Sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một bài Tiểu Luận Quyền Nhận Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất là một trong những đề tài tiểu luận hoàn toàn hay chẳng những thế còn đạt điểm cao chắc hẳn đây là một trong những đề tài mà các bạn sinh viên ngành luật đang quan tâm và miệt mài tìm tòi, vì thế các bạn cũng cùng mình xem và tham khảo nhé. Bài tiểu luận này mình chia thành 3 phần như là mở đầu tiểu luận, nội dung tiểu luận, và cuối cùng là kết luận… Hy vọng bài viết mình sắp triển khai sau đây sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin cần thiết, hữu ích để bạn có thể dựa vào tài liệu này triển khai bài làm tiểu luận của mình nhé.
Trước đây, chúng tôi đã từng viết một bài liệt kê một loạt đề tài viết tiểu luận kết thúc môn học luật đất đai là một trong những đề tài đã được chọn lọc cho nên các bạn có thể yên tâm tham khảo và lựa chọn ngay cho mình một đề tài tiểu luận luật đất đai cụ thể tại website luanvanluat.com của mình nhé. Hiện tại, bên mình còn có dịch vụ viết thuê tiểu luận với đa dạng các đề tài đảm bảo đạt chất lượng, bạn có biết rằng chúng tôi đã nhận viết bài tiểu luận cho hàng loạt sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng,… Và đã đạt được thành tích cao hơn mong đơi. Nếu bạn đang gặp trục trặc trong quá trình làm bài tiểu luận thì đừng chần chừ nữa mà ngay tìm đến ngay dịch vụ viết tiểu luận luật của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận trọn gói và hỗ trợ cho bạn từ A đến Z nhé.
1. Mở Đầu Tiểu Luận Quyền Nhận Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất
1. Lý do chọn đề tài
Tài sản là vật có giá trị và được định giá thành tiền, là đối tượng của quyền sở hữu cho các chủ thể trong xã hội. Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, cùng với sự hội nhập và sự phát triển nền kinh tế thị trường dẫn đến tài sản thuộc sở hữu tư nhân ngày càng tăng lên về lượng và giá trị. Kéo theo sự phình lên về tài sản thì ham muốn vật chất của con người càng tăng nhằm thỏa mãn vật chất cá nhân. Tranh chấp tài sản là vấn đề luôn chiếm tỉ trọng cao trong các cuộc giải quyết vụ việc dân sự.
Hiện nay, việc công dân di chuyển nơi sinh sống từ quốc gia này sang quốc gia khác là điều không còn xa lạ. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Các cá nhân này được thực hiện hạn chế các quyền, nghĩa vụ liên quan đối với quyền sử dụng đất so với công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện nhất định của pháp luật thì mới có thể nhận quyền sử dụng đất. Do đó, để nắm rõ hơn các quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam hay không là mục đích của chủ đề này.
- Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài này, tôi muốn củng cố kiến thức trong trong lĩnh vực dân sự về tranh chấp thừa kế trong quyền sử dụng đất có yếu tố nước ngoài, nhằm hiểu rõ hơn các quy định pháp luật liên quan.
- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi bài viết tập trung vào quyền nhận thừa kế về quyền sử dụng đât đối với cá nhân là người Việt Nam định cư nước ngoài, không bao gồm tổ chức.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp quy phạm pháp luật và phương pháp so sánh pháp luật.
XEM THÊM: Báo Giá Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận
2, Nội Dung Tiểu Luận Quyền Nhận Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất
- Khái niệm
Để có thể xác định được liệu rằng người Việt Nam định cư nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất hay không cần xác định trong quan hệ pháp luật này các yếu tố chủ thể, khách thể và nội dung pháp luật.
Đầu tiên, có thể thấy sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ này là cái chết của một cá nhân. Chủ thể trong quan hệ này là người thừa kế là người Việt Nam định cư nước ngoài, còn khách thể chính là quyền sử dụng đất.
- Người thừa kế là người Việt Nam định cư nước ngoài
Người thừa kế được xác định là cá nhân còn sống hoặc sinh ra và còn sống nhưng đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế theo Bộ luật dân sự 2015.
Người Việt Nam định cư nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.[1]
Từ cơ sở trên, người Việt Nam định cư nước ngoài có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật Việt Nam.
- Quyền sử dụng đất
Quan niệm về tài sản khá đa dạng và có nhiều khác biệt, nhưng nhìn chung thường gắn với các đặc điểm sau[2]:
- Tài sản không tách rời thế giới vật chất. Ở đây muốn nói tài sản là vật chất hữu hình mà có thể cầm nắm như vật, tiền hay giấy tờ có giá trị mà được pháp luật nhận diện và thừa nhận mà quyền có được trên những tài sản này đem lại lợi ích vật chất cho con người, là đối tượng quyền sở hữu của các chủ thể trong xã hội.
- Tạo ra lợi ích vật chất cho con người làm nên đặc điểm nhận diện tài sản là mong muốn mà các chủ thể hướng tới. Tài sản có ý nghãa tới sự tồn tại, phát triển con người từ phục vụ thiết yếu trong cuộc sống con người như thức ăn, quần áo…cho đến nhu cầu sản xuất, kinh doanh như máy móc, thiết bị…cho đến nhu cầu tích lũy tài sản.
- Tài sản phải có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tài sản thể hiện qua việc định giá, còn giá trị sử dụng law công dụng của tài sản.
XEM THÊM : Bài Mẫu Tiểu Luận Luật Đất Đai Giao Dịch Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất

Tài sản vô hình là tài sản không thể dùng giác quan để cảm nhận nhưng có tồn tại và người sở hữu được hưởng lợi từ khai thác tài sản này. Kỹ thuật lập pháp ngày nay đã hoàn thiện hơn thì các nhà làm luật hình dung rõ nét hơn về tài sản vô hình và định tên là “quyền tài sản”. Quyền tài sản tuy vô hình nhưng không tách rời tài sản hữu hình. Quyền tài sản[3] theo Bộ luật dân sự hiện hành định nghĩa là quyền vô định giá được bằng tiền và là đối tượng trong các giao dịch dân sự. Trong đó có thể kể đến như quyền sử dụng đất.
Đất đai là loại tài nguyên đặc biệt, là căn cứ xác định chủ quyền quốc gia về lãnh thổ. Tại Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân[4] được Nhà nước đại diện quản lý và giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng phù hợp với quy hoạch và công năng từng loại đất.
Một điểm khác biệt của quyền sử dụng đất so với bất động sản ở chỗ là quyền sử dụng đất luôn gắn với một diện tích đất cụ thể, cố định và không thể tách rời đất đai nên cụng có thể coi là một loại bất động sản. Mọi giao dịch dân sự về đất đai đều chịu sự quản lý của Nhà nước theo pháp luật vì liên quan mật thiết địa chính và chủ quyền quốc gia.
- Quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Quy định pháp luật
Tiểu Luận Quyền Nhận Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất tài sản luôn là đối tượng của thừa kế tài sản nên quan hệ thừa kế tài sản là quan hệ tài sản cơ bản. Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Trường hợp thừa kế mà bất động sản tại Việt Nam thì giải quyết thừa kế sẽ theo quy định pháp luật Việt Nam.[5]
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ bao gồm[6]:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật thì được phép sở hữu nhà ở nhà bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo các hình thức sau đây [7]:
- Mua;
- Thuê mua;
- Nhận tặng cho;
- Nhận thừa kế.
Khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được xác định thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở theo quy định sở hữu nhà ở với người nước ngoài thì cũng tương ứng với quyền sử dụng đất gắn liền nhà ở mà nhà ở hiện diện trên phạm vi đất đai[8].
Ngược lại nếu không thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được được hưởng giá trị của phần thừa kế đó[9].
Tiểu Luận Quyền Nhận Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất vậy hưởng giá trị của phần thừa kế là gì? Pháp luật tôn trọng ý nguyện của người đã mất, trong trường hợp có người hoặc toàn bộ[10] đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất nhưng không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì vẫn được thừa hưởng phần thừa kế của mình như sau:
- Được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bản thân người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Được phép tặng cho quyền sử dụng đất mà bản thân người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
Đặc điểm để nhận diện người Việt Nam định cư nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất chính là có nhà ở thừa kế gắn liền với đất đai, mà sẽ dẫn đến 02 trường hợp nhận thừa kế là:
- được nhận thừa kế quyền sử dụng đất hoặc,
- được hưởng giá trị của phần thừa kế đó qua hình thức chuyển nhượng hoặc tặng cho.
- Thực tiễn xét xử
Thực tiễn xét xử liên quan đến quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng cho thấy tùy thuộc vào việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam hay không mà Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu chia thừa kế theo một trong hai hướng như sau:
- Có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, hoặc
- Chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất.
- Có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở
Bản án số 154/2018/DS-PT ngày 30/10/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về việc “tranh chấp di sản thừa kế”. Nguyên đơn là ông Quách Dương X (J Duong Quach). Bị đơn là ông Trần Quang H.
Vợ chồng ông Quách T7 và bà Trần V sở hữu thửa đất và căn nhà tại số 86 Đường Đ, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk lập di chúc với nội dung để cho con trai út là Quách Dương X được trọn quyền thừa kế, định đoạt khối tài sản là thửa đất và căn nhà nói trên.
Năm 1994 ông Quách T7 chết. Năm 2002 bà Trần V tiếp tục lập 01 bản di chúc với nội dung: 1/2 giá trị nhà ở, đất ở thuộc căn nhà số 86 Đường Đ, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk thuộc quyền sở hữu của bà Trần V và phần di sản mà bà Trần V được hưởng thừa kế từ ông Quách T7 được để lại cho vợ chồng ông Trần Quang H và bà Huỳnh N1. Năm 2006, ông Trần Quang H được bà Trần V lập hợp đồng tặng cho toàn quyền sử dụng, định đoạt đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại số 86 Đường Đ, thành phố B. Sau khi bà Trần V chết, ông Quách Dương X khởi kiện yêu cầu ông Trần Quang H trả lại căn nhà tại số 86 Đường Đ, thành phố B.
Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2018/DSST ngày 22/05/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk chấp nhận một phần đơn khởi kiện của ông Quách Dương X về việc yêu cầu chia di sản thừa kế; giao cho ông Quách Dương X được hưởng toàn bộ phần di sản do ông Quách T7 để lại đối với căn nhà tọa lạc tại số 86 Đường Đ, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; ông Quách Dương X có nghĩa vụ thanh toán lại cho vợ chồng ông Trần Quang H và bà Huỳnh N1 số tiền là ba tỷ đồng. Ngày 03/06/2018, ông Trần Quang H và ông Quách Dương X kháng cáo.
Bản án dân sự phú thẩm số 154/2018/DS-PT ngày 30/10/2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận quyết định tòa sơ thẩm việc giao cho ông Quách Dương X được hưởng toàn bộ phần di sản do ông Quách T7 để lại đối với căn nhà tọa lạc tại số 86 Đường Đ, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật Nhà ở; Điều 186 Luật đất đai năm 2013 thì ông Quách Dương X được quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Kết quả pháp lý trong 02 bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm là phù hợp với quy định của pháp luật. Ông Quách Dương X là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đáp ứng đầy đủ điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam (được phép nhập cảnh vào Việt Nam và có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức nhận thừa kế) nên ông Quách Dương X có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
- Chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất.
Bản án số 283/2019/DS-PT ngày 11/07/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về việc “tranh chấp quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất”. Nguyên đơn là cụ Nguyễn Quốc A (Quốc tịch: Hoa Kỳ). Bị đơn là bà Nguyễn Thị A1.
Cố Nguyễn Văn T4 (chết 1991) có 05 người con gồm: Nguyễn Hữu C (chết), Nguyễn Văn L1 (chết), Nguyễn Thị L, Nguyễn Kim R và Nguyễn Quốc A. Name 1971, cố T4 lập Tờ Chúc ngôn để lại tài sản cho C, L, L1, R và A. Về hương hỏa, diện tích 35.500 m2 này cố T4 di chúc tách thành 5 thửa: Thửa 71 cấp cho cụ L1; Thửa 72 cấp cho cụ R, Thửa 73 cấp cho cụ C; Thửa 74 cấp cho cụ L và thửa số 75 cấp cho cụ A nhưng ông Hữu T6 (Chồng bà Nguyễn Thị A1) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Năm 2015, ông Nguyễn Hữu T6 chết. Trước đó, ông Nguyễn Hữu T6 lập di chúc để lại toàn bộ thửa đất số 75 cho bà Nguyễn Thị A1 sử dụng. Năm 2016, bà Nguyễn Thị A1 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cụ Nguyễn Quốc A khởi kiện yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất số 75 do bà A1 đứng tên và yêu cầu hộ bà A1, Thanh X, Thanh V di dời cây trồng trên đất để trả đất lại cho cụ.
Bản án dân sự sơ thẩm số 16/2018/DSST ngày 20/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Đ đã quyết định chấp nhận một phần yêu cầu của cụ Nguyễn Quốc A về việc yêu cầu bà Nguyễn Thị A1 trả lại cho cụ Nguyễn Quốc A thửa đất số 75; đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố C thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho bà Nguyễn Thị A1 đứng tên; buộc cụ Nguyễn Quốc A có nghĩa vụ thanh toán giá trị đất và cây trồng cho bà Nguyễn Thị A1 với số tiền là 347.050.000 đồng. Ngày 27/11/2018, bà Nguyễn Thị A1 kháng cáo.
Bản án dân sự phúc thẩm số 283/2019/DS-PT ngày 11/07/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xác định cụ Nguyễn Quốc A là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có quốc tịch Hoa Kỳ, được phép nhập cảnh vào Việt Nam và nên cụ A thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, thửa đất số 75 đang tranh chấp là đất trồng cây lâu năm (8.752,1 m2) và chỉ có 150 m2 là đất ở và trên phần đất ở này cũng không có nhà ở của cụ A. Do đó, Bản án sơ thẩm công nhận cho cụ A được quyền sử dụng đất là không đúng theo quy định nêu trên, mà cụ A chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất. Gia đình bà Nguyễn Thị A1 đã trực tiếp canh tác đất từ khi cố Nguyễn Văn T4 chết (năm 1991) đến nay và bà Nguyễn Thị A1 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên tiếp tục giao cho bà Nguyễn Thị A1 quyền sử dụng toàn bộ thửa đất và buộc bà Nguyễn Thị A1 phải hoàn trả giá trị đất cho cụ Nguyễn Quốc A.
Kết quả pháp lý trong bản án phúc thẩm là phù hợp với quy định của pháp luật, đã chỉ ra sai sót trong bản án sơ thẩm và đã được bản án phúc thẩm khắc phục. Luật Nhà ở năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020) và Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) có quy định về điều kiện cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy vẫn còn sai sót chưa áp dụng đúng quy định của pháp luật.
3, Kết Luận Tiểu Luận Quyền Nhận Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất
Qua phân tích của bài viết có thể nhận định rằng quyền sử dụng đất qua hình thức thừa kế đối với người Việt Nam định cư nước ngoài sẽ phụ thuộc vào việc có thuộc diện sở hữu nhà ở hay không mà kết quả sẽ dẫn đến hoặc nhận quyền sử dụng đất hoặc chỉ được hưởng giá trị phần thừa kế.
Về hệ thống pháp luật, việc có quy định về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cho thấy sự ngày một hoàn thiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam ngày một phát triển và hội nhập với thế giới về các mặt chính trị – kinh tế – xã hội. Mỗi quốc gia có quy định về tài sản khác nhau dẫn đến pháp luật về thừa kế khác nhau, chính vì vậy nên cần thiết có quy phạm pháp luật để giải quyết tài sản khi vượt ra phạm vi điều chỉnh trong nước sao cho phù hợp các bên, điều ước quốc tế (nếu là thành viên) và tính công bằng và lẽ phải.
Về ý nghĩa nhân văn, quy định quyền sử dụng đất qua hình thức thừa kế đối với người Việt Nam định cư nước ngoài thể hiện sự tôn trọng ý nguyện với người để lại di sản. Đồng thời, quyền thừa kế cũng củng cố vững chắc cho quyền sở hữu tài sản và định đoạt tài sản của chủ thể trước khi chết. Đây cũng là động lực thúc đẩy các chủ thể trong xã hội lao động, tạo ra của cải cho bản thân, gia đình và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hiến pháp năm 2013.
- Luật Quốc tịch năm 2008.
- Luật Đất đai năm 2013 .
- Luật Nhà ở năm 2014.
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Bản án số 154/2018/DS-PT ngày 30/10/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về việc “tranh chấp di sản thừa kế”
- Bản án số 283/2019/DS-PT ngày 11/07/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về việc “tranh chấp quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất”.
- TS.Phùng Trung Tập – TS.Kiều Thị Thùy Linh (2021), Tài sản và vật quyền, NXB Công An Nhân Dân.
[1] Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, khoản 3 và 4 điểu 3. [2] PGS.TS.Phùng Trung Tập – TS.Kiều Thị Thùy Linh (2021), Tài sản và vật quyền, NXB Công An Nhân Dân. [3] Bộ luật dân sự năm 2015, điều 115. [4] Hiến pháp năm 2013. [5] Bộ luật dân sự năm 2015, khoản 2 điều 680. [6] Luật Nhà ở năm 2014, điều 7. [7] Luật Nhà ở năm 2014, điều 159 và điều 160. [8] Luật Đất đai năm 2013, điểm đ khoản 1 Điều 169. [9] Luật Đất đai năm 2013, điểm đ khoản 1 Điều 179. [10] Luật Đất đai năm 2013, khoản 3 và 4 Điều 186.Thông qua bài Tiểu Luận Quyền Nhận Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất ngoài việc đọc tài liệu ra thì bạn có thể tải ngay flie về máy nhé, đây là một trong những đề tài tiểu luận với những nội dung hoàn toàn hữu ích do chính mình chọn lọc kĩ càng và đồng thời đã triển khai đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Ngoài ra, hiện tại bên mình đang có dịch vụ viết thuê tiểu luận với đa dạng các đề tài ngành luật khác nhau, những đề tài từ khó đến dễ bên mình đều có thể giải quyết được. Chính vì thế, nếu bạn đang gặp trục trặc trong quá trình làm bài tiểu luận hoặc thậm chí là giáo viên đưa ra yêu cầu quá khắt khe,… Tất cả mọi vấn đề bạn đang gặp phải sẽ được giải quyết trong phút chốc chỉ cần bạn liên hệ đến dịch vụ viết thuê tiểu luận ngành luật của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận trọn gói và hỗ trợ cho các bạn nhiệt tình nhất, đầy đủ nhất có thể nhé.