Download miễn phí Tiểu Luận Vận Dụng Nguyên Tắc Quản Lý Trong Hoạt Động Của Uỷ Ban Nhân Dân Xã Lộc Thịnh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước điểm cao. Trên cơ sở phân tích, đánh giá quá trình vận dụng nguyên tắc quản lý trong các hoạt động tại xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh
Luận Văn Luật có các dịch vụ chất lượng như:
Đề cương Tiểu Luận Vận Dụng Nguyên Tắc Quản Lý Trong Hoạt Động Của UBND
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
- Nhận thức chung
- Khái niệm
- Quy định nguyên tắc quản lý và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã
- Thực tiễn vận dụng nguyên tắc quản lý trong hoạt động của uỷ ban nhân dân xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
- Những kết quả đạt được
- Những tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc quản lý trong hoạt động của uỷ ban nhân dân xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
- Tăng cường giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
- Tăng cường quan hệ gắn bó mật thiết giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với người dân
- Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước ở Ủy ban nhân dân cấp xã
- Thực hiện đánh giá, bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt cán bộ cơ sở gắn với hiệu quả công việc và sự tín nhiệm của nhân dân
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lời mở đầu Tiểu Luận Vận Dụng Nguyên Tắc Quản Lý Trong Hoạt Động Của UBND
Nguyên tắc quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý. Nó là cơ sở nền tảng có vai trò chi phối và tác động tới toàn bộ nội dung và phương thức hoạt động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Vì vậy, làm rõ bản chất của nguyên tắc quản lý và đặc trưng của các nguyên tắc quản lý là vấn đề hết sức cần thiết. Nguyên tắc quản lý là hệ thống những quan điểm quản lý có tính định hướng và những quy định, quy tắc bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Nguyên tắc quản lý là một trong những nhân tố của hệ thống quản lý, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý. Để thực thi quy luật quản lý thì phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý. Chính quyền cấp xã là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, có ảnh hưởng lớn tới tính hiệu quả của các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển bền vững của xã hội, đảm bảo dân chủ và nâng cao đời sống nhân dân. Chính vì vậy, chính quyền cấp xã mà trung tâm là UBND cấp xã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống cơ quan quản lý tại địa phương cần tuân thủ đúng các nguyên tắc quản lý. Trong những năm qua nhờ sự chỉ đạo sâu sát từ các cơ quan, ban, ngành cấp trên, Uỷ ban nhân dân xã Lộc Thịnh đã vận dụng tốt nguyên tắc quản lý vào thực hiện các hoạt động của uỷ ban nhân dân xã trong theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện các công việc của chính quyền xã. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình vận dụng các nguyên tắc vào quản lý hoạt động của chính quyền cấp xã vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Tiểu Luận Vận Dụng Nguyên Tắc Quản Lý Trong Hoạt Động Của Uỷ Ban Nhân Dân
Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ quá trình áp dụng các nguyên tắc quản lý trong hoạt động của uỷ ban nhân dân xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh là đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nhằm nghiên cứu, đánh giá tình hình áp dụng các nguyên tắc quản lý trong hoạt động của uỷ ban nhân dân xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc quản lý trong hoạt động của uỷ ban nhân dân xã Lộc Thịnh trong thời gian tới. Với những lý do trên, học viên lựa chọn chủ đề “Vận dụng nguyên tắc quản lý trong hoạt động của uỷ ban nhân dân xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước” làm tiểu luận kết thúc môn học.
Nội dung bài Tiểu Luận Quản Lý Trong Hoạt Động Của Uỷ ban nhân dân
I. Nhận thức chung
1.Khái niệm
1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Quản lý chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển. Để làm rõ bản chất của quản lý, trước hết cần phải xác định điểm xuất phát khi nghiên cứu về quản lý. Quản lý là một trong vô lượng các hoạt động của con người, nhưng đó là một loại hình hoạt động đặc biệt là lao động siêu lao động, lao động về lao động, nghĩa là nó lấy các loại hình lao động cụ thể làm đối tượng để tác động tới nhằm phối kết hợp chúng lại thành một hợp lực từ đó tạo nên sức mạnh chung của một tổ chức. Vì vậy, quản lý vừa có những đặc điểm chung, có quan hệ hữu cơ với các hoạt động cụ thể khác, vừa có tính độc lập tương đối và mang những đặc trưng riêng của nó. Chúng ta biết rằng, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển thông qua hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Bất kỳ hoạt động nào cũng được tiến hành theo quy trình: Chủ thể (con người có ý thức) sử dụng những công cụ, phương tiện và các cách thức nhất định để tác động vào đối tượng (tự nhiên, xã hội, tư duy) nhằm đạt tới mục tiêu xác định.
Trên cơ sở kế thừa những nhân tố hợp lý của các tiếp cận và quan niệm về quản lý trong lịch sử tư tưởng quản lý, có thể tổng hợp và rút ra định nghĩa về quản lý như sau: Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi. Tiểu Luận Vận Dụng Nguyên Tắc Quản Lý Trong Hoạt Động Của Uỷ Ban Nhân Dân
Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng: Quản lý là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, đó là quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. Quản lý là tác động có ý thức Quản lý, là tác động bằng quyền lực Quản lý, là tác động theo quy trình Quản lý, là phối hợp các nguồn lực Quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung Quản lý tồn tại trong một môi trường luôn biến đổi. Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ, phương tiện quản lý, cách thức quản lý (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trường quản lý. Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý.
1.2. Khái niệm nguyên tắc quản lý
Theo Từ điển Tiếng Việt nguyên tắc là “Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”. Như vậy, có thể cho rằng nguyên tắc nói chung là các quy tắc xử sự do chủ thể đặt ra và yêu cầu phải thực thi trong suốt quá trình hoạt động nhằm đạt hiệu quả hoạt động đó. Do đó có thể đưa ra định nghĩa về nguyên tắc quản lý như sau: Nguyên tắc quản lý là hệ thống những quan điểm quản lý có tính định hướng và những quy định, quy tắc bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Hệ thống quy định và quy tắc quản lý là yếu tố mang tính bắt buộc, tuỳ thuộc vào quy mô tổ chức và phạm vi của hoạt động quản lý mà nó có thể tồn tại dưới các hình thức: pháp luật, nội quy, quy chế.v.v. Hệ thống quy định và quy tắc quản lý chi phối chủ thể quản lý trong việc ra quyết định quản lý (mục tiêu, nội dung và phương thức ra quyết định), tổ chức thực hiện quyết định quản lý và kiểm tra, đánh giá quyết định quản lý.

2. Quy định nguyên tắc quản lý và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã
2.1. Một số nguyên tắc quản lý cơ bản
2.2. Hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã
- Thực tiễn vận dụng nguyên tắc quản lý trong hoạt động của uỷ ban nhân dân xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
- Những kết quả đạt được
- Những tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc quản lý trong hoạt động của uỷ ban nhân dân xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
- Tăng cường giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
- Tăng cường quan hệ gắn bó mật thiết giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với người dân
- Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước ở Ủy ban nhân dân cấp xã
XEM THÊM ==> Tiểu Luận Luật Tố Tụng Hành Chính Về Điều Kiện Khởi Kiện
XEM THÊM ==> Tiểu luận pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
XEM THÊM ==> Đề tài: Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Sản Công Tại Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước
Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước ở xã là đảm bảo cho UBND cấp xã đủ điều kiện, phương tiện làm việc, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế tri thức phát triển. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là kỹ năng hành chính và áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, thực hiện yêu cầu của việc cần thiết xây dựng một nền hành chính hiện đại, nền hành chính mà người dân là “khách hàng” của chính quyền. Mọi yêu cầu của người dân sẽ được chính quyền đáp ứng một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất thông qua các phương tiện hiện đại. ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay để thực hiện các dịch vụ hành chính công. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 vào công tác quản lý hành chính vào dịch vụ hành chính công là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho cải cách hành chính thành công. Nhưng hiện nay mô hình này vẫn chưa được phát triển trên diện rộng ở cấp xã. Áp dụng ISO 9001: 2008 để loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian, giảm chi phí, đồng thời làm cho năng lực, trách nhiệm cũng như ý thức phục vụ của người cán bộ nâng lên rõ rệt, làm phá vở bức tường chắn giữa cơ quan nhà nước với nhân dân. Vì thế mà ISO 9001:2008 được xem là giải pháp tốt và cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể quản lý, đảm bảo chất lượng dịch vụ hành chính công, giảm nhẹ bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức. Tiểu Luận Vận Dụng Nguyên Tắc Quản Lý Trong Hoạt Động Của Uỷ Ban Nhân Dân
5. Thực hiện đánh giá, bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt cán bộ cơ sở gắn với hiệu quả công việc và sự tín nhiệm của nhân dân
Nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức ở cấp xã, cán bộ thực sự là công bộc của nhân dân. Trong những việc khó khăn, phức tạp, liên quan đến lợi ích của nhân dân, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân thì cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt phải tận tuỵ, hết mình. Cán bộ phải thường xuyên tự phê bình, trước hết là trong hệ thống chính quyền, trong Đảng và phải xử lý nghiêm minh những cán bộ suy thoái phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm sai chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, coi quyền lực do dân uỷ quyền là quyền lực của riêng mình. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng dân trao quyền sẽ bị mất quyền.
Kết luận bài Tiểu Luận Vận Dụng Nguyên Tắc Quản Lý Trong Hoạt Động Của ủy ban nhân dân
UBND cấp xã với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và dân cư, trực tiếp tiếp xúc với công việc hàng ngày của nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân… Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các cơ quan Nhà nước cấp trên, UBND xã Lộc Thịnh đã vận dụng nguyên tắc quản lý trong các hoạt động của uỷ ban góp một phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, từng bước thực hiện xoá đói, giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá quá trình vận dụng nguyên tắc quản lý trong các hoạt động tại xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tiểu luận đã chỉ ra những khó khăn, bất cập hiện nay mà chính quyền và nhân dân xã Lộc Thịnh đang gặp phải trong vận dụng nguyên tắc quản lý vào các hoạt động của chính quyền xã, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc quản lý trong hoạt động của uỷ ban nhân dân xã trong thời gian tới; qua đó tăng cường nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng xã Lộc Thịnh ngày càng phồn vinh và phát triển hài hòa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiểu Luận Vận Dụng Nguyên Tắc Quản Lý Trong Hoạt Động Của Uỷ Ban Nhân Dân
- Chính phủ (2016), Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của chính phủ quy định số lượng Phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND, Hà Nội.
- Chính phủ (2020), Nghị định số 69/2020/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân, ngày 26/4/2020.
- Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội.
- Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Hà Nội.
- Quốc hội (2013), Luật tiếp công dân.
- Quốc hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.
- Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Trung ương 5, khoả IX, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2007.
- TS.Nguyễn Thị Kim Thoa (2005), Tìm hiểu về chính quyền địa phương các cấp, NXB Tư Pháp.
- TS.Trần Ngọc Liêu và TS. Nguyễn Văn Chiều (2018), bài giảng khoa học quản lý đại cương, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
- Uỷ ban thường vụ quốc hội (2007), Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của uỷ ban thường vụ quốc hội ngày 20/4/2007.