Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên

Rate this post

Download miễn phí bài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên Và Những Yêu Cầu Đối Với Tâm Lý Của Điều Tra Viên – Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn., bài làm cho các bạn sinh viên làm tiểu luận ngành Luật.  Bài tiểu luận được dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn Luật hoàn thành vào năm 2022. Các bạn sinh viên cần tìm tài liệu dạng này có thể tham khảo cách làm của mình nhé.

Các bạn có nhu cầu viết bài tiểu luận môn Luật hoàn toàn mới, không bị lỗi đạo văn thì có thể liên hệ với mình qua zalo để được báo giá nhé

I. Phần mở đầu Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên

            1. Lý do chọn đề tài

            Có thể thấy rằng, cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp là tổng hòa những mục đích của hoạt động tư pháp, được thực hiện bằng các hoạt động tâm lý nhất định. Qúa trình tiến hành tố tụng bao gồm các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong đó giai đoạn điều tra là hoạt động có mục đích nhằm khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người. Hoạt động điều tra được nhìn nhận và quy định khác nhau ở quốc gia phụ thuộc vào quan điểm chính trị, chính sách hành sự, trình độ và cách thức tổ chức bộ máy phòng, chống tội phạm ở từng nước.

Cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và điều tra viên nói riêng có nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm cho nên trách nhiệm chứng minh tội phạm một cách toàn diện và đầy đủ thuộc về người tố tụng và người tiến hành tố tụng của cơ quan đó[1]. Điều tra viên là một chức danh Nhà nước để chỉ người làm trong các cơ quan điều tra, có nhiệm vụ tiến hành các biện pháp điều tra do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình. Ở Việt nam, điều tra viên có trong các cơ quan điều tra  của lực lượng an ninh nhân dân, lực lượng cảnh sát nhân dân, trong quân đội nhân dân và viện kiểm sát nhân dân. Kết quả điều tra chính là sản phẩm của hoạt động, nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và các văn bản pháp luật có liên quan đến giải quyết vụ án. Tính chất, đặc điểm của mỗi loại tội phạm, mỗi một vụ án sẽ đặt ra yêu cầu điều tra khác nhau. Chính vì vậy đòi hỏi điều tra viên phải có kiến thức pháp luật, tâm lý tội phạm, sự điều chỉnh tâm lý của mình trong hoạt động này… Việc nghiên cứu tâm lý của điều tra viên là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn nên em chọn chủ đề: Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên – những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm chủ đề nghiên cứu môn tâm lý học tư pháp

Xem thêm ==>  Tiểu luận hoạt động ban hành văn bản của UBND về phòng chống dịch bệnh

Xem thêm ==>  Trọn bộ 984 Đề tài Tiểu Luận Ngành Luật 

Xem thêm ==>  62 Đề Tài Viết Đồ Án Tốt Nghiệp Ngành Luật, ĐIỂM CAO

2. Phạm vi, cách tiếp cận bố cục của đề tài

            – Phạm vi của đề tài: nghiên cứu về tâm lý của điều tra viên;

– Cách tiếp cận: dựa trên cơ sở, nền tảng lý luận tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.

– Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo bố cục của đề tài gồm 3 phần:

  1. Khái niệm điều tra viên, những yếu tố tác động đến tâm lý điều tra viên
  2. Phân tích tâm lý điều tra viên
  3. Yêu cầu tâm lý đối với điều tra viện

II. Nội Dung Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên

1. Khái niệm điều tra viên, những yếu tố tác động đến tâm lý điều tra viên

1.1. Khái niệm điều tra viên

            Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Điều tra viên là lực lượng trực tiếp tham gia và chịu trách nhiệm chính đối với các hành vi tố tụng hình sự đầu tiên của toàn bộ quá trình tố tụng – giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Hiệu quả hoạt động tố tụng của Điều tra viên sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can và đặc biệt là tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm ngay trong giai đoạn đầu của tố tụng hình sự.

Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2018 quy định Điều tra viên là một trong số những người tiến hành tố tụng.

Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm của điều tra viên như sau: “1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn: Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên 

  1. a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
  2. b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;
  3. c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
  4. d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

  1. e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;
  2. g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
  3. h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.
  4. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình”.

Như vậy có thể hiểu tra viên chính là người thực hiện nhiệm vụ điều tra theo quy định pháp luật. Họ là những người tiến hành tố tụng thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trên thuộc cơ quan điều tra phân công điều tra vụ án hình sự, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình[2].

1.2. Những yếu tố tác động đến tâm lý của điều tra viên

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Tác động là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định[3]”, tức là bất kể những kích thích nào gây ra sự biến đổi (nội dung, tính chất, tình trạng, kích thước…) của đối tượng, đều được coi là đối tượng. Tác động có thể kèm theo mục đích định trước, còn gọi là tác động tự giác, nhưng cũng có thể là tác động tự nhiên, hay tác động thành nhiều hình thức khác nhau, trong đó có tác động con người là hình thức phức tạp nhất. Tác động của điều tra hình sự là quá trình tái tạo sự việc phạm tội xảy ra trong quá khứ, căn cứ vào những dấu vết, những chứng cứ, tài liệu đã thu thập được. Đây là hoạt động tích cực của Điều tra viên mà cốt lõi là xác định sự thật về vụ án, về người thực hiện hành vi phạm tội thông qua biện pháp tố tụng. Trong hoạt động điều tra, các cán bộ điều tra không những phải huy động khả năng trí tuệ của mình đề định hướng điều tra thu thập tin tức, tài liệu, chứng cứ của vụ án mà còn phải tích cực suy ngh, tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Hoạt động điều tra bao gồm: bắt người phạm tội, khám xét người, đồ vật, nơi ở, thư tín; khám nghiệm hiện trường, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng người bị hại; tổ chức nhận dạng; đối chất, thực nghiệm điều tra, giám định…Để tiến hành hoạt động điều tra hiệu quả, đòi hỏi điều tra viên phải hiểu được đặc điểm tâm lý của các chủ thể tham gia từ đó có những cách thức, biện pháp tác động tâm lý cho phù hợp, hiệu quả, đạt được mục đích trong hoạt động điều tra[4].

Đặc điểm của hoạt động nhận thức của điều tra viên được thể hiện ở sự tập trung thần kinh cao độ trong quá trình điều tra. Tính căng thẳng, sự tập trung thần kinh cao độ được xác định bởi những yếu tố sau:

– Tính căng thẳng và tập trung của hoạt động tư duy;

– Việc thu thập dấu vết tội phạm, sự tiếp xúc với những người làm chứng, người bị hại.

– Ra quyết định hành động nhằm xác định, theo dõi hay bắt giữ bị can.

– Tri giác các đối tượng gây căng thẳng (xác chết, vật bị hủy hoại…);

– Các tình tiết bất ngờ bị đảo lộn (bị can bỏ trốn, tự sát).

Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên
Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên

2. Phân tích tâm lý điều tra viên – Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên 

2.1. Các chức năng tâm lý của hoạt động điều tra vụ án hình sự

  • Hoạt động nhận thức trong điều tra vụ án hình sự

Đối với điều tra các vụ án hình sự, hoạt động nhận thức được coi là thành phần chủ yếu trong cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra tội phạm. Trong quá trình điều tra, hoạt động nhận thức gắn liền với việc thu thập, nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra, nghiên cứu nhân cách bị can. Thông qua hoạt động nhận thức điều tra viên thu thập, lựa chọn, đánh giá các nguồn tin nhận được, đồng thời đề ra những giả định về mối liên quan giữa các sự kiện[5].

Trong quá trình nhận thức, điều tra viên phải luôn luôn chủ động để phân tích các nguồn thông tin. Thông thường số lượng thông tin đƣợc đƣa vào hồ sơ vụ án rất lớn so với những thông tin có liên quan trực tiếp đến tội phạm. Nếu trong quá trình điều tra càng có nhiều thông tin về vụ án thì chúng ta càng có điều kiện đề ra những giả thiết, càng có thể kiểm tra kỹ càng các giả thiết này, đồng thời đi đến xác minh vụ án một cách chắc chắn. Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên 

  • Hoạt động thiết kế trong điều tra vụ án hình sự

Hoạt động thiết kế bao gồm cả việc ra quyết định và thi hành quyết định. Trên cơ sở các quyết định này, điều tra viên tiến hành nhận thức về vụ án. Hoạt động thiết kế thông thường được thể hiện trong việc đề ra và thực hiện những hành động nhằm loại trừ khả năng phát triển của tội phạm, những hành vi cản trở hoạt động điều tra. Hoạt động thiết kế đảm bảo cho việc ra quyết định sau khi đánh giá, phân tích, tổng hợp những chứng cứ đã thu thập được một cách chính xác.

  • Hoạt động giáo dục trong điều tra vụ án hình sự

– Trong khi tiến hành điều tra, mỗi một cử chỉ, hành vi của điều tra viên cần được cân nhắc và mang tính giáo dục nhất định. Có như vậy cuộc hỏi cung mới có kết quả tích cực. Điều tra viên có thể cung cấp các tin tức bổ sung cho người làm chứng, ngƣời bị hại, hoặc gợi ý, động viên họ để họ đánh giá, giải thích đúng nội dung sự kiện, cũng như các hiện tượng xoay quanh sự kiện[6];

– Hoạt động giáo dục của điều tra viên nhằm loại bỏ những tổn thương về tinh thần ở người bị hại và người làm chứng. Bởi vì, hành vi của bị can có thể gây ra cho những người này những trạng thái tâm lý tiêu cực;

– Chức năng giáo dục của điều tra viên thể hiện rõ nét trong hoạt động đấu tranh với bị can buộc họ phải khai báo sự thật, từ bỏ con đường phạm tội, khắc phục các hậu quả đã gây ra…

2.2. Các giai đoạn của hoạt động điều tra vụ án hình sự

  • Tâm lý điều tra viên trong giai đoạn chuẩn bị hoạt động điều tra vụ án hình sự

Trong giai đoạn này, điều tra viên tiến hành chuẩn bị chung cho hoạt động điều tra, chuẩn bị tâm lý cho những người tham gia hoạt động điều tra và chuẩn bị tâm lý cho bản thân. Điều tra viên xác định các nhiệm vụ cần giải quyết, lập kế hoạch điều tra vụ án. Ở đây có sự tham gia của chức năng thiết kế. Thông qua hoạt động thiết kế, điều tra viên không chỉ dự đoán hành động của mình mà còn dự đoán hành động của những người tham gia hoạt động điều tra, đồng thời dự đoán những điều kiên thực hiện điều tra[7]. Trên cơ sở đó điều tra viên xác định tình hình, xây dựng các giả thuyết, các phương án điều tra, lựa chọn phương pháp, chiến thuật điều tra, phân công, bố trí lực lượng điều tra, dự kiến các biến cố bất trắc có thể xảy ra và cách khắc phục.

Việc chuẩn bị tâm lý cho những người tham gia hoạt động điều tra nhằm kích thích tính tích cực và tạo ra ở họ những trạng thái tâm lý, tâm thế phù hợp với quá trình điều tra. Đồng thời loại bỏ những trạng thái tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình điều tra.

  • Đặc điểm tâm lý của giai đoạn tiến hành hoạt động điều tra vụ án hình sự

Trong giai đoạn này, điều tra viên tiến hành thực hiện các kế hoạch đã được lập ra để giải quyết những nhiệm vụ của hoạt động điều tra trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các thông tin về vụ án. Các thông tin về vụ án chủ yếu được thu thập thông qua các hoạt động cụ thể như khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đối chất, nhân dạng… [8]Do đó, đòi hỏi điều tra viên phải có sự nỗ lực ý chí để vượt qua mọi khó khăn trong quá trình điều tra, phải có sự tinh nhạy trong tri giác để thu thập thông tin, tài liệu của vụ án, cũng như quan sát thái độ, hành vi của những người tham gia tố tụng, từ đó sử dụng các phương pháp, chiến thuật phù hợp tác động tâm lý đến họ nhằm làm thay đổi thái độ tiêu cực và hình thành ở họ thái độ đúng đắn trong khai báo. Ngoài ra, đòi hỏi điều tra viên cần phải tập trung tư duy cao độ để kịp thời phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ án đã thu thập, đưa ra những kết luận và có những quyết định phù hợp cho hoạt động điều tra tiếp theo. Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên 

  • Đặc điểm tâm lý của giai đoạn ghi chép diễn biến và kết quả của hoạt động điều tra vụ án hình sự

Tính bắt buộc của giai đoạn này đƣợc xác định bởi những yêu cầu của tố tụng. Tất cả các hành động của điều tra viên phải được lưu giữ lại đầy đủ trong hồ sơ của vụ án. Cụ thể, kết quả của hoạt động nhận thức và hoạt động thiết kế của điều tra viên trong quá trình điều tra bắt buộc phải được ghi chép vào biên bản.

Trong hồ sơ của vụ án, điều tra viên ghi nhận toàn bộ quá trình và kết quả điều tra, kết quả của việc giải quyết các nhiệm vụ tư duy và kết quả của việc quan sát thái độ, hành vi của những người tham gia điều tra, đặc biệt là thái độ, hành vi của bị can vào các biên bản, như biên bản khám nghiệm, biên bản khám xét, biên bản hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại… Khi tiến hành ghi chép các thông tin, điều tra viên phải thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ: một mặt, điều ta viên phải nhận thức, nắm bắt và mô tả lại toàn bộ các thông tin đã thu thập được trong quá trình điều tra; mặt khác, điều tra viên phải dựa vào sự hình dung của mình về vụ án để phân tích, tổng hợp và đánh giá các thông tin đó.

Ngoài ra, trong hồ sơ của vụ án cần lưu giữ toàn bộ kết quả của hoạt động thiết kế như quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng; quyết định trưng cầu giám định; quyết định tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ điều tra; quyết định phục hồi điều tra…

  • Phân tích và đánh giá kết quả của hoạt động điều tra vụ án hình sự

Việc phân tích và đánh giá kết quả của hoạt động điều tra cần phải tiến hành ngay sau khi kết thúc điều tra vụ án. Bởi vì, khi đó tất cả các sự kiện, tình tiết của quá trình điều tra vẫn còn được giữ đầy đủ trong trí nhớ của điều tra viên. Đây chính là điều kiện thuận lợi để điều tra viên có thể phân tích, tổng hợp, đánh giá các thông tin và xây dựng mô hình về diễn biến của vụ án.

Thông qua việc phân tích, đánh giá kết quả của hoạt động điều tra, điều tra viên đưa ra được mô hình về vụ án và đồng thời tự đánh giá các phương thức hành động của mình, từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. Giai đoạn này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho điều tra viên tự hoàn thiện các phẩm chất nghiệp vụ của mình

 3. Yêu cầu tâm lý đối với điều tra viên

 Hoạt động điều tra trong điều kiện căng thẳng thần kinh như vậy đòi hỏi điều tra viên phải có sự chuẩn bị tâm lý. Thông qua hoạt động nhận thức, việc khôi phục lại mô hình của sự kiện đã xảy ra có thể thực hiện bằng những cách thức sau đây: Trực tiếp nhận thức những sự kiện của thực tế khách quan (khám xét nhà ở, đồ vật, tài liệu); Nhận thức về các nguồn thông tin do người khác cung cấp khi không có điều kiện trực tiếp xem xét.

Khi thực hiện hoạt động nhận thức, ở điều tra viên thường nảy sinh hai quá trình liên quan mật thiết với nhau: Nhận thức sự kiện cần thiết cho việc xây dựng mô hình vụ án xảy ra; Nhận thức về những người cung cấp thông tin có liên quan tới vụ án (nhận thức quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và phẩm chất tâm lý của người cung cấp thông tin). Sự nhận thức về cá nhân có thể thực hiện được bằng sự trực tiếp gặp gỡ cá nhân hoặc thu thập tin tức, đánh giá về cá nhân. Khi tiến hành trực tiếp nhận thức về cá nhân cần phải chú ý quan sát hành vi, cử chỉ của người đó.

Hoạt động nhận thức của điều tra viên thông thường được thực hiện thông qua nhiều hoạt động tích cực nhằm tìm ra những chứng cứ và những hoạt động phức tạp khác của bị can. Điều tra viên phải luôn luôn nhận thức được rằng đối tượng của mình là đặc biệt nguy hiểm. Đó là những ngƣời có ý đồ che giấu hành vi phạm tội và có thể dùng nhiều cách đánh lừa dư luận, đánh lạc hướng điều tra… Vì vậy, khi tiến hành điều tra, điều tra viên cũng cần chú ý sử dụng phương pháp phản xạ. Trong trường hợp hoạt động điều tra vấp phải sự chống đối của đối tượng thì điều tra viên phải đảm bảo hoạt động nhận thức của mình theo kế hoạch. Mặc khác, điều tra viên cần giữ bí mật về các quá trình nhận thức. Tính bí mật trong quá trình nhận thức của điều tra viên được thể hiện như sau: Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên 

– Điều tra viên cần kiềm chế xúc cảm, tình cảm của mình trước những người tham gia tố tụng. Không bộc lộ sự nhấn mạnh giá trị của một thông tin nào;

– Thu hẹp số lựơng người tham gia vào quá trình xác minh, phân tích, đánh giá các chứng cứ;

– Điều tra viên cần chú ý hạn chế việc trao đổi ý kiến về các chứng cứ của vụ án.

III. Kết Luận Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên

Hiện nay, trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Điều tra viên là người đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả điều tra vụ án hình sự. Muốn nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp hình sự cần nhận thức hoạt động điều tra tội phạm là cái gốc của cả hoạt động này và hoạt động đó do điều tra viên tiến hành với vai trò chủ đạo[9]. Vì vậy, điều tra viên cần nâng cao trình độ hoạt động thực tiễn và phẩm chất nghề nghiệp. Đồng thời phải xây dựng đội ngũ này có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, có trình độ nghiệp vụ, pháp luật cao để vượt qua những khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ theo các nội dung; tuyển chọn đúng người, xây dựng chương trình đào tạo trong các trường Công an nhân dân; đổi mới nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng cũng như đảm bảo điều kiện cho hoạt động của điều tra viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Tư Pháp Tâm Lý Của Điều Tra Viên 

  1. Bộ luật tố tụng hình sự (Luật số 101/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  2. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự (Luật số 99/2015/QH13) ngày 26 tháng 11 năm 2015.
  3. Trần Vi Dân (2009), “Hoạt động điều tra hình sự và điều tra viên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí công an nhân dân, (số 07).
  4. Trần Thị Thanh (2020), “Tác động tâm lý của điều tra viên trong điều tra vụ án mua bán người”, Tạp chí khoa học kiểm sát, số chuyên đề 2, tr.57 – 66.
  5. Bùi Thế Tỉnh (2008), “Địa vị pháp lý của điều tra viên”, Tạp chí khoa học pháp lý, tr.30 – 41.
  6. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb Công an nhân dân.

[1] Hoàng Minh Khôi (2020), “Trách nhiệm, giải trình của điều tra viên, kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 16).

[2] Bùi Thế Tỉnh (2008), “Địa vị pháp lý của điều tra viên”, Tạp chí khoa học pháp lý, tr.30 – 41.

[3] Bùi Thế Tỉnh (2008), “Địa vị pháp lý của điều tra viên”, Tạp chí khoa học pháp lý, tr.30 – 41.

[4] Trần Thị Thanh (2020), “Tác động tâm lý của điều tra viên trong điều tra vụ án mua bán người”, Tạp chí khoa học kiểm sát, số chuyên đề 2, tr.57 – 66.

[5] Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb Công an nhân dân.

[6] Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb Công an nhân dân.

[7] Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb Công an nhân dân.

[8] Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb Công an nhân dân.

[9] Trần Vi Dân (2009), “Hoạt động điều tra hình sự và điều tra viên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí công an nhân dân, (số 07).

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo