, vấn đề đặt ra là, muốn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân hiệu quả thì phải giúp họ nhận biết văn bản quy phạm pháp luật là cái gì, tiếp cận nó từ đâu và áp dụng nó ra sao???
Văn bản quy phạm pháp luật hiểu một cách nôm na chính là những văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ban hành và bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, dưới góc độ ngôn ngữ và pháp lý thì cách hiểu trên vẫn còn nhiều vấn đề chưa thỏa đáng.
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật dưới góc độ ngôn ngữ: Văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là một hình thức pháp luật thành văn (Văn bản pháp) được thể hiện qua các văn bản chứa được các quy phạm pháp luật do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của Việt Nam thì Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội[1]. Như vậy cách hiểu về văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm chung là văn bản được cơ quan nhà nước ban hành và bắt buộc thực hiện trong đời sống kinh tế xã hội. Song cách hiểu thông thường thì khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật không quan tâm đến phương pháp thực hiện như thế nào? Tác dụng của việc áp dụng của các văn bản QPPL như thế nào đối với xã hội? Vì vậy, rất khó để phân biệt văn bản QPPL với các văn bản khác ban hành vì các mục đích khác. Tuy nhiên, với định nghĩa của đại từ điển Trung Việt không chỉ quan tâm đến hiện tượng bán thấp hơn giá thị trường mà còn chú trọng đến cả mục đích của văn bản QPPL. Như vậy, theo các định nghĩa này đã nêu rõ bản chất của các văn bản QPPL ở nước ta hiện nay.
XEM THÊM : Đề Tài Dễ Làm Tiểu Luận Ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Dưới góc độ pháp lý, văn bản QPPL là văn bản có nội dung là quy phạm pháp luật, tức là các quy tắc xử sự cụ thể có dự kiến, giả định, quy định, chế tài, có tính bắt buộc chung do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được ghi nhận tại Điều 2 – Luật ban hành văn bản QPPL 2015[2]. Và cũng theo từ điển luật học thì ghi nhận: Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật là giá trị theo thứ tự cao thấp của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống các hình thức pháp luật của nhà nước[3].
Giá trị bắt buộc thi hành của văn bản quy phạm pháp luật: từ một thời điểm bắt đầu đến thời điểm chấp dứt, hoặc có văn bản khác thay thế, hay có văn bản bãi bỏ, hủy bỏ theo các quy định của pháp luật hoặc trên một lãnh thổ nhất định, từ đó phân biệt giữa hiệu lực văn bản QPPL với các văn bản đã được ban hành trong đời sống kinh tế xã hội.
Như vậy, để xác định tính hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật thì phải thỏa mãn các điều điều kiện sau:
+ Điều kiện thứ nhất, các văn bản đó phải là các văn bản QPPL được ghi nhận trong Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 2015. Căn cứ theo Điều 2, Luật ban hành VBQPPL 2015 quy định:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, đây là những điều kiện cần thiết và cơ bản để xác định một văn bản có phải là văn bản QPPL hay không thông qua các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong quy định của Luật ban hành văn bản QPPL. Về tiêu chí là văn bản quy phạm pháp luật 2015 ghi nhận hệ thống văn bản QPPL bao gồm: Hiến pháp; Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã [4]. Như vậy, một văn bản được xem là văn bản QPPL khi hội tụ đủ điều kiện về chủ thể ban hành, cấu trúc và trình tự thủ tục và được ghi nhận trong Luật ban hành văn bản QPPL 2015 và được hướng dẫn bằng các văn bản thi hành theo đúng quy định của pháp luật.
XEM THÊM : Kho 999+ Bài Mẫu Tiểu Luận Khoa Luật
+ Điều kiện thứ hai về thẩm quyền ban hành: Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì các văn bản QPPL hiện hành được các cơ quan thẩm quyền ban hành tại Điều 4. Theo đó, nếu không phải các cơ quan trên ban hành những văn bản trên thì không đáp ứng yêu cầu về thẩm quyền ban hành. Như vậy, điều này là nguyên tắc và điều kiện tiên quyết trong quá trình thực hiện. Trong thực tế thì vấn đề này luôn là vấn đề được các cơ quan có thẩm quyền và người làm luật quan tâm và thực hiện. Do vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì thẩm quyền ban hành văn bản luôn được nghiên cứu nhằm hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu phát triển của kinh tế – xã hội ở nước ta trong thời gian trở lại đây.
+ Điều kiện về trình tự, thủ tục ban hành: Theo quy định thì các văn bản quy phạm pháp luật luôn được ban hành một cách nghiêm túc theo một trình tự và đáp ứng với thủ tục ban hành của pháp luật. Một văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành đó là phải đáp ứng với quá trình thực thi thì bản thân của văn bản đó phải đúng với điều kiện về trình tự, thủ tục nói chung. Bởi lẽ, quá trình ban hành các văn bản nói chung cần phải đáp ứng của yêu cầu khắt khe vì những quy phạm pháp luật trên đưa vào thực tiễn thi hành nên bản thân nó phải đáp ứng với yêu cầu điều chỉnh cho toàn xã hội nói chung. Trình tự và thủ tục ban hành chính là một trong những khâu tiên quyết trong việc xác định một văn bản QPPL được ghi nhận trong thực tế. Trong thực tiễn thì vấn đề này luôn được quan tâm bởi tính chất quan trọng của nó nói chung. Vấn đề đặt ra là luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó chính là kiểm tra và giám sát hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện một cách cụ thể. Thực tế của tình trạng này đã đặt ra một số vấn đề khá khó xử. Do đó, để đảm bảo tốt hơn vấn đề ban hành văn bản QPPL nói chung và xác định tính hiệu lực của các văn bản này thì cần làm rõ về khái niệm này để có cách hiểu thực sự rõ ràng về mặt pháp lý của vấn đề này.
Tiểu Luận Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật như đã trình bảy thì văn bản QPPL là văn bản chứa đững những quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây chính là cơ sở quan trọng để NN thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với xã hội thông qua các quan hệ xã hội được ghi nhận. Để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – một nhà nước tôn trọng tính tối cao của pháp luật – đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung trong giai đoạn hiện nay thì việc xác định hiệu lực của văn bản qui phạm pháp luật là hết sức quan trọng và rất cần được quan tâm. Tuy nhiên cần nhìn nhận một cách cụ thể đó là không có một văn bản nào chính thức xác định tính có hiệu lực pháp lý của văn bản qui phạm pháp luật mặc dù theo hiện nay thì hiệu lực của VQQPPL được ghi nhận bằng một điều luật cụ thể tại Luật ban hành văn bản QPPL 2015, xem văn bản qui phạm pháp luật nào có hiệu lực pháp lý cao, văn bản qui phạm pháp luật nào có hiệu lực pháp lý thấp. Mà hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định trong từng văn bản đối với các chủ thể nào, không gian, thời gian áp dụng ra sao chứ không quy định rõ việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách nói chung chung. Do đó, tùy vào mỗi văn bản QPPL sẽ có một cách xác định hiệu lực riêng nhằm đáp ứng với quá trình áp dụng vào thực tiễn thi hành ở nước ta trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng với yêu cầu hội nhập.
Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật như sau: Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của các quyết định pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, đước áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó[5]. Văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn trực tiếp của pháp luật, do đó nó có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập một trật tự pháp luật vì sự phát triển lành mạnh của cả xã hội và của từng cá nhân. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được những văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, phù hợp với các đòi hỏi của cuộc sống.
Theo khái niệm trên đây, văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng sau:
– Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
– Là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.
– Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
– Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật.
Như vậy, khi đánh giá một văn bản có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không cũng như xem xét một văn bản có chứa ”quy phạm pháp luật” hay không cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu đặc trưng của quy phạm pháp luật, gồm: tính áp dụng chung (quy tắc ràng buộc chung và được tôn trọng chung), tính phi cá nhân (không nhằm vào một đối tượng, một con người nào cụ thể hay một nhóm đối tượng cụ thể), tính bắt buộc – tính cưỡng chế nhà nước (đối tượng bắt buộc phải thực hiện, không thể thoái thác) và phải được cơ quan có thẩm quyền ban hành (chủ thể được pháp luật trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Bên cạnh đó, nhằm hạn chế tình trạng nhiều trường hợp mặc dù không phải là văn bản quy phạm pháp luật và cũng không được ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại chứa đựng những quy tắc xử sự chung, bắt buộc mọi người phải thực hiện (như công văn, công điện… do một số cơ quan ban hành) và trường hợp mặc dù luật, pháp lệnh quy định giao cho một cơ quan cụ thể ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, nhưng cơ quan đó lại ủy quyền cho cơ quan cấp dưới ban hành văn bản, Luật quy định văn bản ban hành không theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định thì không được coi là văn bản quy phạm pháp luật (khoản 2 Điều 1); cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được uỷ quyền tiếp (khoản 2 Điều 8).

2. ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc:
– Xác lập quan hệ pháp luật: Cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở tiền đề, giúp cho văn bản quy phạm pháp luật có được tính hợp pháp và tính hợp lí.
Đối với các nhà làm luật, những chủ thể có nhiệm vụ thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật thì phần này giúp cho việc đánh giá văn bản đó trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Chỉ cần nhìn vào phần cơ sở ban hành là có thể biết văn bản đó được ban hành hợp pháp về thẩm quyền, nội dung và có hợp lí hay không. Đối với những người trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, phần cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật giúp cho biết những văn bản quy phạm pháp luật nào phù hợp với văn bản đang soạn thảo. Đối với các cá nhân, cơ quan, đơn vị, những người có liên quan đến việc thực hiện văn bản, cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa trong việc xác định phạm vi nhóm người chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đó. Văn bản quy phạm pháp luật sẽ trực tiếp ban hành và điều chỉnh các quan hệ pháp luật. Thông qua đó, các quan hệ pháp luật rõ ràng, đầy đủ, tiến bộ, được xác lập, duy trì, bảo vệ một cách nghiêm minh, là cơ sở để duy trì ổn định xã hội, bảo đảm sự gắn bó chặt chẽ giữa công dân với nhà nước, giữa công dân với công dân, là điều kiện vật chất đảm bảo sự phát triển không ngừng về mọi mặt của quốc gia. Quan hệ pháp luật lỏng lẻo, lạc hậu so với cuộc sống là nguyên nhân dẫn đến việc buông lỏng quản lí xã hội của nhà nước và mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Hoàn thiện không ngừng quan hệ pháp luật là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước pháp quyền.
– Tiểu Luận Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật thực hiện pháp luật: háp luật là biểu hiện hoạt động của các chính sách. Pháp luật được ban hành có thể đưa ra các biện pháp gián tiếp, thông qua việc tạo ra hành lang pháp lý mà trong phạm vi đó, từng cá nhân đóng vai trò là động lực. Luật pháp có thể đem lại công bằng xã hội, giảm đói nghèo, tạo ra động lực cho xã hội phát triển.Tuy nhiên, cần lưu ý làphát triển thôi chưa đủ mà còn cần phải phát triển bền vững. Yêu cầu phát triển bền vững đặt ra cho các cơ quan ban hành văn bản của địa phương phải có các biện pháp quản lý bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là sẽ không chỉ khai thác cạn kiệt các nguồn lực mà không tính các hệ quả tiếp theo và môi trường sau này. Phát triển bền vững đòi hỏi khi đưa ra các biện pháp quản lý, nhà quản lý phải tính đến việc bảo vệ môi trường. Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, địa phương đưa ra các biện pháp để quản lý tốt các trường học, bệnh viện, xây dựng và quản lý tốt hệ thống nước sạch, đường giao thông[6]… Bằng các văn bản quy phạm pháp luật, chính quyền địa phương đưa ra các biện pháp thu hút đầu tư, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp, các cơ chế thực thi hiệu quả.
– Truy cứu trách nhiệm pháp lý: Muốn tạo điều kiện cho phát triển, chúng ta cần phải sử dụng pháp luật để làm thay đổi hành vi xử sự của phần lớn nhân dân, đặc biệt là của các cán bộ nhà nước. Các cán bộ nhà nước là những người đầu tiên có trách nhiệm bảo đảm một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ và thay mặt cho những người mà họ đại diện, đó là nhân dân. Các cán bộ địa phương một mặt thực hiện các nhiệm vụ mà pháp luật quy định nhưng mặt khác, đây cũng là sự phó thác của nhân dân đối với đại diện trực tiếp (Hội đồng nhân dân) hay gián tiếp (Uỷ ban nhân dân) của mình trong bộ máy chính quyền. Nếu như những người đại diện cho dân chúng không bảo đảm cho những người mà họ đại diện có cuộc sống ấm no, an bình nghĩa là họ thực hiện trách nhiệm chưa đầy đủ. Để tránh việc văn bản pháp luật trao cho các cán bộ thực thi pháp luật quyền tự định đoạt quá lớn, bên cạnh các cơ quan dân cử, vẫn cần phải có sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước. Để tránh sự lộng quyền của cán bộ thực thi pháp luật, chỉ có sự quy định chặt chẽ của văn bản pháp luật mới bảo đảm trách nhiệm của những cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ thực thi pháp luật, từ đó bảo đảm lợi ích của người dân. ”Thiếu sự quản lý bằng pháp luật, cơ chế trách nhiệm, tính minh bạch và sự tham gia của người dân, các quyết định sẽ trở nên tùy tiện, cán bộ chính quyền sẽ sử dụng quyền lực nhà nước không phải vì lợi ích của đa số nhân dân mà là cho riêng họ. văn bản quy phạm pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng: không chỉ quy định các giá trị mà người quản lý coi đó là giá trị cơ bản của xã hội, không chỉ đưa ra các biện pháp khuyến khích thực thi pháp luật, đem lại ổn định trật tự xã hội mà còn bảo đảm cho xã hội phát triển[7].
– Giáo dục pháp luật: văn bản quy phạm pháp luật góp phần làm ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển. Cần phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Trong khi các quy phạm mang tính xã hội, dù được xã hội thừa nhận, nhưng vẫn không được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, thì trái lại, quy phạm pháp luật luôn luôn được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Thông qua đó, văn bản quy phạm pháp luật tăng cường hoạt động giáo dục pháp luật trogn thực tế. Chính trong ý nghĩa này mà người soạn thảo và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền địa phương cần chú ý đến vai trò quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý và phát triển. Ngày nay, người ta không nhấn mạnh đến yếu tố “cai trị” của nhà nước mà nhấn mạnh đến trách nhiệm của nhà nước đối với công dân, trách nhiệm duy trì và bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho từng người dân, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản cho họ trong một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ. Từ trách nhiệm chung của nhà nước, của quốc gia, mỗi cấp chính quyền địa phương có thể thấy được trọng trách của mình. Công cụ để các cấp chính quyền địa phương thực hiện quản lý và bảo đảm phát triển chính là pháp luật.
[1] Đại từ điển Trung Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam được Bộ Giáo dục và đào tạo phát hành vào năm 1999 Viện ngôn ngữ học. NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2002; [2] Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật – Luật ban hành văn bản QPPL 2015:Trên đây là toàn bộ bài Tiểu Luận Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật là một trong những nguồn tài liệu vô cùng hữu ích mà mình đã triển khai và đồng thời liệt kê gửi gấm đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Nếu như nguồn tài liệu này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn thì đừng quên rằng hiện tại bên mình có nhận viết thuê luận văn luật với đa dạng đề tài điểm cao. Mọi vấn đề bạn đang gặp trục trặc dẫn đến việc chưa thể hoàn thành bài tiểu luận thì hãy liên hệ ngay đến nhận làm tiểu luận thuê của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
[3] Nhà xuất bản từ điển bách khoa (2010), Từ điển luật học [4] Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật – Luật ban hành VBQPPL 2015 [5] Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 [6] Ngọ Văn Nhân, “Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật”, Tạp chí Triết học, 8/2006 [7] PGS. TS. Hoàng Thị Kim Quế, “Chế độ pháp chế thống nhất, hợp lý và áp dụng chung”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số 9 (162) 2005, trang 11-12.