Tiểu luận về vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19

Rate this post

Bài tiểu luận về về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm đến quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát

Nêu tối thiểu 3 hành vi vi phạm phổ biến và phân tích căn cứ pháp lý, hình thức xử phạt, thời hạn, thời hiệu xử phạt và thẩm quyền xử phạt). Phân tích thực trạng xử phạt hiện nay và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Nhận viết thuê tiểu luận đạt điểm cao, các bạn có nhu cầu liên hệ với mình qua ZALO trên màn hình nhé!

  1. Thực trạng chung về các hành vi vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động.

Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của nước ta cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính sách, pháp luật về lao động cũng được đổi mới, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Việc tạo ra hành lang pháp lý đã tạo điều kiện quan trọng cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, nhất là chuyển đổi lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp – nơi có năng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên đáp ứng nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp; tiêu chuẩn lao động cơ bản được bảo đảm, quan hệ lao động hình thành và hướng đến sự hài hòa ổn định; vấn đề an sinh xã hội, nhất là việc bảo đảm ổn định cuộc sống cho các đối tượng yếu thế, bị tác động trong quá trình công nghiệp hóa, của nền kinh tế thị trường được đặt ra và có sự quan tâm nhất định. Hệ thống chính sách, pháp luật lao động đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả để phát triển và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tận dụng tốt hơn cơ hội của thời kỳ dân số vàng cho sự nghiệp phát triển đất nước. Bảo đảm quyền lợi cho người lao động luôn song hành với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.  Qua đó sẽ đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên thực trạng doanh nghiệp ở tỉnh ta vi phạm các quy định của việc thực hiện Pháp luật lao động cũng như Luật bảo hiểm xã hội diễn ra khá phổ biến khiến không ít người lao động chịu nhiều thiệt thòi, đồng thời cũng làm gia tăng sự biến động lao động tại các doanh nghiệp. Trong tình hình hình dịch bệnh COVID 19 hiện nay thì một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính của trong lĩnh vực lao động đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm đến quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát có thể được xem xét bằng một số quy định cụ thể như sau (Tiểu luận về vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19)

  1. Thực trạng pháp luật vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19 

Hiện nay, một số quy định của BLLĐ 2019 và Luật xử phạt vi phạm hành chính đã và đang là nền tảng cho việc xử lý trong thực tế. Ngoài ra, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vi phạm quy định về trả tiền lương là nền tảng cơ bản cho quá trình áp dụng trong thực tế. Về cơ bản thì có một số dạng vi phạm trong một số tình huống sau:

Các hành vi:

  • Hành vi 1: Vi phạm quy định về thử việc. Tình huống: NLĐ đang thử việc tại một công ty. Hai bên đã thỏa thuận thời gian thử việc là 3 tháng. Tuy nhiên, hết thời gian thử việc, trong tình hình bị dịch bệnh COVID thì công ty yêu cầu người lao động thử việc thêm 01 tháng nữa. Công ty có vi phạm quy định pháp luật về thử việc hay không?

Thử việc là khoảng thời gian mà người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của các bên. Theo đó, khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Như vậy, thời gian thử việc là cơ hội tốt để người sử dụng lao động có thể đánh giá người lao động có phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm tại công ty hay không; đồng thời cũng là cơ hội để người lao động xem xét môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ của công ty. Mặc dù trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận, tuy nhiên các bên trong thời gian thử việc vẫn phải tôn trọng và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ như đã thoả thuận và theo quy định pháp luật.(Tiểu luận về vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19)

  • Căn cứ pháp lý: theo điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vi phạm quy định về thử việc:

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

  • Hình thức xử phạt:

+ Hình thức xử phạt chính:  2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Không.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trên: Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2 điều này.

  • Thủ tục xử phạt: căn cứ mức tiền phạt để xác định thủ tục xử phạt lập biên bản hay không lập biên bản, các bước xử phạt
  • Thẩm quyền xử phạt: căn cứ quy định về mức tiền phạt của hành vi và thẩm quyền tối đa của các chức danh để xác định rõ ai có quyền phạt, ko nêu tất cả các chức danh trong quy định thẩm quyền xử phạt ở Luật hoặc Nghị định

+ Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 thì

Điều 49. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
  2. a) Phạt cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

* Trình tự thủ tục:

Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.

Bước 2: Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không cần lập biên bản theo quy định tại Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Lưu ý: Mẫu biên bản cần được thực hiện theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ.

Sau khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì giao 01 bản cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là đối tượng chưa thành niên thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định.

Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. (Tiểu luận về vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19)

Bước 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.

Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.

Bước 5: Giải trình theo quy định tại điều 61.

Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:

–  Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.

– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.

– Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp  bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.

  • Hành vi 2: Vi phạm quy định về thử việc. Tình huống: NLĐ bắt đầu làm việc tại công ty này vào ngày 02/04/2020, vì cảm thấy công ty có quá nhiều vi phạm về luật Lao Động nên đã xin nghỉ việc vào ngày 25/05/2020. Quá trình thực hiện thì do tình hình dịch bệnh Covid 19 thì nghỉ làm. Trong thời gian làm việc tại đây, NLĐ thấy công ty này đang vi phạm các điều luật sau: Không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các nhân viên đang làm việc tại đây và cả những nhân viên đã nghỉ việc.
  • Căn cứ pháp lý: 1. Đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH:
  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về đối tượng tham gia BHXH:
  • “1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
  • 1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018)…”
  • Và Điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:
  • “Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
  • a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
  • b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”
  • Vậy, trong trường hợp này công ty bắt buộc phải đóng BHXH và BHYT cho người lao động. Nếu công ty không đóng BHXH bắt buộc, BHYT cho bạn và những người lao động khác thì hành vi của công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Điều 49 Luật BHYT: (Tiểu luận về vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19)

“Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.
  2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
  3. b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
  4. c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
  5. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  7. a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
  8. b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

“Điều 49. Xử lý vi phạm

  1. Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  2. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
  4. a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;
  5. b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.” (Tiểu luận về vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19)
  • Hình thức xử phạt:

+ Hình thức xử phạt chính:  Phạt tiền

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Phạt tiền

+ Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trên: Buộc nộp lại số tiền chưa nộp BH

  • Thủ tục xử phạt: căn cứ mức tiền phạt để xác định thủ tục xử phạt lập biên bản hay không lập biên bản, các bước xử phạt
  • Thẩm quyền xử phạt: căn cứ quy định về mức tiền phạt của hành vi và thẩm quyền tối đa của các chức danh để xác định rõ ai có quyền phạt, ko nêu tất cả các chức danh trong quy định thẩm quyền xử phạt ở Luật hoặc Nghị định

* Trình tự thủ tục:

Bước 1: Phát hiện hành vi vi phạm

Bước 2: Lập biên bản vi phạm hành chính

Bước 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.

Bước 4: Xác định giá trị (nếu có)

Bước 5: Giải trình theo quy định tại điều 61.

Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

Hành vi 3: Khi xã hội càng phát triển nếu nhưng không cần bằng lợi ích của các chủ thể trong mọi mối quan hệ sẽ dễ dẫn đến tình trạng phân cấp giàu nghèo, những đối tượng yếu thế trong xã hội có thể mãi mãi phải núp dưới bóng của kẻ mạnh và điều này sẽ cản trở Việt Nam bước đi trên con đường Xã hội chủ nghĩa. Người lao động là một trong những chủ thể yếu thế trong quan hệ lao động, mặc dù pháp luật luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa họ và người sử dụng lao động nhưng ở một góc độ nào đó thì người sử dụng lao động vẫn có phần ưu thế hơn. Thực trạng các hành vi vi phạm quy định pháp luật về lao động rất nhiều và thường xuyên như giữ sổ bảo hiểm xã hội để buộc người lao động bồi thường khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu người lao động bảo đảm bằng vật chất, cố tình lấy lý do bất hợp lý để chậm hoặc không trả lương, khấu trừ lương quá mức mà luật cho phép. Tình huống: Em chào anh chị trong văn phòng luật sư. Em có một câu hỏi như sau: Em đang làm công nhân cho một xưởng lắp ráp quạt tư nhân, khi nhận em vào làm, chủ xưởng cũng không có hỏi han gì tên tuổi em luôn, em hỏi có cần làm hồ sơ hay ảnh chứng minh gì không? chủ xưởng thống nhất bằng lời nói với em là lương người mới thì được trả 5,000,000đ(năm triệu đồng). Tuy nhiên, cuối năm 2019 thì do tình hình dịch COVID 19 thì do cuộc sống khó khăn nên NLĐ xin ứng lương nhưng chủ xưởng nói sẽ không thanh toán tiền công cho. Nếu em làm lâu dài thì lúc thanh toán tiền công họ sẽ giữ lại 15 ngày công. (Tiểu luận về vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19)

Căn cứ pháp lý: theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vi phạm quy định về trả tiền lương.

  • Hình thức xử phạt:

+ Hình thức xử phạt chính: phạt tiền

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Không.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trên: Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.

  • Thủ tục xử phạt: căn cứ mức tiền phạt để xác định thủ tục xử phạt lập biên bản. Các bước xử phạt tuân thủ quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012
  • Thẩm quyền xử phạt: căn cứ quy định về mức tiền phạt của hành vi và thẩm quyền tối đa của các chức danh để xác định rõ ai có quyền phạt, ko nêu tất cả các chức danh trong quy định thẩm quyền xử phạt ở Luật hoặc Nghị định

+ Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 49 thì thuộc Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Một số vướng mắc cho quá trình áp dụng:

Thứ nhất, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính cho quá trình áp dụng trong thực tế. Hệ thống chính sách, pháp luật lao động tuy đã được hoàn thiện song vẫn phải tiếp tục được đánh giá để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhất là các chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động và chi phí của doanh nghiệp như tiền lương tối thiểu, giờ làm thêm, bảo hiểm xã hội

Thứ hai, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính cho quá trình áp dụng trong thực tế còn gặp nhiều vướng mắc bởi các quy định không mang tính chất ổn định. Người lao động khó tiếp cận các quy định này.

Thứ ba, hoạt động bảo vệ người lao động chưa được chú trọng bởi các tổ chức đại diện cho họ như Công đoàn…

Thứ tư, công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao.

  1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19 

Thứ nhất, Xây dựng chế độ tiền lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân viên một cách hợp lý. Cần có chế độ thưởng, phạt công khai, rõ ràng theo năng lực và thành tích cá nhân nhằm tạo động lực cho nhân viên phát huy hết khả năng mà họ đang có. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật với định hướng thanh kiểm tra để làm tốt công tác quản lý nhà nước, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai sót của doanh nghiệp, đồng thời phải xử lý nghiêm, kịp thời những hành vi cố tình vi phạm pháp luật như vi phạm các quy định về an toàn – vệ sinh lao động, vi phạm chính sách về tiền lương, trốn tránh việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, cố tình chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để nợ tồn đọng về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi và việc thực hiện chính sách đối với người lao động.

Thứ hai, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong thực tế.

Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền lý vi phạm hành chính trong hoạt động lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động để từ đó làm căn cứ cho quá trình đảm bảo quyền lợi người lao động trong thực tế. (Tiểu luận về vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19)

Muốn vậy, Việt Nam cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế và chính sách thị trường lao động dựa trên các nguyên tắc công bằng, bình đẳng, minh bạch; quan tâm tạo việc làm, đào tạo nghề, nâng cao khả năng thương lượng về việc làm của người lao động và tổ chức đại diện của họ với người sử dụng lao động, kết nối cung – cầu để tối ưu hóa sử dụng nguồn lực lao động.

Danh mục tài liệu tham khảo

  1. Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Thủ tướng (Ban 4). (2020). Báo cáo kết quả khảo sát tác động của Covid-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5/3/2020
  2. (2020). Tác động của Covid-19 tới ngành gỗ và định hướng cho doanh nghiệp. Xuất bản tháng 4/2020
  3. Quốc hội (2019) Bộ luật lao động 2019, Hà Nội,
  4. Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
  5. Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về đối tượng tham gia BHXH (Tiểu luận về vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động trong dịch Covid-19)

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo