Download bài Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra, đây là bài tiểu luận được Luận Văn Luật hoàn thành vào đầu năm 2022, các bạn có thể tham khảo trong một thời gian dài, bởi bài tiểu luận áp dụng các chính sách, điều khoản còn có hiệu lực một thời gian nữa .
Qúa trình làm tiểu luận, các bạn sinh viên gặp khó khăn không thể hoàn thành bài, có thể liên hệ với dịch vụ thuê viết tiểu luận của Luận Văn Luật nhé.
Mở Đầu Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Việc thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em nói chung cũng như người chưa thành niên nói riêng trong những năm gần đây tại Việt Nam đã có nhiều điểm tiến bộ, vì phát triển con người, đặc biệt là trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước luôn là một trong những chiến lược phát triển hàng đầu. Một trong những chế định xuất hiện sớm trong pháp luật dân sự là chế định bồi thường ngoài hợp đồng. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặt ra nhằm xác định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại mà trước đó giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại không có sự thỏa thuận hoặc có sự thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận đó không liên quan đến hậu quả thiệt hại. Việc gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thiệt hại là điều mang tính tất yếu trong xã hội. Trong số đó có cả người chưa thành niên gây ra thiệt hại cho người khác.
Xác định người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về tâm và sinh lí, thiếu bản lĩnh, ít kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, dụ dỗ vào nhiều hoạt động, chưa tự chủ trong mọi tình huống. Do vậy, pháp luật dân sự Việt Nam đã có những quy định riêng để nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra một cách khách quan nhất.
Đối với người chưa thành niên, với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ đối tượng này, Nhà nước đã thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền của người chưa thành niên, bên cạnh đó Pháp luật Việt Nam cũng xác định rõ trách nhiệm của người chưa thành niên khi tham gia vào các quan hê ̣pháp luật cụ thể, trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng là những trường hợp người chưa thành niên gây ra thiệt hại cho người khác. Điều này càng thể hiện mối quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người chưa thành niên. Chính vì thế, trong các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại của Nhà nước đối với người chưa thành niên là nhằm giúp đỡ, giáo dục để người chưa thành niên nhận ra sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cuộc sống. Đồng thời, cũng nhằm xác định trách nhiệm của cha mẹ, người quản lý trong viêc̣ giáo dục chăm sóc con em mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cơ quan còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì quy định còn có nhiều cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng chưa thống nhất, gây bức xúc trong quá trình giải quyết. Trên thực tế, đây là vấn đề khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan bảo vệ pháp luật gặp nhiều vướng mắc khi giải quyết các trường hợp liên quan tới vấn đề này. Việc phân tích Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DSST ngày 26/4/2017 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ. Cụ thể như sau:
XEM THÊM ==> Tiểu luận luật hình sự dấu hiệu tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm
XEM THÊM ==> 414+ Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Luật Hành Chính [Đại Học, Thạc Sĩ]
XEM THÊM ==> 295 Danh Sách Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Tố Tụng Hình Sự
Tóm tắt nội dung bản án – Tiểu luận bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Bản án số 01/2017/DS-ST ngày 26/4/2017 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 13/2016/TLST-DS ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn: Anh A – Sinh năm 1983, địa chỉ: Khu 1, xã X, huyện T, tỉnh Phú Thọ; Bị đơn: Ông B – Sinh năm 1949 và bà C – Sinh năm 1950 đều có địa chỉ tại: Khu 1, xã X, huyện T, tỉnh Phú Thọ. Nội dung tranh chấp như sau:
Chiều ngày 10/9/2016 cháu K là con trai anh A có chơi ở cổng nhà ông B, Khi đó có cháu H con của anh D (cháu của ông B) và cháu E con của anh F. Các cháu đu cổng đã làm đổ cổng đè vào cháu K dẫn đến cái chết của cháu K. Sau khi sự việc xảy ra gia đình ông B đã bồi thường cho gia đình anh số tiền 10.000.000đ. Anh cho rằng số tiền đó quá thấp. Nay anh yêu cầu ông B, anh F (bố cháu E) và anh D (bố cháu H) bồi thường cho gia đình anh A số tiền 70.000.000đ (Trong đó có tiền lo mai táng cho cháu K hết 25.000.000đ, tiền lo sang cát sau này và tiền bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình). Quyết định của Tòa án: Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Buộc anh D và chị I (là người giám hộ cho cháu H), anh F và chị G (là người giám hộ cho cháu E) phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho gia đình anh A (anh A là người đại diện) số tiền 45.880.000đ (Bốn mươi lăm triệu tám trăm tám mươi nghìn đồng).
Kết quả xét xử cụ thể như sau:
+ Anh D và chị F (là người giám hộ cho cháu H) phải bồi thường số tiền 36.880.000đ (Ba mươi sáu triệu tám trăm tám mươi nghìn đồng). Xác nhận anh D và chị I đã bồi thường số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng), còn phải bồi thường tiếp số tiền 26.880.000đ (Hai mươi sáu triệu tám trăm tám mươi nghìn đồng).
+ Anh F và chị G (là người giám hộ cho cháu E) phải bồi thường số tiền 9.000.000đ (Chín triệu đồng).
Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: đối với ông B và bà C: Anh A yêu cầu ông B và bà C phải liên đới bồi thường là không có cơ sở: Mặc dù ông B có đứng ra hợp đồng làm cổng nhưng làm cổng cho anh D, nhà, đất đứng tên anh D là con trai của ông B và bà C. Vì vậy trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường không thuộc về ông B và bà C, do đó ông B và bà C không phải bồi thường cho gia đình anh A.
– Đối với anh D và chị F (bố mẹ cháu H): Sự việc diễn ra tại nhà anh D, trong đó có cháu H chưa thành niên là con trai anh D và chị I tham gia đu đẩy cổng nên dẫn đến cái chết của cháu K. Do đó, anh D và chị I là người chịu trách nhiệm chính. Anh D vừa là người chủ nhà, vừa là người giám hộ cho cháu H nên anh D và chị I phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình anh A với mức 4/5 của số tiền 45.880.000đ.
– Đối với anh F và chị G là người giám hộ cho cháu E chưa thành niên: Tại Tòa án anh F khai khi xảy ra sự việc anh không có mặt ở đó, con trai anh không tham gia du đẩy cổng, nhưng tại các biên bản ghi lời khai của cháu H, cháu E (người tham gia đu cổng) thì có đủ cơ sở để kết luận cháu E có tham gia kéo, đẩy cánh cổng dẫn đến cổng đổ và đè chết cháu K. Do đó, anh F và chị G phải có trách nhiệm liên đới bồi thường cho gia đình anh A thay cho cháu E. Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường của anh F và chị G với mức 1/5 của số tiền 45.880.000đ tương ứng số tiền là 9.000.000đ là phù hợp theo quy định tại Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tiểu luận bồi thường thiệt hại.
3. Vấn đề pháp lý của bản án – trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
3.1. Cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Người chưa thành niên được chia thành nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó người chưa đủ 6 tuổi hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi hạn chế. Phân theo đối tượng, người chưa thành niên bao gồm toàn bộ trẻ em và một phần là thanh niên. Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người chưa thành niên (hay còn gọi là vị thành niên), là người chưa đủ 18 tuổi. Người chưa thành niên không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tức là chưa được phép tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự như đối với người thành niên vì người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lí, chưa có khả năng nhận thức đầy đủ các hành vi do mình thực hiện. Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Những người này được coi là chưa đủ năng lực hành vi dân sự. Cho nên việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ trường hợp đặc biệt như giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định được phép.
Các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến thiệt hại do họ gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra, khi người chưa thành niên gây ra thiệt hại, thì cha, mẹ (nếu còn), người giám hộ, người quản lý hợp pháp của người chưa thành niên đương nhiên bị coi là có lỗi. Với quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra, quyền lợi của người bị thiệt hại được bảo đảm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra cũng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ, gia đình, người có trách nhiệm quản lý và trách nhiệm của cả nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục, quản lý người chưa thành niên – thế hệ trẻ được coi là chủ nhân tương lai của đất nước.
3.2. Cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm đối với người chưa thành niên gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra đã và đang trở thành một trong những yếu tố được BLDS quy định rõ ràng nhằm tạo điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho việc điều chỉnh trong các mối quan hệ dân sự nói chung. Điều này đã được ghi nhận rõ tại Điều 586[1]BLDS và Điều 599[2] BLDS.
Đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thì sẽ do cha mẹ của họ có trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha, mẹ. Trường hợp nếu tài sản cha mẹ không đủ để bồi thường mà người dưới 15 tuổi có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Trong trường hợp này thì người dưới 15 tuổi là người có trách nhiệm bồi thường là khác nhau; Có thể thấy những người ở độ tuổi này không có năng lực hành vi tố tụng dân sự và không tự mình có khả năng thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Vì vậy, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người ở độ tuổi này tại Toà án phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện tức là bố mẹ của họ đại diện. Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Hiện nay, theo quy định của BLDS 2015 về năng lực chủ thể của cá nhân[3] thì điều kiện để một cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là cá nhân đó phải thoả mãn hai yếu tố là độ tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) và yếu tố nhận thức trí lực (bộ não phát triển hoàn toàn bình thường). Chính nhờ hai yếu tố này giúp cá nhân biết suy nghĩ, suy xét về mọi hiện tượng, sự việc trong xã hội, nhận thức được hành vi, hậu quả của hành vi trước khi thực hiên và chịu mọi trách nhiệm về hành vi của mình. Như vậy, cá nhân không có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ là những người đại diện đương nhiên của họ với tư cách là bị đơn dân sự trước Toà án.
Bên cạnh đó thì cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần. Những người thuộc lứa tuổi này khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, họ chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Đó là những giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, những giao dịch khác khi họ xác lập, thực hiện phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Như vậy, những người dưới 15 tuổi là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, chưa nhận biết được hết những hậu quả cho xã hội của hành vi do mình thực hiện. Trên những cơ sở đó, BLDS khi quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất coi trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con từ dưới 15 tuổi gây ra. Chính vì thế, cha, mẹ của những người gây thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự, cha, mẹ là người đại diện hợp pháp đương nhiên cho con; cha, mẹ có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của con; còn chính cá nhân gây thiệt hại lại hoàn toàn không có năng lực hành vi tố tụng dân sự trước Tòa án. Tuy nhiên, luật cũng quy định tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà người con dưới 15 tuổi đó có tài sản riêng thì lấy tài sản của người con đó để bồi thường phần còn thiếu. Người con trong độ tuổi chưa thành niên này gây thiệt hại không có trách nhiệm phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi thường thuộc về cha mẹ của người đó. Trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm pháp lý, không cần điều kiện lỗi của cha mẹ trong việc quản lý, giám sát hành vi của con mình. Quy định này có ý nghĩa không những về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị gây thiệt hại, theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời. Ở đây, theo tinh thần của Điều 586 BLDS năm 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại của cá nhân thì không phải con dưới 15 tuổi là chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm phải thực hiện mà trách nhiệm bồi thường luôn luôn trực tiếp thuộc về cha mẹ.Tiểu luận bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thư ờng thiệt hại của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015 không có nhiều thay đổi. Có hai vấn đề:
Một là, nếu khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do “người chưa thành niên dưới 15 tuổi” gây ra, thì khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ sửa lại là “người chưa đủ 15 tuổi”, bỏ cụm từ “chưa thành niên” vốn không có giá trị sử dụng trên thực tế – bởi người chưa đủ 15 tuổi thì đương nhiên là người chưa thành niên.
Hai là, khoản 3 của Điều 585 Bộ luật dân sự bổ sung đối tượng “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ được hành vi” vào quy định trách nhiệm bồi thường của người giám hộ. Sự bổ sung này là tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong thực tiễn khi có một số trường hợp thiệt hại do người “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” gây ra, họ không phải là “người mất năng lực hành vi dân sự” nhưng không cũng không đủ điều kiện để xác định là “người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS năm 2015 thì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là người chưa thành niên được quy định như sau: “Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”. Theo đó, đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người dưới 15 tuổi gây ra thì sẽ do cha mẹ của họ có trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha, mẹ. Trường hợp này, người gây thiệt hại trực tiếp và chủ thể có trách nhiệm bồi thường là khác nhau; Có thể thấy những người ở độ tuổi này không có năng lực hành vi tố tụng dân sự và không tự mình có khả năng thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Vì vậy, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người ở độ tuổi này tại Toà án phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Do họ không có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ là những người đại diện đương nhiên của họ với tư cách là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường.
Đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần (không đầy đủ). Những người thuộc lứa tuổi này khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, họ chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Đó là những giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, những giao dịch khác khi họ xác lập, thực hiện phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Đối với những người dưới 15 tuổi là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, chưa nhận biết được hết những hậu quả cho xã hội của hành vi do mình thực hiện thì BLDS khi quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất coi trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con từ dưới 15 tuổi gây ra. Vì cha, mẹ là người đại diện hợp pháp đương nhiên cho con; cha, mẹ có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của con; còn chính cá nhân gây thiệt hại lại hoàn toàn không có năng lực hành vi tố tụng dân sự trước Tòa án. Song pháp luật cũng quy định tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà người con dưới 15 tuổi đó có tài sản riêng thì lấy tài sản của người con đó để bồi thường phần còn thiếu. Người con trong độ tuổi chưa thành niên này gây thiệt hại không có trách nhiệm phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi thường thuộc về cha mẹ của người đó. Trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm pháp lý, không cần điều kiện lỗi của cha mẹ trong việc quản lý, giám sát hành vi của con mình. Như vậy, pháp luật không quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại của người dưới 15 tuổi là chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm phải thực hiện mà trách nhiệm bồi thường luôn luôn trực tiếp thuộc về cha, mẹ. Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
3.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đại diện hợp pháp
Trường hợp con chưa thành niên gây thiệt hại, cha, mẹ có trách nhiệm liên đới bồi thường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015. Tại khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 khi quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân có đề cập đến phần trách nhiệm của cha, mẹ nếu con chưa thành niên gây thiệt hại:
“Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Ở đây, người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên, đây là những người chưa đủ năng lực hành vi dân sự. Xuất phát từ vai trò, trách nhiệm của cha, mẹ dạy dỗ, giáo dục con cái nên trong trường hợp con chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường toàn bộ; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Đối với trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu có tài sản riêng thì có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự mà nghĩa vụ của nó cho phép thực hiện trong phạm vi tài sản của họ, do vậy, trường hợp họ gây ra thiệt hại, họ có trách nhiệm dùng tài sản riêng đó của mình để thực hiện bồi thường thiệt hại, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì khi đó cha, mẹ mới phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Có sự khác biệt so với trường hợp trên là do những người này cũng đã có nhận thức được một phần về hành vi của mình nhưng chưa đầy đủ nên việc pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo những đối tượng này cần phải cân nhắc và có trách nhiệm đối với hành vi của chính bản thân họ.
Việc quy định này dựa trên hai yếu tố: Tính cấp thiệt của việc bồi thường và kịp thời và dựa vào trách nhiệm giáo dục của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Ở đây có một vướng mặc trên thực tế mà Luật chưa quy định rõ nên gây ra khó khăn trên thực tế áp dụng. Để đảm báo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời thì cha, mẹ của người chưa thành niên sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong thực tế đã có hai ý kiến đối lập nhau về vấn đề này. Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Thứ nhất: Ý kiến cho rằng người chưa thành niên và có tài sản nên đương nhiên họ phải thay cha, mẹ chịu trách nhiệm bồi thường.
Thứ hai: Có ý kiến cho rằng người chưa thành niên và có tài sản nên đương nhiên họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Tác giả cho rằng người chưa thành niên nếu có tài sản có hành vi vi phạm thì phải có trách nhiệm bồi thường.
Tình huống: A có quen với B. Do có mâu thuẫn nên đã loan tin với mọi người đặt điều nói xấu B. Ngày 28/11/2017 lúc gặp B trên đường A trước mặt mọi người đã có những lời xúc phạm B, vì uất ức quá nên tối hôm đó B đã tự tử. Do được đưa đến bệnh viện mà B vẫn còn sống. Sự việc xảy ra tuy chưa gây ra hậu quả nhưng đối với việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm B trước chỗ đông người của A thì A có trách nhiệm bồi thường cả về mặt vật chất và tinh thần cho B. B đề nghị gia đình A có trách nhiệm về tồn thất tinh thần cho mình. Nhưng A lại chưa đủ tuổi theo quy định của BLDS 2015 nên theo đó cha, mẹ của A phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B. B yêu cầu cha mẹ A phải công khai xin lỗi mình vì cho rằng A là “trẻ con” và vì B làm công tác xã hội việc này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của B. Gia đình A lại cho rằng pháp luật chỉ quy định cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng một khoản tiền nên không phải công khai xin lỗi B. Vậy đối với sự việc này xử lý ra sao?
Nhận xét: BLDS 2015 chỉ quy định liên quan đến thiệt hại về tài sản. Nhưng trên thực tế thiệt hại xảy ra còn có thể là thiệt hại về danh dự, nhân phẩm…Pháp luật quy định trường hợp này bồi thường bằng cách cải chính và yêu cầu người vi phạm cải chính công khai trên các phương tiên thông tin đại chúng, yêu cầu người vi phạm xin lỗi, bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần. Điều cần lưu ý ở đây là đối với người chưa thành niên dưới 15 tuổi thì theo quy định họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, việc bồi thường sẽ xử lý ra sao để bảo vệ lợi ích cho bên bị thiệt hại? BLDS 2015 hiện nay chưa quy định rõ về việc người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cha, mẹ người giám hộ của người chưa thành niên gây thiệt hại phải công khai xin lỗi. Rõ ràng, nghĩa vụ liên đới bồi thường trong trường hợp ngay cả khi đã ly hôn của cha, mẹ khởi phát không chỉ dựa trên truyền thống đạo lý “công cha – nghĩa mẹ” của dân tộc mà còn phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, quyền, nghĩa vụ ấy không loại trừ trách nhiệm liên đới bồi thường khi con chưa thành niên gây thiệt hại ngay cả khi cha, mẹ đã ly hôn. Lưu ý đối với trường hợp cha, mẹ cùng liên đới với người khác (khi có từ hai người chưa thành niên trở lên gây thiệt hại) thì trách nhiệm của cha, mẹ sẽ phụ thuộc vào mức độ lỗi của con chưa thành niên.Theo quy định về BTTH của người giám hộ đối với hành vi vi phạm của người chưa thành niên được ghi nhận tại quy định của BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Với thành tựu đạt được chính là xây dựng hệ thống quy định pháp luật một cách xuyên suốt về vấn đề này từ những quy định nền tảng đến các quy định cụ thể trong quan hệ BTTH của người giám hộ đối với hành vi vi phạm của người chưa thành niên, đến pháp luật bảo vệ quyền lợi của người bị xâm hại. Đặc biệt, thông qua các quy định đó thì đã hình thành cơ quan chuyên trách nhằm bảo vệ người bị xâm hại thông qua việc tổ chức về thực hiện của các cơ quan tiến hành tố tụng và khẳng định chức năng về quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực BTTH của người giám hộ đối với hành vi vi phạm của người chưa thành niên theo quy định của BLDS 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành. Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Đối với các quy định về trách nhiệm chịu BTTH của người giám hộ của khi có hành vi vi phạm người chưa thành niên gây ra làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của các chủ thể là điều vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Khẳng định vai trò quan trọng của thực trạng BTTH của người giám hộ của khi có hành vi vi phạm người chưa thành niên gây ra nên việc thực hiện hoạt động bồi thường liên quan đến vấn đề này trong thực tế đối với hoạt động quyền lợi của các chủ thể trong thực tế là điều hoàn toàn cần thiết. Có thể nói rằng, việc quy định chặt chẽ vấn đề này đã tạo điều kiện cho việc thực hiện việc BTTH của người giám hộ của khi có hành vi vi phạm người chưa thành niên gây ra ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
XEM THÊM ==> Trọn bộ 984 Đề tài Tiểu Luận Ngành Luật [Khoa Luật] từ A-Z
XEM THÊM ==> Tiểu luận luật đất đai Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất
4. Kết quả xét xử của Tòa án – Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Từ vụ việc trên cho thấy, mặc dù lỗi do cháu H và cháu E gây ra nhưng các cháu chưa đến tuổi thành niên để chịu trách nhiệm, do đó, Tòa án buộc anh D, chị I là bố mẹ đẻ của cháu H và anh F, chị G là bố mẹ đẻ của cháu E phải có trách nhiệm đứng ra bồi thường cho gia đình cháu K là đúng pháp luật. Vợ chồng anh D vừa là chủ sở hữu nhà có cổng, vừa là người đại diện theo pháp luật cho cháu H phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường 4/5 thiệt hại. Vợ chồng anh F là người đại diện theo pháp luật cho cháu E chịu trách nhiệm liên đới bồi thường 1/5 thiệt hại cho gia đình anh A là có căn cứ. Như vậy, Tòa án đã ấn định mức bồi thường đối với từng chủ thể chịu trách nhiệm liên đới bồi thường. Việc Tòa án đã ấn định mức bồi thường đối với từng chủ thể chịu trách nhiệm liên đới bồi thường vợ chồng anh D phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường 4/5 thiệt hại; vợ chồng anh F chịu trách nhiệm liên đới bồi thường 1/5 thiệt hại cho gia đình anh A là hoàn toàn mang tính chất định tính. Từ vụ việc trên, tác giả kiến nghị cần có văn bản hướng dẫn: căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra để ấn định tỷ lệ % trách nhiệm BTTH đối với từng chủ thể chịu trách nhiệm liên đới bồi thường mang tính định tinh và định lượng trong từng trường hợp cụ thể.
Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: Đối với ông B và bà C: Anh A yêu cầu ông B và bà C phải liên đới bồi thường là không có cơ sở, bởi lẽ: Mặc dù ông B có đứng ra hợp đồng làm cổng nhưng làm cổng cho anh D, nhà, đất đứng tên anh D là con trai của ông B và bà C. Vì vậy trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường không thuộc về ông B và bà C, do đó ông B và bà C không phải bồi thường cho gia đình anh A[4].
Qua vụ việc trên nhận thấy, ông B đứng ra hợp đồng với bên thi công xây dựng cổng trên nhà, đất đứng tên anh D và cho anh D sử dụng cổng nên Tòa án không buộc ông B chịu trách nhiệm liên đới BTTH. Vợ chồng anh D vừa là chủ sở hữu nhà và cổng, vừa là người đại diện theo pháp luật cho cháu H phải chịu trách nhiệm bồi thường là đúng pháp luật. Tuy nhiên, do ông B đứng ra thi công xây dựng cổng nên ông A đã khởi kiện yêu cầu ông B có trách nhiệm BTTH; trong khi vợ chồng anh D vừa là chủ sở hữu nhà và cổng, vừa là người đại diện theo pháp luật cho cháu H phải chịu trách nhiệm bồi thường. Pháp luật chỉ quy định trong trường hợp cha, mẹ đều không còn hoặc tuy cha, mẹ còn sống nhưng không chưa đủ điều kiện làm người đại diện cho con thì người giám hộ mới chịu trách nhiệm bồi thường. Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Từ đó, tác giả kiến nghị pháp luật cần có quy định trong trường hợp cha, mẹ đều không có khả năng bồi thường cho con chưa thành niên thì người giám hộ có khả năng và đồng ý chịu trách nhiệm bồi thường thì Tòa án chấp nhận cho người giám hộ bồi thường.
* Giải pháp hoàn thiện
Trước những bất cập của pháp luật và công tác thực hiện về điều kiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên được BLDS 2015 nhằm tạo ra môi trường và điều kiện bảo vệ tốt nhất về vấn đề này. Có nghĩa là bên cạnh các quy định về nghĩa vụ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên thì cần có văn bản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoàn thiện về điều kiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên được hướng dẫn thi hành một cách cụ thể. BLDS là luật chung trong lĩnh vực tư. Với sự ghi nhận và bảo đảm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên nói chung từ đó tạo ra cơ chế pháp lý hữu hiệu cho các chủ thể trong quá trình giải quyết các tranh chấp về vấn đề này. Đồng thời, BLDS cần ban hành các quy định riêng biệt về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên trong thực tế để từ đó làm nền tảng cho hoạt động thực hiện các quy định về đảm bảo quyền và lợi ích các đương sự nói chung. Do đó, ngay từ thời điểm này, việc triển khai thi hành, xây dựng văn bản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn những điểm mới, điểm còn chưa rõ của BLDS 2015 là nhiệm vụ cấp bách, bảo đảm Bộ luật được thi hành đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên nói chung. Từ các quy định của BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng trên cơ sở đó phải sửa đổi bổ sung theo hướng ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên nói chung. Do đó, cần thiết phải đặt ra vấn đề hoàn thiện pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên để bảo vệ tốt nhất nhóm quyền lợi của các chủ thể trong quan hê pháp luật dân sự trong thực tế.
Thứ ba, cần có điều khoản quy định rõ quy định về trách nhiệm của người giám hộ, người đại diện thep pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích các chủ thể trong quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. Từ đó thực hiện tốt quyền an toàn của các chủ thể trong thực tế. Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Thứ tư, không nên quy định việc yêu cầu cung cấp chứng cứ hành vi vi phạm của người bi phạm. Tác giả cho rằng nghĩa vụ chứng minh cần được thực hiện theo quy định của tại điểm a khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 quy định. Có nghĩa là người khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người bi phạm. Người vi phạm, người bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gặp phải một số khó khăn sau: khó chứng minh được có trách nhiệm nhất là đối với các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên nếu người khởi kiện đã chết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Hiến pháp 2013 ngày 28/11/2013.
- Bộ luật Dân sự (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.
- Bộ luật Dân sự (Luật số: 33/2005/QH 11) ngày 14/6/2005.
- Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/7/2006 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về BTTH ngoài hợp đồng.
- Tài liệu tham khảo
Các sách tham khảo, chuyên khảo, giáo trình, bình luận khoa học
- Đỗ Văn Đại (2010), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, tập 1 và tập 2, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đỗ Văn Đại (2014), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
- Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội.
- Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Nxb. Hà Nội.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội.
Các khóa luận, luận văn, luận án
- Huỳnh Thị Tín (2015), trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Văn Hợi (năm 2017), trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ – Trường Đại học Luật Hà Nội.
Các bài báo, bài viết Tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
- Phạm Kim Anh (2009), “Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, tạp chí Khoa học pháp lý, số 6 (55), tr.3-13.
- Đỗ Văn Đại, Lê Hà Huy Phát (2016), “Những điểm mới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015”: Tiếp theo kỳ trước và hết tạp chí Tòa án nhân dân (8), tr.24-26.
- Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín (2016), “Những điểm mới về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015 những trường hợp bồi thường cụ thể”. Kỳ I, tạp chí Tòa án nhân dân (11), tr.10-13,17
- Bùi Nguyên Khương (2014), “một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)- phần liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật (9), tr.25-29.
[1] Xem điều 586 BLDS 2015
[2] Xem điều 599 BLDS 2015
[3] Xem điều 16,17,19 BLDS 2015
[4] Xem Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DSST, tlđd (4).