Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Hàng Hóa Có Khuyết Tật Gây Ra

Rate this post

Sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một bài Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Hàng Hóa Có Khuyết Tật Gây Ra là một trong những đề tài tiểu luận chắc hẳn các bạn sinh viên ngành luật đang quan tâm và tìm kiếm. Chính vì thế bài viết sau đây mình đã triển khai nội dung như là định nghĩa của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về hàng hoá có khuyết tật, căn cứ áp dụng chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hoá có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng,miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng,tạm dừng lưu thông và thông báo về hàng hoá có khuyết tật và chương trình thu hồi hàng hoá có khuyết tật…

Ngoài ra, hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với đa dạng đề tài về ngành luật điểm cao,nếu bạn thật sự đang gặp rắc rối về vấn đề phải hoàn thành một bài tiểu luận thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến làm thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.573.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

1. Định Nghĩa Của Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Về Hàng Hóa Có Khuyết Tật

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: “Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:

  1. a) Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
  2. b) Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ;
  3. c) Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng”.

XEM THÊM : Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận

Quy định tại Điều 22, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:

– Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;

– Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây: Mô tả hàng hóa phải thu hồi; lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra; thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa; thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa; các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;

– Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;

– Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Trung ương.

Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Hàng Hóa Có Khuyết Tật Gây Ra trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân sản xuất có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng kể cả khi tổ chức, cá nhân sản xuất không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật. Việc bồi thường được thực hiện theo các quy định của pháp luật dân sự (Điều 23). Tổ chức, cá nhân sản xuất chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng.

Tại Việt Nam và trên thế giới, khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và lưu trữ là loại khuyết tật dễ xảy ra. Các dạng khuyết tật này có thể diễn ra đối với mọi loại hàng hóa, từ hàng tiêu dùng cho đến những hàng hóa xa xỉ phẩm như ô tô, điện thoại, xe máy…Nhiều khuyết tật ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng như các lỗi kỹ thuật liên quan đến phanh, dầu động cơ của xe máy, ô tô,..Một số khuyết tật có thể không trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng có thể gây ra những tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng, ví dụ như hiện tượng đóng cặn xảy ra đối với nước mắm Miwon Hải Ngư hoặc tiếng kêu lạ trên vành bánh sau xe Liberty trong thời gian vừa qua. Điều quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân là ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin do khách hàng cung cấp về bất kỳ sự không hài lòng nào liên quan đến hàng hóa thì cần tiến hành các chương trình kiểm tra. Nếu phát hiện khuyết tật và khuyết tật này xảy ra trên phạm vi nhiều sản phẩm thì cần ngay lập tức dừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật ra thị trường và kịp thời thông báo về khuyết tật này tới người tiêu dùng. Tùy theo phạm vi thị trường phân phối tổ chức, cá nhân cũng cần thông báo rộng rãi tới người tiêu dùng về cách thức mà tổ chức, cá nhân khắc phục khuyết tật đó.

XEM THÊM : 48 Đề Tài Hay Dễ Làm Viết Tiểu Luận Ngành Luật Lao Động Phụ Trách

2. Căn cứ áp dụng chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng

Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng khi thỏa mãn 4 căn cứ áp dụng sau:

  • Có hành vi vi phạm
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra
  • Có lỗi

Dựa trên cơ sở đó, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng áp dụng và quy định bổ sung một số ngoại lệ.

Thứ nhất, trách nhiệm chứng minh lỗi được xây dựng dựa trên chính sách “laissez faire policy”, tức là mỗi cá nhân nên chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, với sự tác động chút ít từ phía Nhà nước nếu có thể. Về nguyên tắc, trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về “bên yêu cầu”, do vậy đối chiếu vào trường hợp này là người tiêu dùng phải chịu thiệt hại nên có yêu cầu bồi thường.

Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Hàng Hóa Có Khuyết Tật Gây Ra  tuy nhiên, đặc thù của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là giải phóng người tiêu dùng khỏi trách nhiệm chứng minh lỗi. Đặc biệt, vấn đề chứng minh lỗi của nhà sản xuất, nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng gần như là bất khả thi. Vô hình chung, việc chứng minh yếu tố lỗi lại đe dọa đến quyền hưởng quyền của người chịu thiệt hại, tức người tiêu dùng – bên yếu thế trong quan hệ tiêu dùng.

Thứ hai, căn cứ thiệt hại thực tế xảy ra. Trong thực tiễn áp dung, không phải lúc nào thiệt hại cũng phát sinh ngay sau khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Nước tương có chứa chất 3-MCPD có khả năng gây nhiễm độc gen trên cơ thể sống, sữa có chất melamine sử dụng trong thời gian dài có thể làm hỏng thận và gây ung thư ruột là những sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật. Những hậu quả, thiệt hại này khoa học hoàn toàn có thể chứng minh được là sẽ xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng dù ít hay nhiều.

Tuy nhiên, hậu quả mà hàng hóa có khuyết tật đó gây nên không phát sinh ngay tại thời điểm người tiêu dùng sử dụng sản phẩm mà phải qua một thời gian dài, có khi đến vài năm hay vài chục năm sau thiệt hại mới bộc phát. Liệu người tiêu dùng có phải chờ đến lúc có thiệt hại thực tế xảy ra mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại? Liệu đến lúc người tiêu dùng bồi thường thiệt hại, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa còn tồn tại trên thị trường? Vì vậy, theo quan điểm cá nhân của tác giả, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần tiếp tục bổ sung một ngoại lệ trong việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng.

Đó là áp dụng ngay cả khi thiệt hại chưa xảy ra trên thực tế, chỉ cần có căn cứ chứng minh chắc chắn thiệt hại đó sẽ xảy ra. Từ việc tập hợp các khoản bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng, Nhà nước có thể lập quỹ để giải quyết một số vấn đề về sức khỏe cộng đồng người tiêu dùng.

Đề xuất trên không làm mất đi tính thống nhất giữa pháp luật dân sự và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà đang tạo ra “những ngoại lệ này cần được áp dụng và thể hiện công bằng trong pháp luật và điều quan trọng hơn là không vì thế mà nó làm xoay chuyển công lý”

3. Miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Quan hệ tiêu dùng là quan hệ bất cân xứng. Do vậy, dựa trên cốt lõi là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng xây dựng các quy định pháp luật mang tính ngoại lệ nhằm điều chỉnh lại tính cân bằng của quan hệ này. Tuy nhiên, không vì thế mà pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ bảo vệ quyền, lợi ích của người tiêu dùng mà gạt đi những quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất, cung cấp hàng hóa.

Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất là quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Việc quy định các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng không chỉ đảm bảo quyền lợi của các bên, bảo đảm sự tự nguyên thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự mà còn là yếu tố thúc đẩy tính chủ động tự vệ của người tiêu dùng.

XEM THÊM : Đề Tài Luận Văn Luật Hành Chính

Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Hàng Hoá Có Khuyết Tật Gây Ra
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Hàng Hoá Có Khuyết Tật Gây Ra

Một mặt, người sản xuất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình; người nhập khẩu, người phân phối sản phẩm phải nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng thì người tiêu dùng cũng cần có hành trang cơ bản để hiểu rõ quyền, lợi ích chính đáng của bản thân để tự bảo vệ và để có được những lựa chọn tiêu dùng thông thái trong một thị trường nhiều mặt hàng cạnh tranh phong phú như hiện nay.

Nguyên lý chung của việc miễn trừ là những trường hợp nhà sản xuất không biết và đồng thời không thể biết về khuyết tật và tính mất an toàn trong sản phẩm, hàng hóa của mình. Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định 1 trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 quy định 7 trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường đối với người sản xuất, người nhập khẩu và 6 trường hợp miễn trừ đối với người bán hàng.

Trong các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại nêu trên, tác giả tập trung vào trường hợp miễn trừ trách nhiệm do rủi ro về trình độ khoa học phát triển.

Đầu tiên là thời điểm xác định mối quan hệ giữa khuyết tật của hàng hóa với trình độ khoa học, kỹ thuật. Theo Điều 24 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời điểm được xác định là “tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng” trong khi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 lấy thời điểm là “tính đến thời điểm hàng hoá gây thiệt hại”. Trong trường hợp này, quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa thể hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt hơn vì nếu sau khi sản phẩm được đưa vào lưu thông, thương nhân phát hiện hay buộc phải phát hiện hàng hóa của mình sản xuất có nguy cơ gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải thu hồi sản phẩm và bồi thường thiệt hại. Có như vậy, thương nhân mới có trách nhiệm hơn đối với hàng hóa của họ, đồng thời hạn chế được rủi ro cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, “trình độ khoa học, kỹ thuật” trong Điều 24 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một thuật ngữ khá chung chung. Với quy định như vậy, có thể hiểu trình độ khoa học, kỹ thuật là trình độ phát triển của khu vực nơi sản xuất, cung ứng hàng hóa; hoặc trình độ phát triển khoa học công nghệ của đất nước hay của thế giới. Cách hiểu khác nhau có khả năng dẫn tới việc người thực thi pháp luật đưa ra phán quyết khác nhau đối với các trường hợp có tính chất tương tự, không đảm bảo tính thống nhất của pháp luật cũng như quyền, lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Trong khi đó, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định cụ thể là “trình độ khoa học, công nghệ của thế giới”.

Từ góc độ khác, trước những rủi ro không thể biết, không thể phát hiện được do trình độ khoa học phát triển, người tiêu dùng vẫn được xem là đối tượng yếu thế hơn so với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do vậy, quy định về miễn trách nhiệm trong trường hợp này có lẽ đang đẩy sự rủi ro, bất lợi sang cho phía người tiêu dùng. Vì vậy, quy định này có phần làm giảm đi tinh thần của pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với tư cách là bên yếu thế.

4. Tạm dừng lưu thông và thông báo về hàng hóa có khuyết tật và chương trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật

Ngay khi xác nhận khuyết tật xảy ra, tổ chức, cá nhân phải kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường; đồng thời thực hiện việc công bố hàng hóa có khuyết tật trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng những cách thức khác nhằm nhanh chóng đưa thông tin đến với người tiêu dùng. Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các nội dung cơ bản trong thông báo về hàng hóa có khuyết tật bao gồm:

  • Mô tả hàng hóa phải thu hồi;
  • Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;
  • Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
  • Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
  • Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa.

Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Hàng Hóa Có Khuyết Tật Gây Ra cách thức thông báo theo quy định của Luật là thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông. Trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân khi ra thông báo về hàng hóa khuyết tật thường đăng tải 05 số liên tiếp trên báo giấy Nhân dân, Hà Nội mới…và kết hợp với việc đăng tải trên các trang thông tin điện tử. Đặc biệt, với những tổ chức, cá nhân đã xây dựng hệ thống thông tin (website, hệ thống thông tin nội bộ…) trong hoạt động của tổ chức, cá nhân và hình thành mạng lưới phân phối/chăm sóc khách hàng thì một trong những kênh truyền tin quan trọng với người tiêu dùng là thông qua website của tổ chức, cá nhân và mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm. Cách thức này hiện đã được các công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam…thực hiện hiệu quả trong các chương trình thu hồi đã diễn ra.

Từ phía nội bộ tổ chức, cá nhân, để có thể kịp thời xử lý các vụ việc thu hồi thì cần chủ động xây dựng quy trình phát hiện và thu hồi sản phẩm khuyết tật làm sao để rút ngắn tối đa và chi tiết hóa các bước xử lý khi có vụ việc thu hồi sản phẩm khuyết tật xảy ra.

Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Hàng Hóa Có Khuyết Tật Gây Ra là đề tài hay mà mình đã liệt kê và chia sẻ toàn bộ nội dung gửi gấm đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Nếu như nguồn tài liệu này chưa đủ để làm hài lòng bạn thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo